Một số kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10 (Trang 49 - 52)

B. Tài sản dài hạn 183.983.471 4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước

Hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động không chỉ phụ thuộc vào công tác quản lý của Công ty mà một phần còn chịu ảnh hưởng bởi các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Do đó xuất phát từ thực tế của Công ty Cổ phần Dệt 10-10 em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Nhà nước nên hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật như: các chế độ, chính sách về thuế, tín dụng, hỗ trợ đầu tư,... các văn bản phải rõ ràng, cụ thể, không chồng chéo nhau, khó hiểu.

- Vì Công ty Cổ phần Dệt 10-10 có sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài nên cần có những thủ tục đơn giản, môi trường pháp lý thông thoáng để tạo điều kiện cho Công ty và các đơn vị bạn hàng thực hiện xuất nhập khẩu được thuận lợi.

- Các doanh nghiệp sản xuất có hoạt động xuất khẩu như Công ty Cổ phần Dệt 10-10 hiện nay đều có những nhu cầu đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao độn, có đủ vốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để sao cho có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy hầu như các

doanh nghiệp đều thiếu vốn nên Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi hơn so với những doanh nghiệp khác.

- Nhà nước nên áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt để khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty bởi vì Công ty thường xuyên sử dụng ngoại tệ trong giao dịch với bạn hàng.

- Cuối cùng là Nhà nước cần ổ định môi trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Lạm phát cao làm cho giá cả yếu tố nguyên vật liệu đầu vào cao, gây ra tình trạng xáo động về giá. Để giải quyết việc làm cho công nhân Công ty có thể sẵn sàng ký các hợp đồng có giá thấp điều này sẽ làm cho khách hàng nước ngoài tranh thủ ép giá, gây thiệt hại lớn cho các Công ty nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Như đã nói ở phần mở đầu, vốn lưu động là một yếu tố hết sức quan trọng đối với các Công ty. Do vậy, việc xác định nhu cầu vốn lưu động, tổ chức và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các Công ty nhất là khi nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Vì vậy, có thể nói đây là vấn đề cấp thiết mà các Nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm và chú trọng nhều hơn nữa nhằm tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp mình.

Là công ty với 37 năm hoạt động trong lĩnh vực dệt vải tuyn, màn tuyn, Công ty Cổ phần Dệt 10-10 đã gây dựng được uy tín của mình trong lòng người tiêu dùng. Công ty đang không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng, ngày càng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đời sống người lao động ngày được ổn định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, kim ngạch xuất khẩu tăng. Có được những thành tích đó là do Công ty đã quan tâm đến công tác tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được đó trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu đông, Công ty cũng còn những tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế tại Công ty em đã phân tích và đưa ra một số biện pháp có tính tham khảo để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10. Do có những hạn chế nhất định về trình độ, kinh nghiệm thực tế và thời gian thực tập còn hạn chế nên báo cáo chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến và em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Kim Thanh – giảng viên hướng dẫn, Ban lãnh đạo, các cô, bác và các anh chị trong Công ty Cổ phần Dệt 10-10 đã giúp em hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w