II- Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường.
*Lựa chọn thị trường xuất khẩu: Công ty nên lựa chọn thị trường xuất khẩu chủ lực cho mình dựa trên các tiêu chí như:
+ Quy mô của thị trường: Tức số lượng và cơ cấu của tập hợp khách hàng tiềm năng.
+ Đặc điểm về nhu cầu và trình độ thẩm mỹ của khách hàng. + Trình độ phát triển kinh tế, văn hoá của thị trường đó. + Mức độ ổn định chính trị, luật pháp của các quốc gia đó * Tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm:
Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu cho sản phẩm, Công ty cần tạo ra được những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường đó. Một số biện pháp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm:
+ Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường như nhu cầu thị hiếu của khách hàng trên từng thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp thoả mãn tốt nhất các nhu cầu đó. Chẳng hạn như khách hàng Châu Âu ưa thích các sản phẩm đơn giản, tinh tế, còn khách hàng Nhật Bản lại rất thích sưu tầm những đồ cổ, khách hàng Mỹ thì thích tìm sự độc đáo, mới mẻ, phá cách trong mỗi sản phẩm. Vì vậy, muốn tiêu thụ tốt sản phẩm trên mỗi thị trường Công ty phải nắm bắt được thị hiếu của khách
hàng trên mỗi thị trường cụ thể đó, từ đó có thể sáng tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt các nhu cầu của họ.
+ Để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu bao gồm: mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu, các dịch vụ đi kèm sản phẩm. Hiện nay chất lượng mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Philipin là chưa cao, cơ cấu mặt hàng chưa đa dạng và chưa có nhiều sự cải tiến. Vì vậy vấn đề đa dạng hoá sản phẩm của mình, làm phong phú mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm là rất quan trọng trang việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyếch trương sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty trên thị trường thế giới. Công ty cần mở rộng các mối quan hệ với các tham tán thương mại, đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để tìm kiếm thêm thông tin và bạn hàng. Công ty nên đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin như báo chí, internet, thư điện tử, thư chào hàng... sẽ thu hút được khách hàng trên thị trường mục tiêu, giới thiệu cho họ biết thêm về những sản phẩm của doanh nghiệp.
* Xâm nhập thị trường mục tiêu:
Sau khi xác định được thị trường mục tiêu Công ty cần phải xây dựng chiến lược xâm nhập vào thị trường đó thông qua các kênh phân phối sản phẩm. Các kênh phân phối đó phải phù hợp nhất với mỗi loại thị trường.
2.1. Đối với khu vực Châu á
Đây là thị trường truyền thống của Công ty có nhu cầu tương đối lớn về nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ và đã có mối quan hệ lâu năm với Công ty. Hơn nữa xuất khẩu sang thị trường này Công ty có một lợi thế lớn về vị trí địa lý, phương
tiện giao thông liên lạc thuận lợi. Tuy nhiên cũng trên thị trường này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty để cạnh tranh được trên thị trường này Công ty cần có chiến lược phát triển sản phẩm như cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, tạo nên sự độc đáo, mới lạ cho sản phẩm đặc biệt đối với mặt hàng gốm sứ, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ, thêu ren rất được ưa chuộng tại thị trường này. Ngoài ra Công ty nên sử dụng chiến lược giảm giá một số mặt hàng cạnh tranh gay gắt trên thị trường để tăng khả năng cạnh tranh thông qua giá như mặt hàng gốm sứ, sơn mài.
Riêng đối với thị trường Nhật: đây là thị trường truyền thống và quan trọng nhất của Công ty Công ty, tại khu vực này với nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng năm Nhật nhập khẩu 50 triệu USD trong khi đó giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 1,45% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật. Theo các chuyên gia Nhật Bản về mặt hàng này, hiện nay người Nhật rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm nhập khẩu từ Việt Nam thậm chí đã hình thành mốt mua hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tại Nhật, đây là cơ hội tốt cho Công ty phát triển thị trường theo chiều sâu ở Nhật. Bên cạnh đó thuế nhập khẩu hàng mây tre đan, gốm sứ, và nội thất bằng gỗ chỉ là 3% để tận dụng được những thuận lợi trên Công ty cần sử dụng các biện pháp sau:
Do sở thích của người Nhật thường xuyên thay đổi và khá đa dạng nên cần phải làm phong phú sản phẩm, thường xuyên đưa ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo kết hợp tính hiện đại và truyền thống trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Đối với thị trường Nhật nên sử dụng kênh phân phối trực tiếp sẽ đạt tiêu hiệu quả cao vừa giảm được chi phí lưu chuyển hàng hoá vừa có thể nắm bắt nhanh chóng thông tin từ phía khách hàng.
2.2. Thị trường Anh, Nga, EU
Đây là thị trường khá phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, gỗ mỹ nghệ, thêu ren rất cao. Tuy vậy Công ty vẫn chưa khai thác tốt khu vữc thị trường này,kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn rất nhỏ . Nguyên nhân do cạnh tranh trên thị trường
này rất gay gắt bởi có nhiều đối thủ cạnh tranh mặt hàng này và chủ yếu là từ khu vực Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philipin, Ấn Độ… Ngoài ra việc thu thập thông tin trên thị trường này rất khó khăn, khách hàng trên những thị trường này rất khó tính.
Biện pháp để xuất khẩu sang thị trường này là:
+ Khách hàng Châu Âu rất coi trọng việc thực hiện đúng hợp đồng, giao hàng đúng số lượng, chất lượng, thời gian quy định. Do vậy, Công ty cần thu thập đủ hàng, kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng hàng hoá trước khi xuất nhẩu. Khí hậu trên các nước này cũng rất khác nhau ảnh hưởng tới chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ, Công ty cần xem xét kỹ trước khi xuất hàng.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng nhằm đưa ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
+ Tăng cường quảng cáo, tích cực gửi thư chào hàng, giới thiệu và bán sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm.
+ Giá cả không là điều cơ bản đối với khách hàng trên thị trường này mà quan trọng là chất lượng sản phẩm như : mẫu mã đẹp, độc đáo, đa dạng và thường xuyên thay đổi.
Ngoài ra khi hoạt động kinh doanh trên thị trường EU Công ty cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về đối thủ cạnh tranh xác định điểm mạnh, điểm yếu của họ, điểm độc đáo khác biệt về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, vị thế của đối thủ cạnh tranh, chiến lược kinh doanh mà họ đang sử dụng. Từ đó doanh nghiệp xác định chiến lược cạnh tranh phù hợp để chiếm lĩnh thị trường.
2.3. Thị trường Châu Mỹ.
Ở Nam Mỹ nhu cầu về mặt hàng mây tre đan và gốm sứ rất cao tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này còn thấp. Hiện nay Công ty đã xuất khẩu sang các nước: Mỹ, Mexico, Acgentina Nhưng trong đó chỉ có Mỹ là thị trường chủ yếu còn các nước khác Công ty mới chỉ giới thiệu sản phẩm nên kim
ngạch không đáng kể. Do vậy để phát triển thị trường trên khu vực này Công ty cần sử dụng biện pháp giảm giá đến mức thấp nhất, đồng thời thực hiện chiến lược khuyếch trương sản phẩm.
Tại thị trường Bắc Mỹ: Là khu vực thị trường có nền kinh tế phát triển có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ. Thị trường này còn rất mới mẻ với Công ty vì vậy công ty cần nhanh chóng tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây là thị trường mới nên Công ty cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ vào khu vực này.