III. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệcủa Công ty.
b. Các thị trường trọng điểm.
Thị trường Trọng điểm của Công ty bao gồm: Nhật bản, Malaixia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga…
Năm 2003 xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 46.100USD chiếm 48,73% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; Malaixia đạt 15.200USD chiếm 16,07%; Hàn Quốc là: 10.500USD chiếm 11,1%; Đài Loan: 11.800USD chiếm 12,47%; Nga 11.000USD chiếm 11,63%. Như vậy, trong năm 2003 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường trọng điểm đã chiếm toàn bộ kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Công ty.
Năm 2004, do Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường khác nên tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty tại các thị trường trọng điểm đã giảm đi. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng. Thị trường Nhật Bản có kim ngạch 60.500USD chiếm 38,29% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Malaixia: 18.100USD chiếm 11,46%, Hàn Quốc: 15.300USD chiếm 15,3%; Nga: 20.000USD chiếm 12,66%; Đài Loan: 19.900USD chiếm 19,9%.
Đến năm 2006 cơ cấu thị trường của Công ty có sự thay đổi lớn, những thị trường trọng điểm của Công ty cũng thay đổi ngoài thị trường Nhật, Malaixia, Hàn Quốc vẫn giữ được tỷ trọng Cao: Nhật chiếm 53,12%; Malaixia chiếm: 12,37%; Hàn Quốc: 14,46% hai thị trường khác là Nga và Đài Loan đã giảm sút mạnh về tỷ trọng: Nga giảm xuống còn 6,04%; Đài Loan: 4,23%. Thay vào đó là những thi trường mới mà Công ty mới khai thác là Anh, Pháp, Mỹ…
2.2. Các hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường được thực hiện bởi phòng kế hoạch thị trường và các phòng kinh doanh xuất, nhập khẩu của Công ty. Trong thời gian qua các phòng này hoạt động tương đối hiệu quả, hiện nay thị trường xuất
khẩu của Công ty đã được mở rộng với gần 20 quốc gia trên khắp các Châu lục, đặc biệt là ở hai khu vực Châu Á, Nga, Mỹ và EU. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thị trường xuất khẩu nên Công ty chủ yếu mới chỉ phát triển thị trường theo chiều rộng mà chưa chú ý đến phát triển theo chiều sâu.
Ngoài việc thu thập, nghiên cứu các nguồn thông tin thứ cấp thông qua các nguồn thông tin có sẵn hàng năm Công ty cử các đoàn cán bộ đi khảo sát nghiên cứu thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới. Qua các hoạt động này Công ty đã thu thập đựơc thông tin từ phía khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nắm bắt nhu cầu của thị trường từ đó điều chỉnh, lập chiến lược phát triển thị trường. Tuy nhiên, hoạt động này của Công ty mới chỉ thực hiện ở một số thị trường quen thuộc ở Châu á như: Nhật Bản, Malaixia, Hàn Quốc còn ở các thị trường khác hầu như chưa thực hiện được. Do vậy để hoạt động nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả Công ty cần chú ý đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu thị trường.
3. Các biện pháp phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 3.1. Các biện pháp liên quan đến sản phẩm.
- Về chất lượng, chủng loại và mẫu mã sản phẩm.
Chất lượng hàng hoá là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh XNK. Nhận thức được điều này Công ty đã chú trọng đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu khách hàng ở từng khu vực thị trường với những đòi hỏi khác nhau.Công ty đã bỏ kinh phí thuê các chuyên gia thiết kế cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty nhờ vậy hiện nay mẫu mã kiểu dáng mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng đa dạng và hấp dẫn hơn. Trước đây, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty chủ yếu là rổ rá, lãng hoa, gốm sứ... Hiện nay công ty đã mở rộng xuất khẩu nhiều loại sản phẩm khác như mành, hàng rào tre, thiêu ren... Bên cạnh để thoả mãn những nhu càu khác nhau của mỗi
thị trường thì sản phẩm của công ty cũng cải tiến phù hợp với từng thị trường, chẳng hạn với thị trường Nhật Bản ưa chuộng các sản phẩm mang đậm đà bản sắc dân tộc thì những đường nét văn hoa của mỗi sản phẩm phải thắm đượm cái hồn dân tộc Việt Nam, đối với thị trường Mỹ và CANADA thì yếu tố mới lạ, độc đáo phải được đặt nên hàng đầu. Mặc dù các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty ngày càng phong phú hơn song do đặc tính sản xuất của hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta là do các làng nghề sản xuất nên chưa được sản xuất theo một tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và khâu sử lý nguyên liệu chưa được kiểm định chặt chẽ vì vậy chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Đây là một khó khăn lớn đối với công ty khi tham gia vào các thị trường khó tính như EU.
- Về giá cả: là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Để ổn định mức giá ở mức hợp lý Công ty đã tổ chức thu mua, vận chuyển, bốc xếp, lưu kho một cách hợp lý nhằm giảm chi phí đầu vào trên cơ sở đó đưa ra một mức giá bán thích hợp đảm bảo có lãi, phù hợp với từng thị trường. Phương án mà công ty lập ra trên những cơ sở:
+ Tên sản phẩm
+ Số lượng, chủng loại, mẫu mã, quy cách phẩm chất sản phẩm. + Chi phí thu mua, vận chuyển, bảo quản hàng hoá.
+ Dựa vào yếu tố cung cầu trên thị trường.
- Phân tích tình hình giá cả: dựa vào các điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến giá như tình hình chính trị tại các nước nhập khẩu, quan hệ cung cầu, xu hướng biến động giá cả trên thị trường thế giới, giá cả đối thủ cạnh tranh.
- Nhận xét và đề nghị mức giá: Phương án giá được thông qua ban giám đốc xem xét quyết định.
3.2. Các biện pháp tạo nguồn hàng.
Để đảm bảo nguồn hàng đầy đủ về số lượng, và chất lượng tốt Công ty đã liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên toàn miền bắc và một số cơ sở ở miền Nam như: Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Tây Ninh, Sông Bé... Công ty đã đầu tư giúp đỡ cho các cơ sở sản xuất về vốn và công nghệ để cải tiến, thiết kế mẫu mã, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sản xuất nhờ đó nguồn hàng của công ty được thu mua trực tiếp từ các cơ sở sản xuất không qua trung gian đã làm giảm chi phí thu mua, qua đó giảm giá thành sản phẩm. Nhiệm vụ thu mua tạo nguồn hàng do các chi nhánh của công ty trực thuộc địa phương đó đảm nhiệm, chi nhánh Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang. Bên cạnh đó lĩnh vực kinh doanh hàng mây tre đan là lĩnh vực mà Công ty hoạt động có truyền thống từ lâu và xây dựng mối quan hệ tốt với các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên khắp cả nước điều này giúp cho công ty có nguồn hàng ổn định và thường xuyên hơn so với đơn vị khác. Tuy nhiên, nguồn hàng của công ty vẫn chưa thực sự phong phú và hấp dẫn so với nhu cầu trên thị trường thế giới đã làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian qua.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty khi xuất khẩu ra nước ngoài chịu nhiều ảnh hưởng nhiều của thời tiết đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan như trong khâu thu mua công ty chưa đưa ra tiêu chẩn chất lượng và kiểm duyệt hàng hoá và chặt chẽ nên chất lượng sản phẩm chưa được đồng đều và dễ bị hư hỏng do thời tiết thay đổi.
Trong việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu Công ty mới chỉ chú ý tới giá cả mà chưa quan tâm nhiều tới quan hệ chất lượng giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường thế giới. Việc tìm được nguồn hàng rẻ là quan trọng song nếu công ty không chú ý tới giá cả thì công ty sẽ mất khách hàng. Ngoài ra công ty chưa chủ động trong việc đa dạng hoá các sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu trên thị trường mà hầu như phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất. Vì vậy Công ty cần phải phối hợp với các cơ sở sản xuất để nâng cao chât lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản
phẩm và sáng tạo nên những mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu thích hợp với từng thị trường rồi đưa cho các cơ sở sản xuất theo đơn đặt hàng.
3.3. Các biện pháp về tiêu thụ sản phẩm.
+ Tổ chức các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm
Việc phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty được thực hiện thông qua quan hệ hợp tác với một số Công ty tại nước ngoài. Đặc biệt tại thị trường Nhật Bản Công ty có nhiều mối quan hệ với các đối tác nên việc phân phối sản phẩm là hết sức thuận lợi. Ngoài ra, tại các thị trường mới như Châu mỹ, EU, Châu Phi Công ty nên sử dụng các trung gian môi giới, đại lý bán hàng, văn phòng đại diện tại nước ngoài nhằm tăng cường cho hoạt động xuất khẩu của mình. Các bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường, phản ứng của khách hàng, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh và tìm kiếm khách hàng qua đó giúp cho doanh nghiệp nắm bắt đượcnhu cầu trên thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.
Hiện nay công ty vẫn chưa có chi nhánh bán hàng tại nước ngoài, trong thời gian tới công ty nên thành lập một số chi nhánh tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Nga….Các chi nhánh bán hàng có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh sản phẩm trên toàn khu vực thị trường đó, đây là nơi mà Công ty trưng bày các sản phẩm của mình và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
+ Hoạt động xúc tiến thương mại.
Hàng năm Công ty tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, trưng bày triển lãm và tổ chức bán sản phẩm tại hội chợ tại các nước như: Nhật, Hàn Quốc, Malaixia, Nga. Thông qua các hội chợ, triển lãm quốc tế Công ty mở rộng được bạn hàng, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm bằng các bản hợp đồng được ký kết. Ngoài ra Công ty còn sử dụng các hình thức chào hàng đối với những thị trường mới như quảng cáo trên Internet, gửi thư chào hàng... Mặc dù vậy hoạt động xúc tiến thương mại của công ty chưa thật hiệu quả mà nhiều khi còn mang tính hình thức do sự chuẩn bị chưa kỹ lưỡng về sản phẩm đem đi trưng bày và chào hàng. Công ty mới
chỉ tham gia các hội chợ triển lãm tổng hợp mà chưa tham gia các hội chợ chuyên ngành, đó cũng là hạn chế của Công ty trong việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm.
+ Về vận chuyển hàng hoá.
Phương thức vận chuyển hàng hoá chủ yếu mà Công ty sử dụng là vận chuyển bằng đường biển, phương thức vận chuyển này rất phù hợp với mặt hàng xuất khẩu của Công ty và giúp cho việc giảm chi phí vận chuyển. Công ty có thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hoá do có quan hệ lâu năm với các chủ tàu.
+ Về phương thức thanh toán: Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán bằng chuyển khoản. Đây là một hạn chế của Công ty do chưa áp dụng được phương thức thanh toán tốt hơn như thanh toán bằng L/C.
IV.Đánh giá về hoạt động xuất khẩu và công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH thương mại Việt Nhật.