Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công Thơng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietinbank Hoàn Kiếm (Trang 44 - 52)

I. Giới thiệu sơ lợc về ngân hàng Công Thơng Hoàn Kiếm

3. Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công Thơng

Ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm là đơn vị thành viên của ngân hàng Công thơng Việt Nam, có trụ sở tại 37 Hàng Bồ – Hà Nội. Sau một loạt những khó khăn trong hoạt động, năm 1997 ngân hàng đã đợc đổi mới về cơ cấu tổ chức, trong sạch hoá các hoạt động, đem lại cho ngân hàng một sinh khí mới và một tơng lai phát triển.

2. Đặc điểm về môi trờng hoạt động và khách hàng của ngân hàng Công Thơng Hoàn Kiếm. Thơng Hoàn Kiếm.

Ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm có địa bàn hoạt động chính tại Quận Hoàn Kiếm – là một quận nằm trong khu trung tâm thơng mại lớn nhất của thủ đô Hà Nội gồm 18 phờng với hơn 22 vạn dân và diện tích là 425 km2. Mặt khác, nằm giữa khu trung tâm kinh tế – văn hoá - chính trị cuả cả nớc, ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm có những thuận lợi về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình.

Tuy nhiên, do đặc điểm dân c trong địa bàn hoạt động trên lĩnh vực thơng mại là chủ yếu, vì vật mà kách hàng của ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân. Bên cạnh đó, ngân hàng công th- ơng Hoàn Kiếm không tránh khỏi sự cạnh tranh găy gắt của các ngân hàng Quốc doanh, các ngân hàng thơng mại cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nớc ngoài đóng tại Hà Nội, hơn nữa trên địa bàn quận còn có Hội Sở Chính của Ngân hàng công thơngViệt Nam nên các cơ quan, xí nghiệp lớn của các Bộ, Sở và các doanh nghiệp có tầm cỡ khác thờng mở tài khoản và giao dịch tại Hội Sở Chính này.

Nhìn chung, kách hàng chủ yếu của ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm chủ yếu là các đối tợng khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, còn lại một số rất ít các đơn vị kinh tế quốc doanh. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, ngân hàng đã chú trọng và tìm mọi biện pháp nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nớc nh: Công ty Thăng Long, Tổng công ty lơng thực Miền Bắc, Công ty than Việt Nam... là những đơn vị thờng xuyên giao dịch vay vốn với số lợng lớn với ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm.

3. Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công Thơng Hoàn Kiếm trong những năm vừa qua Hoàn Kiếm trong những năm vừa qua

Năm 1999

Về hoạt động kinh doanh tín dụng:

Đến 31/12/1999, d nợ vẫn giữ mức 600 tỉ đồng, khách hàng vay là các tổng công ty 90,91; các đơn vị thành vị thành viên; các doanh nghiệp thuộc các bộ và thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phơng. Các khách hàng là doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nớc ngoài còn ít.

Trong cơ cấu tín dụng, d nợ ngắn hạn chiếm 85%, trung dài hạn 15%, nội tệ chiếm 76% và ngoại tệ 24%. Chi nhánh còn cho vay từ các nguồn vốn Đài Loan, quỹ SMEDF, tăng cờng nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...

Về công tác nguồn vốn.

Mặc dù lãi suất huy động gửi tiền của Ngân hàng Công thơng thấp hơn các ngân hàng quốc doanh thơng mại khác trên cùng địa bàn nhng số tiền gửi dân c vẫn đợc duy trì và tăng trởng. Đến 31/12/1999, số d là: 475 tỉ đồng, tăng so với 31/12/1998 là 150 tỉ đồng, đạt 145%.

Song song với việc huy động vốn trong dân c, Chi nhánh đã chú trọng đến việc thu hút nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp, đa tổng nguồn vốn lên 2000 tỉ đồng.

Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

Trong năm 1999, Chi nhánh tiếp tục phát triển ổn định, giữ vị trí quan trọng trong chiến lợc khách hàng và đóng góp đáng kể vào thu nhập của Chi nhánh. Với nhiều biện pháp khơi tăng nguồn ngoại tệ một cách hiệu quả, doanh số mua bán ngoại tệ trong năm đạt 117 triệu USD, đã thoả mãn nhu cầu của khách hàng và chuyển một phần đáng kể lên ngân hàng Công thơng Việt Nam. Đồng thời nghiệp vụ thanh toán quốc tế thờng xuyên đợc chú trọng và cố gắng v- ợt bậc, kết quả đã mở và thanh toán 450 L/C, thanh toán nhờ thu 8 món, thanh toán TTR 188 món. Các nghiệp vụ khác nh chi trả kiều hối, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế cũng đợc quan tâm và thu đợc kết quả khích lệ: thu kiều hối 315 món trị giá 423.657 USD, chi kiều hối là 314 món trị giá 422.446 USD, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế là 70 món với số tiền là 10.000 USD. Đặc biệt năm

1999, Chi nhánh đã bắt đầu thực hiện dịch vụ L/C xuất nh sau: thông báo 5 L/C trị giá 325.170 USD, thanh toán 5 L/C trị giá 392.164 USD. Mặc dù nghiệp vụ thanh toán L/C xuất cha nhiều nhng là sự khởi đầu, là cuộc tập dợt cho sự phát triển sau này.

Về công tác thu nợ:

Từ cuối năm 1998, ban thu nợ đợc tách riêng với nhiệm vụ chủ yếu là theo dõi, đôn đốc khách hàng có nợ quá hạn và nghiên cứu đề ra các biện pháp nhằm khai thác xử lí tài sản thế chấp để thu hồi nợ quá hạn. Với sự cố gắng này, năm 1999 tổng nợ quá hạn thu đợc gần 8,5 tỉ đồng nợ gốc và 650 triệu đồng tiền lãi.

Về lợi nhuận.

Với sự cố gắng vợt bậc, năm 1999, NHCT Hoàn Kiếm đã đạt đợc hơn 23 tỷ đồng lợi nhuận hạch toán, vợt 22% kế hoạch NHCT Việt Nam giao, vợt gần 2 lần so với năm 1998.

Năm 2000.

Về hoạt động kinh doanh tín dụng.

Trong năm 2000, mục tiêu cơ bản đợc đặt ra là nâng cao chất lợng tín dụng, hoạt động tín dụng chủ yếu đi vào chiều sâu. Chính vì vậy Chi nhánh đã liên tục rà soát, đánh giá chất lợng tín dụng, sàng lọc và nâng cao chất lợng d nợ đối với những khách hàng truyền thống, đồng thời không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm và tiếp thị các khách hàng mới là các tổng công ty 90, 91 và các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài có uy tín và khả năng tài chính lành mạnh, tiếp cận các dự án có tính khả thi cao, đặt nền móng cho việc mở rộng công tác tín dụng một cách vững chắc, an toàn và hiệu quả. Các doanh nghiệp dân doanh cũng đợc chú ý nhiều hơn.

Nhờ vậy, doanh số cho vay năm 2000 đạt 1.690 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 1999. Doanh số thu nợ đạt 1.713 tỷ tăng 13% so với năm 1999. D nợ cho vay bình quân đạt 550 tỷ đồng, trong đó d nợ cho vay nội tệ chiếm 82%, d nợ cho vay ngoại tệ chiếm 18%; d nợ ngắn hạn chiếm 72%, d nợ trung dài hạn chiếm 28% tổng d nợ. Năm 2000 chi nhánh không để phát sinh nợ quá hạn khó đòi mới, đồng thời thu đợc gần 16 tỷ đồng nợ gốc và 100 triệu đồng lãi nợ quá hạn khó đòi

phát sinh những năm trớc. Các khoản vay đều thu kịp thời đầy đủ cả gốc và lãi. Sở dĩ d nợ năm 2000 không tăng so với năm 1999 vì chi nhánh đã xác định quy mô d nợ phải phù hợp với trình độ, khả năng và kinh nghiệm quản lý của cán bộ, lấy an toàn, hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu.

Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

Năm 2000 đánh dấu sự trởng thành vợt bậc trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh. Thật vậy, với tinh thần cố gắng làm việc phấn đấu vơn lên, với nghiệp vụ vững vàng và phong cách giao dịch đợc hoàn thiện một cách rõ nét của từng cán bộ kinh doanh đối ngoại, sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban, nên dù gặp khó khăn do sự khan hiếm ngoại tệ nhng chi nhánh đã trở thành một trong những chi nhánh hàng đầu về lĩnh vực thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng Công thơng Việt Nam.

Trớc hết là việc thanh toán đòi tiền bộ chứng từ hàng xuất khẩu, đối với chi nhánh đây là một nghiệp vụ mới mẻ, chi nhánh cha có kinh nghiệm, nhng với sự cố gắng của những cán bộ kinh doanh đối ngoại, năm 2000 chi nhánh đã đạt đợc doanh số thanh toán hàng xuất là 59,073 triệu USD, chiếm 20% tổng doanh số thanh toán hàng xuất của hệ thống ngân hàng Công thơng Việt Nam và đã đa chi nhánh đứng vị trí 1 trong 3 đơn vị hàng đầu trong toàn hệ thống. Đồng thời chi nhánh đã mở đợc 440 L/C với doanh số 41 triệu USD, đáp ứng đợc yêu cầu nhập khẩu của khách hàng. Đối với nghiệp vụ nhờ thu, TTR chi nhánh cũng đã làm rất tốt, cụ thể doanh số nhờ thu đạt 13 triệu 236 ngàn USD; doanh số TTR đạt 55 triệu 186 ngàn USD, đa doanh số thanh toán hàng nhập khẩu lên 110.422.000 USD.

Năm 2000 là một năm đầy khó khăn đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Thế nhng chi nhánh đã có đợc doanh số mua bán ngoại tệ với 95 triệu USD, thu phí về hoạt động thanh toán quốc tế là 2,1 tỷ đồng.

Về công tác huy động vốn.

Số d tiền mặt của dân c năm 2000 đạt 530 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 1999, đa tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2000 lên đến hơn 2.182 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 1999.

Về lợi nhuận.

Năm 2000, ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm đã có đợc gần 22 tỷ đồng lợi nhuận, vợt 10% so với kế hoạch đợc giao. Lợi nhuận năm 2000 của chi nhánh lẽ ra đạt trên 25 tỷ đồng, nhng do cuối năm 2000 chi nhánh phải thực hiện trích quỹ dự phòng rủi ro và quỹ lơng diều hoà bổ xung theo cơ chế tiền lơng mới làm đột biến tăng chi phí là 3 tỷ.

Năm 2001

Năm 2001, nền kinh tế nớc ta vẫn tiếp tục ổn định và phát triển. Với tốc độ tăng trởng GDP 6,8%, sự ổn định về chính trị và những thành công trong đối ngoại, nớc ta đã trở thành môi trờng tin cậy cho các nhà đầu t nớc ngoài. Các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nớc đã có những thay đổi lớn theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là lãi suất và tỉ giá đã tạo môi trờng thuận lợi, khiến hoạt động ngân hàng ngày càng sôi động và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên hệ thống ngân hàng nói chung vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Hoạt động của nền kinh tế còn kém hiệu quả và một số yếu tố khách quan không thuận lợi cho hoạt động ngân hàng, đó là sản phẩm cạnh tranh thấp, giá cả các mặt hàng xuất khẩu chiến lợc nh nông sản, dầu thô, cà phê... liên tục giảm.

Lãi suất ngoại tệ trên thị trờng tiền tệ giảm mạnh từ 6,5% xuống còn 1,75%/năm, lãi suất cho vay liên tục giảm, trong khi chi phí cho các hoạt động huy động có kỳ hạn cha kịp giảm theo. Cộng với sự cạnh tranh gay gắt của trên 70 ngân hàng lớn nhỏ làm cho hoạt động của chi nhánh càng gặp khó khăn. Tuy vậy ngân hàng vẫn đã đạt đợc một số kết quả sau:

Về công tác huy động vốn.

Năm 2001, chi nhánh đã đạt tổng nguồn vốn huy động là 4200 tỷ đồng, tăng 2.027 tỷ đồng, vợt 93% so với năm 2000. Với tổng nguồn vốn lớn và ổn định, Chi nhánh có đủ khả năng để đáp ứng mọi nhu cầu về vốn đối với khách hàng, đồng thời chuyển vốn về ngân hàng Công thơng Việt Nam, góp phần điều hoà toàn hệ thống và tham gia thị trờng vốn.

D nợ đạt 641 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2000. Trong năm 2001 không phát sinh nợ quá hạn. Vốn tín dụng đợc đầu t an toàn, hiệu quả cho các ngành kinh tế trọng yếu nh: than, điện, chế biến nông sản xuất khẩu...

So sánh tỉ lệ tăng trởng d nợ của chi nhánh (17,5%) với tốc độ tăng trởng GDP của nền kinh tế (6,8%), chúng ta thấy đây là một tỉ lệ hợp lý. Trong 641 tỷ d nợ thì d nợ ngắn hạn chiếm 62%, d nợ trung dài hạn chiếm 38%; d nợ ngoài quốc doanh chiếm 31%, tập trung chủ yếu vào các công ty liên doanh và 100% vốn nớc ngoài, có mặt hàng, sản phẩm đợc sản xuất với công nghệ cao, có khả năng xuất khẩu và có tình hình tài chính lành mạnh. Phần còn lại là cho vay cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp dân doanh và hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng thự sự đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng, công việc này trong năm có sự khởi sắc cả ở phòng Giao dịch Đồng Xuân và phòng Kinh doanh.

Doanh số cho vay đạt 1.933 tỷ đồng, tăng so với năm 2000 là 14%, trong đó doanh nghiệp cho vay xuất khẩu đạt 1.291 tỷ đồng.

Doanh số thu nợ đạt 1.838 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm, tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhỏ hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho vay, nguyên nhân do năm 2001 chi nhánh có sự dịch chuyển cơ cấu cho vay, phát triển cho vay trung dài hạn nhiều hơn so với những năm trớc. Cho nên, d nợ trung dài hạn tăng lên đáng kể (từ 28% năm 2000 đến 38% năm 2001).

Về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại.

Năm 2001, trong bối cảnh giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu liên tục giảm nên mặc dù khối lợng xuất khẩu vẫn tăng lên nhng lợng ngoại tệ vào ngân hàng vẫn giảm đáng kể. Tuy nhiên doanh số kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh vẫn đạt 190 triệu USD ( trong đó doanh số mua 96 triệu USD, doanh số bán 94 triệu USD), tăng gấp 2 lần so với năm 2000. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 168 triệu 783 ngàn USD giảm 0,48% so với năm 2000, trong đó doanh số xuất khẩu đạt 54,5 triệu USD.

Với một thời gian hoạt động kinh doanh đối ngoại cha bằng 1/2 thời gian của các chi nhánh khác, nhng Chi nhánh vẫn đạt ở vị trí hàng đầu và là 1 trong 6 đơn vị xuất sắc trong kinh doanh đối ngoại của hệ thống ngân hàng Công thơng

Việt Nam.

Tổng thu phí dịch vụ từ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế đạt 3,255 tỷ đồng, tăng 39,7% so với năm 2000, trong đó thu từ kinh doanh ngoại tệ là 825 triệu đồng.

Về lợi nhuận.

Trong năm chi nhánh đã đạt tổng thu dịch vụ là 4,1 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2000, chiếm 23,5% lợi nhuận hạch toán.

Do thực hiện phơng pháp hạch toán dự thu dự trả nên trong năm, Chi nhánh phải hạch toán các khoản gối chi của năm 2000, dẫn đến chi trả lãi đột biến, cùng với việc hạch toán, phân bổ quỹ dự phòng rủi ro đã ảnh hởng trực tiếp đến lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận hạch toán năm 2001 vẫn đạt 17,5 tỷ đồng, v- ợt 16% so với kế hoạch ngân hàng Công thơng Việt Nam giao.

Tuy đạt đợc những thành tựu nh vậy nhng hoạt động của Chi nhánh vẫn có một số hạn chế cần khắc phục nh:

1/ Vẫn có sự phát triển không đồng đều, vẫn còn một số cán bộ nhân viên bị động, lúng túng trong giao tiếp và gợi mở nhu cầu cho khách hàng.

2/ Mặc dù cơ cấu đầu t đã thay đổi đáng kể nhng Chi nhánh vẫn cha quan tâm đúng mức tới một thị trờng rất lớn đó là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp dân doanh.

3/ Chi nhánh mới thực hiện tốt việc củng cố thị trờng bạn hàng truyền thống mà cha phát triển hiệu quả từ quan hệ bạn hàng này tới doanh nghiệp có quan hệ với họ.

4/ Vốn tự có của ngân hàng Công thơng Việt Nam thấp và những ràng buộc trong quy chế cho vay của ngân hàng Nhà nớc khiến Chi nhánh bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu t vào dự án lớn, khách hàng có nhu cầu lớn. Trong khi vốn còn mà vẫn phải chuyển nhu cầu cho ngân hàng thơng mại khác và ngân hàng nớc ngoài.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietinbank Hoàn Kiếm (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w