Hoạt động Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệcủa Công ty Giai đoạn 2003-2006.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Thương mại Việt Nhật (Trang 36 - 41)

2003-2006.

1. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2003-2006.

Trong giai đoạn gần đây, hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã có nhiều bước phát triển và thành công. Mặc dù trong mỗi giai đoạn Công ty có những khó khăn nhất định nhưng xét về tổng thể hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vẫn là hoạt động quan trọng và có hiệu quả nhất của Công ty trong những năm vừa qua. Điều này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty

Đơn vị: 1.000 USD

Năm

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006

Tổng kim ngạch xuất khẩu 243,50 562,50 812,50 830,00

Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 94,60 158,00 487,00 520,00 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ(%) 38,85 28,1 59,94 62,65 Tỷ lệ tăng, giảm (%) -10,75 +31,84 +2,71

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Qua các năm kim ngạch xuất khẩu của Công ty đều tăng, tăng cao nhất là năm 2004 (tăng gấp hơn 2 lần). Xét theo cả chu kỳ: năm 2003 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty ở mức 243.000USD đến năm 2006 đã đạt 830.000 USD tăng 3,4 lần.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng tăng mạnh. Đặc biệt, năm 2005 so với năm 2004 tăng 487000-158000= 329.000US tức là tăng gấp hơn 3 lần. Tỷ trọng hàng thủ Công mỹ nghệ trong các năm đều chiếm ở mức cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: năm 2003 chiếm 38,85%; năm 2004 chiếm 28,1%; năm 2005 chiếm 59,94%; năm 2006 chiếm 62,65%.

Qua số liệu trên ta thấy, vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong hoạt động kinh doanh của Công ty là rất lớn. Năm 2003 và 2004 hàng thủ công mỹ nghệ cũng chiếm tỷ trọng cao nhưng cũng chưa phải là mặt hàng chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Đến năm 2005 và 2006 tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đều chiếm trên 50% điều này chứng tỏ rằng vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong hoạt động xuất khẩu của Công ty đã tăng lên và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty, quyết định sự sống còn trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

2. Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu giai đoạn 2003-2006

Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu mà Công ty xuất khẩu bao gồm: Mây tre đan, buông cói, gốm sứ, sơn mài, thêu ren, Mành, tàu hương, bàn ghế…

Trong các năm cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng này cũng thay đổi và chiếm các tỷ trọng khác nhau:

Bảng 5: Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty:

Đơn vị tính: 1.000USD.

Năm Chỉ tiêu

2003 2004 2005 2006

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Mây tre đan, buông cói

59,29 63,32 84,1 53,23 250,50 51,44 274,00 52,69

Gốm sứ, sơn mài, thêu ren

20,0 21,14 32,5 20,57 120,00 24,64 115,60 22,23

Mành các loại - - 8.8 5,57 18,40 3,78 34,20 6,58

Tàu hương, hàng rào tre

Bàn ghế 5,9 6,24 15,4 9,75 44,10 9,06 34,80 6,69 Kim ngạch XK

hàng TCMN

94,6 100 158 100 487 100 520 100

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

Hàng mây tre đan, buông cói là sản phẩm truyền thống của Công ty, trong các năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty (>50%). Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu mây tre đan, buông cói là 59.290 USD chiếm tới 63,32%, năm là 84.100 USD 2004 chiếm 53,5%, năm 2005 là 250.500 USD chiếm 51,44%, năm 2006 đạt 274.000 chiếm 52,69%. Tỷ trọng có xu hướng giảm, nguyên nhân do việc kinh doanh trên thị trường càng khó khăn và Công ty đang thực hiện đa dạng hoá sản phẩm.

Mặt hàng gốm sứ, sơn mài, thêu ren cũng là mặt hàng quan trọng của công ty chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2003 mặt hàng này chiếm 21,14%, đến năm 2004 là 20,57% với kim ngạch đạt 32.500USD, và tiếp tục tăng lên 120.000USD năm 2005 đạt 24,64%, năm 2006 tỷ trọng này có giảm đi một chút chiếm 22,23% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Kết quả này cho thấy mặt hàng gốm sứ, sơn mài, thêu ren có vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty và có nhiều tiềm năng để phát triển.

Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực thì việc mở rộng các mặt hàng xuất khẩu luôn là mục tiêu phát triển của Công ty. Việc xuất khẩu thêm các mặt hàng như mành, tàu hương, hàng rào tre… đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho Công ty. Tuy nhiên, mặt hàng này có kim ngạch không ổn định và còn thấp, mới chỉ chiếm trên dưới 10%. Trong thời gian tới Công ty sẽ mở rộng thêm các mặt hàng xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như hàng nông sản để nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Trong thời gian trước đây, thị trường của Công ty rất nhỏ hẹp chỉ bao gồm chủ yếu là các nước Châu á. Hiện nay thị trường xuất khẩu của Công ty khá rộng lớn bao gồm nhiều nước trong các châu lục trên toàn thế giới như: Nhật, Malaixia, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Nga, Đài Loan…

Bảng 6: Cơ cấu các thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệcủa Công ty

Đơn vị tính:1.000USD

Năm Chỉ tiêu

2003 2004 2005 2006

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Nhật Bản 46,1 48,73 60,538,29 234,5 48,15 276,2 53,12 Malaixia 15,2 16,07 18,111,46 51,3 10,53 64,3 12,37 Hàn Quốc 10,5 11,10 15,3 9,68 70,6 14,50 75,2 14,46 Pháp 0 0 6 3,80 12,1 2,48 15,3 2,94 Anh, EU 0 0 8,2 5,19 15,2 3,12 17 3,27 Mỹ,Canada,Mêxico... 0 0 10 6,33 14,6 3,00 18,6 3,58 Nga 11 11,63 2012,66 30,2 6,20 31,4 6,04

Đài Loan, Trung Quốc, Ấn §é…

11,8 12,47 19,912,59 58,5 12,01 22 4,23

Tổng 94,6 100 158 100 487 100 520 100

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

* Tại thị trường Châu Á: Châu Á là thị trường truyền thống và lớn nhất của Công ty với kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt trên 80% trong đó Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia là những bạn hàng truyền thống có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong khu vực này. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Nhật đạt 46.100USD, Hàn Quốc đạt 10.500 USD, Malaixia 15.200USD, Đài Loan đạt 11.800USD kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm 34,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty và chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu, một số thị trường như Trung Quốc, Iran, Arập, Ấn Độ có kim ngạch không đáng kể.

Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tăng lên 60.500 USD, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng lên 15.300USD, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc 70.600USD, Đài Loan: 19.900USD. Tỷ trọng xuất khẩu sang 4 nước này chiếm 72,03% năm 2004. Năm 2005 và 2006 kim ngạch xuất khẩu sang các nước

Châu á tiếp tục tăng mạnh và luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Về cơ cấu thị trường châu á trong hai năm nay cũng có sự thay đổi: Thị trường Đài Loan giảm sút về tỷ trọng trong năm 2006 chỉ còn 4,23% trong khi các thị trường khác không mấy thay đổi.

Tuy các thị trường khác như Trung Quốc, Singapore, A rập xêut, Iran, Israel, Ấn Độ có kim ngạch nhập khẩu không đáng kể song đây là những thị trường có nhu cầu lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà Công ty chưa khai thác được vì vậy trong những năm tới Công ty cần mở rộng khai thác các thị trường trên.

* Tại thị trường châu Âu:

Trong năm 2003 ngoài Nga Công ty chưa khai thác được thị trường Châu Âu do chưa có quan hệ làm ăn với đối tác trên thị trường này. Năm 2004, Công ty đã bắt đầu có những mối quan hệ làm ăn với một số nước Châu Âu như: Anh, EU…

Tại thị trường Nga, đây là thị trường truyền thống của Công ty, năm 2003 Công ty đã xuất sang Nga 11.000USD chiếm 11,63% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2004 tăng lên 20.000USD chiếm 12,66%, đến năm 2005 đạt 30.200USD chiếm 6,2%, năm 2006 là 31.400USD chiếm 6,04%. Qua đây ta thấy, tuy Nga là thị trường lớn nhất của Công ty trên thị trường châu Âu nhưng tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nga chưa cao và trong thời gian gần đây có xu hướng giảm sút. Nguyên nhân chính là do Công ty chưa quan tâm nhiều tới thi trường Châu Âu vì thị trường này là một trong những thị trường rất khó tính. Trong thời gian tới Công ty nên quan tâm nhiều hơn tới thị trường này vì đây là thị trường đầy tiềm năng nếu khai thác được thì khả năng mở rộng và phát triển kinh doanh của Công ty sẽ là rất lớn.

* Thị trường Châu Mỹ của Công ty có các nước Mỹ, Canada, Mexico…

Đây là thị trường mới của Công ty, năm 2004 Công ty bắt đầu khai thác thị trường này. Thị trường đầu tiên mà Công ty xuất khẩu là Mỹ năm 2004 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ đạt 10.000USD chiếm 6,33% trong các năm tiếp theo 2005, 2006 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục tăng lên: năm

2005 là 14.600USD chiếm 3%; năm 2006: 18.600USD chiếm 3,58%. Trong khi đó,

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Thương mại Việt Nhật (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w