Trong những năm cuối thế kỷ 20, tình hình môi trường thế giới có những đặc điểm sau.
1. Dân số tăng nhanh
Tốc độ tăng dân số 1990 – 1995 là 1,8%/năm, năm 2000 – 2005 sẽ giảm đến 1,43%. Dân số thế giới hiện nay là 6,2 tỉ người, trong vòng 30 năm nữa sẽ tăng lên 8,5 tỉ và khoảng năm 2050 lên đến 10 tỉ người sau đó mới tăng chậm trở lại.
Dân số nước ta hiện nay là 78 triệu người đứng thứ 13 trên thế giới về qui mô, và thứ
5 về mật độ dân cư. 20 năm sau ngày giải phóng chúng ta đã tăng 20 triệu người. Tỉ lệ
sinh giảm 1,5% năm 1993, 3,2% năm 1994 và ổn định năm 2050 với 115 – 120 triệu người. Đểđạt tới mức độ phát triển bền vững, nước ta cũng như các nước thuộc thế
Con người: kìm hãm tốc độ tăng dân số, giải quyết nhà ở, phát triển y tế, giáo dục, phục hồi giá trị truyền thống gia đình (chú trọng phụ nữ và trẻ em).
Nông nghiệp: Công nghệ phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp, tăng giá trị nông phẩm, tăng thu nhập cho nông dân.
Công nghiệp: phục vụ phát triển nông nghiệp, kiểm soát tốc độđô thị hóa, tạo việc làm mới, cung ứng thị trường lao động.
Công nghệ: từng bước ứng dụng công nghệ phục vụ môi trường. Văn hóa: giữ gìn bản sắc dân tộc.
2. Suy giảm tài nguyên đất
Đất tự nhiên của nước ta (trừ các hải đảo) là 33.168.900 ha; về diện tích ta đứng thứ
55/200. Diện tích bình quân đầu người chỉ còn 0,098 ha, đất canh tác thực sự chỉ có 80% đất nông nghiệp, nhiều đất đai bị bỏ hoang do qui hoạch đô thị hóa.
3. Đô thị hóa mạnh
Dân cưđô thịở nước ta tăng dần: năm 1980 là 11,9%; năm 1985 là 19,3%; năm 1990 là 20,3%; năm 1992 là 20,4%; dự báo năm 2000 là 25% và năm 2010 là 35%.
Tỉ lệ lao động nhân lực nông nghiệp tại các vùng ngoại thành là 10% tới 2005 chỉ còn 4%. Ở Hà Nội người nghèo chiếm 4,09% và mỗi hộ nghèo chỉ có 5 m2đất đai ở. Khảo sát nhóm nghèo nhất cho thấy: 90% không có nhà vệ sinh; 87,7% không có nước máy; 32,8% không có hệ thống nước thải; 18,1% cả gia đình sống trong một phòng; 19,1% hộ sống chen chúc trong một phòng 2,5 m2.
Hình thành các siêu đô thị (megacities). Dân số trung bình ở các siêu đô thị là trên 4 triệu. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội sẽ là siêu đô thị.
Một bộ phận lớn lao động trẻ bị thu hút vào đô thị gây căng thẳng về chất lượng môi trường trong khi tại nông thôn do thiếu lao động trẻ khỏe nên việc phục hồi suy thoái
đất khó khăn. Nhiều đất bỏ hoang do hết màu mỡ, giảm năng suất. Nông dân thiếu ruộng đất canh tác, canh tác cực nhọc nhiều nên di dân tự do vào thành thị, lang thang kiếm sống, lên núi rừng tàn phá cây rừng, hủy hoại tài nguyên.
4. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập ở nước ta không đều. Thống kê năm 1992, thu nhập bình quân đầu người nước ta là 1.105.000 đồng/năm (thành phố là 1.815.000
đồng/năm, nông thôn là 900.000 đồng). Sự chênh lệch giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo là 20%, ở thành phố là 3,41 lần, ở nông thôn là 3,85 lần. Ô nhiễm do nghèo đói còn là nguy cơ lớn.
Hoa kỳ tiêu thụ hàng năm 320 gigajoule/người, gấp 35 lần Ấn độ, 23 lần Trung quốc, và 80 lần Việt nam.
Tổng sản lượng thương mại ở Việt nam vào khoảng 350 petajoule bằng 63% của Thái lan, 129% của Philippine.
Năm 1994 năng lượng điện thương mại của Việt Nam khoảng 11.535 gigawat giờ và 4,9 triệu tấn than, 7 triệu thùng dầu mỏ. Ô nhiễm và tàn phá tài nguyên do khai thác than, sản xuất điện, nồi hơi, lò đốt, khai thác vận chuyển và chế biến dầu khí, phá rừng làm chất đốt đang là thảm họa.
6. Lương thực thực phẩm
Sản xuất lương thực tăng chậm so với bùng nổ dân số và bắt đầu suy giảm. Tổng sản lượng lương thực thế giới 10 năm qua tăng 18%, năng suất bình quân ngũ cốc tăng 2,8 tấn/ha. Công nghệ sinh học và công nghệ sản xuất tiên tiến thúc đẩy nhanh năng suất. Năm 1993 tổng sản lượng lương thực cả nước là 25,5 triệu tấn. Đàn gia súc 13 triệu con heo, 3 triệu con trâu, 3,2 triệu con bò, 133 triệu gà vịt, năng suất lúa 4,35 tấn/ha (Trung quốc là 5,7 tấn; Hàn quốc là 6,3 tấn; Indonesia 4,4 tấn).
Tuy nhiên, so với tăng dân số thì mức tăng lương thực phải 2,5 – 3 lần, trong khi có nơi như châu Phi giảm đến 5%.
7. Gia tăng sử dụng phân bón hóa học
Để tăng năng suất, người dân các nước đã gia tăng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. WHO ước lượng trên thế giới mỗi năm có 3% lực lượng lao động nông nghiệp tại các nước đang phát triển (25 triệu) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Ở Malaisia 7% nông dân bị ngộđộc hàng năm và 15% nông dân ít nhất bị ngộđộc 1 lần trong
đời.
Nước ta hiện nay có hơn 200 loại thuốc trừ sâu, hơn 100 loại khác trừ bệnh, diệt cỏ, diệt chuột. Nhiều loại thuốc đã bị cấm dùng từ lâu như DDT, wolfatox, monitor vẫn có lưu hành phổ biến. Kết quả về dư lượng thuốc sâu trong hoa quả rau đậu, trong đất trong không khí đều vượt tiêu chuẩn vệ sinh nhiều lần.
8. Gia tăng hoang mạc hóa
Ở nước ta thật sự thì chưa có hiện tượng gia tăng hoang mạc hóa, nhưng nhiều vùng
đất đã trở nên khô cằn đặc biệt về mùa khô, đó là nguy cơ lớn.
Tốc độ mất rừng cao là nguyên nhân làm tăng hoang mạc hóa. Tại Jamaica 5,3%; tại Thái Lan, Philippine, Malaisia 2,5–3%. Ở nước ta trước 1975 là 1,4–2,4%/năm, hiện nay tỉ lệ 1,3%/năm cũng là tỉ lệ rất cao.
9. Suy giảm sản lượng thủy sản
Nước ta có sản lượng hải sản khá lớn, khai thác được hàng năm khoảng 800.000 tấn. Tuy nhiên do đánh bắt quá mức, khai thác bừa bãi, vô tổ chức làm cho năng suất
giảm, nhiều hải sản có giá trịđang có nguy cơ bị tiêu diệt. Nhiều vùng biển trên thế
giới bị suy giảm đáng kể.
Tóm lại có 3 dạng suy thoái lớn:
Môi trường không khí tiếp tục suy thoái. Tác động của con người đến môi trường khí quyển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Có 6 yếu tố gây ô nhiễm gia tăng mạnh nhất: SO2, bụi lơ lửng, Pb, CO, NO2 và O3; CO2 thải trung bình đầu người/năm là 4,21 tấn (Mỹ là 13,5 tấn, châu Âu là 8,2 tấn). CH4 gây hiệu ứng nhà kính 250 triệu tấn trên toàn thế giới. Nước ta, SO2 cao hơn 8 – 10 lần tiêu chuẩn vệ sinh, CO2 gấp 2 – 3 lần, bụi lơ lửng gấp 5 – 10 lần.
Tài nguyên nước suy giảm nghiêm trọng, nước ngọt trở nên khan hiếm. Tỉ lệ
dân được cấp nước sạch ở ta chỉ có 30% (vùng đô thị 68%).
Khối lượng chất thải rắn tăng nhanh, khoảng 20.000m3/ngày ở các đô thị
nước ta, chỉ có 50% được thu gom và xử lý thô sơ. Trong chất thải rắn có nhiều yếu tốđộc hại như kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh.
Từđó chi phí y tế do ô nhiễm môi trường tăng lên đáng kể. Nhiều bệnh có liên quan
đến môi trường tăng cao tỉ lệ nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài.