Về những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Thương mại Việt Nhật (Trang 49 - 51)

III. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệcủa Công ty.

2.Về những kết quả đạt được:

Mấy năm vừa qua mặc dù kinh doanh có nhiều khó khăn do thị trường có nhiều biến động, giá bán giảm, giá mua tăng, chi phí quản lý lớn do Công ty bắt đầu đầu tư cho các cơ sở sản xuất cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt hơn nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty đã có những thành công nhất định: Kim ngạch xuất khẩu tăng cao – Năm 2003 chỉ đạt 94.600USD đến năm 2006 đã đạt 520.000USD.

* Về công tác phát triển thị trường:

Công ty đã mở rộng quan hệ bạn hàng với 20 nước trên thế giới, trong đó khách hàng mới chiếm 15%. Thị trường xuất khẩu chính của Công ty là khu vực Châu Á, Nga, Mỹ, Anh... Hiện nay Công ty đang mở rộng xuất khẩu sang các thị trường EU, Canada, Châu Phi và tăng cường lượng tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường đã được Công ty chú trọng và đầu tư phát triển như cử các đoàn cán bộ ra nước ngoài tham gia hội chợ triển lãm , liên hệ với các phòng đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài để thu thập thông tin thị trường, tìm hiểu bạn hàng. Ngoài ra, Công ty còn liên doanh liên kết được với một số đơn vị kinh doanh nước ngoài để mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm.

Công ty đang mở rộng mặt hàng xuất khẩu của mình như: Mây tre đan, gốm sứ, sơn mài … nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu. Công ty chủ động liên doanh liên kết và đầu tư cho các cở sản xuất thuộc các làng nghề truyền thống trên khắp cả nước như làng nghề mây tre đan ở Hà Tây, Bắc Giang, gốm sứ Bát Tràng, Phù Lãng, cói đay ở Thái Bình và một số làng nghề ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu ngày càng được nâng cao, mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại đa dạng và phong phú hơn trước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty qua các năm đều tăng và ổn định luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là: 94.600 USD chiếm 38,85% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2004 là: 158.000USD chiếm 28,1% năm 2005 đạt 487.000USD chiếm 59,94% và năm 2006 đạt 520.000 chiếm 62,65%. Ngoài ra cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty rất ổn định và ngày càng được mở rộng, trước đây Công ty chủ yếu xuất khẩu mặt hàng mây tre đan. Đến nay các mặt hàng gốm sứ, sơn mài, thêu ren … đã được Công ty đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy vậy so với các sản phẩm truyền thống là mây tre đan thì tỉ trọng xuất khẩu này còn thấp.

Tuy cho đến nay chất lượng sản phẩm của Công ty đã được quan tâm và ngày càng được nâng cao về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu nhưng chưa thật sự hấp dẫn khách hàng do chưa nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu sát thực trên thị trường. So với các mặt hàng cùng loại của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Philípin, Indonexia… thì còn đơn điệu về kiểu dáng, hoa văn trang trí, mẫu mã chưa phong phú, đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan chưa có cải tiến gì nhiều về cơ cấu sản phẩm và kiểu dáng.

* Về cán bộ:

Công ty luôn chú trọng đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trong Công ty đặc biệt là các cán bộ về thị trường thông qua các khoá tập huấn tại nước ngoài và những chuyến đi nghiên cứu tại nước ngoài nhằm đẩy mạnh việc tìm

kiếm và mở rộng thị trường cho Công ty. Tất cả các cán bộ trong Công ty đều có trình độ đại học và có kinh nghiệm trong nghiệp vụ ngoại thương. Cho đến nay các cán bộ của Công ty đã hoàn toàn thích nghi được với cơ chế thị trường, tác phong làm việc nghiêm túc, hiệu quả, nhanh nhạy với việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Thương mại Việt Nhật (Trang 49 - 51)