Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian gần đây:

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Thương mại Việt Nhật (Trang 31 - 34)

II. Khái quát về Công ty TNHH thương mại Việt Nhật

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian gần đây:

Trong những năm vừa qua tuy tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động nhưng mục tiêu lợi nhuận của công ty vẫn được thực hiện tốt.

Bảng 3 Phân tích tổng quát tình hình Doanh thu, Chi phí, lợi nhuận:

Đơn vị tính:1.000đ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tổng Doanh thu 11.125.458,50 12.778.498,70 13.636.303,00 15.589.264,00 Các khoản giảm trừ 546.154,40 746.035,20 0 526.843,00 Doanh thu thuần 10.579.304,10 12.032.463,40 13.636.303,00 15.384.621,00 Giá vốn hàng bán 10.123.903,00 11.493.703,30 13.122.782,80 14.692.762,00 Chi phí bán hàng 15.857,60 20.834,30 30.863,00 45.102,00 Chi phí quản lý doanh nghiệp 298.671,40 357.560,10 463.024,40 472.579,00 Lợi nhuận thuần 140.872,10 160.365,50 19.632,80 174.178,00 Phải nộp ngân sách 533.798,60 606.023,50 423.747,00 486.765,00 Thu nhập bình quân cán bộ CNV 746,7 850 1.200,00 1.800,00

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Qua số liệu trên ta thấy tổng doanh thu qua các năm đều tăng lên. Điều này chứng tỏ rằng qui mô kinh doanh hàng hoá và dịch vụ của Công ty ngày càng được mở rộng. Năm 2004 tăng 12.778.498.700 - 11.125.458.500 = 1.653.040.200đ so với năm 2003 (tức tăng 14,86%), năm 2005 tăng:

13636303000-12778498700=857.804.300đ ( tức tăng 6,23%). Năm 2006 tăng 15.589.264.000-13.636.303.000= 1.952.961.000 (tăng 14.3%). So sánh các mức tăng trên ta thấy mức tăng của năm 2004 so với năm 2003 là lớn hơn với mức tăng của năm 2005 so với năm 2004, mức tăng năm 2006 so với năm 2005 lơn hơn so với mức tăng của năm 2005 so với năm 2004. Điều này chứng tỏ rằng mức tăng qui mô kinh doanh của doanh nghiệp là không ổn định. Tuy nhiên, xét về tổng thể qui

mô qua các năm vẫn tăng. Đây là điều đáng mừng của Công ty và cần phải phát huy.

Doanh thu thuần trên bảng số liệu trên là tăng tương đối đều qua các năm. Đó là nhờ tổng doanh thu qua các năm đều tăng. Điều này là rất tốt vì doanh thu thuần tăng là một yếu tố quan trọng quyết định mức lợi nhuận. Tuy nhiên ta cũng dễ dàng nhận thấy giá vốn hàng bán và các loại chi phí qua các năm đều tăng mạnh đặc biệt là năm 2005 điều này là không tốt. Và nó nói lên rằng trình độ quản l

l ý và phương

thức kinh doanh qua các năm đã kém hiệu quả đi nhiều. Nguyên nhân chính là do điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, khách hàng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm trong khi điều kiện sản xuất của ta lại chưa đáp ứng được nhu cầu chính vì vậy giá vốn hàng bán tăng lên. Đồng thời, Công ty còn phải tích cực đầu tư cho công tác tìm kiếm nguồn hàng và quản lý nguồn hàng nhằm có được những sản phẩm tốt nhất do đó chi phí quản lý cũng tăng lên. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận thuần giảm mạnh: Nếu năm 2004 lợi nhuận thuần là 160.365.500đ thì năm 2005 giảm xuống còn 19.632.800đ ( giảm 140.732.700đ tương đương giảm 87,78%). Tuy nhiên, trong năm 2006 lợi nhuận thuần đã ổn định trở lại và đạt 174.178.000.

Nhìn vào số liệu thu nhập bình quân của CBCNV ta thấy: qua các năm đều tăng. Chứng tỏ rằng tuy có sự biến động lớn về lợi nhuận của Công ty nhưng CBCNV của Công ty vẫn được quan tâm một cách tốt nhất. Điều đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Công ty tới đời sống của CBCNV và nó sẽ là động lực cho cán bộ Công nhân viên đóng góp hết mình cho Công ty và gắn bó với Công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Thương mại Việt Nhật (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w