Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10 (Trang 43 - 44)

B. Tài sản dài hạn 183.983.471 4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

3.2.2 Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của các doanh nghiệp, với Công ty Cổ phần Dệt 10-10 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 70,73% tổng vốn lưu động. Vì vậy, sử dụng tiết kiệm và có kế hoạch dự trữ linh hoạt hợp lý sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

Để tăng cường hiệu quả của Công tác quản lý hàng tồn kho cần:

- Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu và giảm được định mức này mà không làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Hiện nay một số nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để sản xuất ra các sản phẩm của Công ty đều phải nhập ngoại đặc biệt là các phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ có thời gian vận chuyển dài, chi phí lớn. Do đó, Công ty cần có kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng, chủng loại… Cần liên hệ với nhiều nguồn cung ứng, tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm, tiếp cận thị trường đầu vào thông qua các khách hàng của Công ty hay qua mạng internet để tìm nguồn cung cấp thuận lợi hơn, thường xuyên hơn với giá cả phải chăng. Tích cực tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu trong nước, tìm kiếm những hợp đồng xuất khẩu trực tiếp sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để giảm được chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu,… qua đó giảm được giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận.

- Trong quá trình mua sắm nguyên vật liệu, Công ty nên tìm kiếm những cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức để giám sát, quản lý để tránh tình trạng hao hụt, mất mát, nguyên vật liệu kém chất lượng. Định kỳ cần có sự kiểm tra phân loại để tránh mất mát. Thường xuyên đánh giá lại vật tư để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Công ty phải theo dõi tình hình biến động về giá cả vật tư trên thị trường, khả năng cung ứng các loại vật tư để có kế hoạch dự phòng sao cho đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, thường xuyên.

- Trong năm 2009 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty tăng. Sờ dĩ như vậy một phần là do Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Việc sản phẩm dở dang tăng lên hay giảm đi đều chưa hẳn đã tốt. Vì thế, Công ty cần xem xét đảm bảo đủ số lượng sản phẩm dở dang để giai đoạn sản xuất sau không phải chờ giai đoạn sản xuất trước.

- Trong năm 2009 cùng với việc mở rộng sản xuất, số lượng thành phẩm tồn kho của Công ty đã tăng lên đáng kể đồng thời doanh thu tiêu thụ cũng tăng lên, điều này cho thấy chiến lược tồn kho và chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Công ty có hiệu quả.

- Tuy trong năm 2009 Công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu nhưng Công ty cũng cần phải tăng cường kiểm tra chất lượng ở khâu sản xuất, bán thành phẩm, thành phẩm để tránh xảy ra hiện tượng này trong những năm sau.

- Công ty cần kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường kinh doanh hơn nữa không chỉ trong nước mà còn ngoài nước để thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm. Xác đinh nhu cầu tồn kho thành phẩm hợp lý nhất trên cơ sở các hợp động được ký kết và theo dự đoán nhu cầu thị trường trong năm tiếp theo để giảm chi phí lưu kho, tránh ứ đọng vốn cho Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w