KHÁI NIỆM 1.Ô nhiễm

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường và con người (Trang 121 - 123)

1.Ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian.

Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.

2.Sự cố môi trường

Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do: Bão, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt

đất, sụt lởđất, núi lửa phun, mưa acid, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác; Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡđường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ

máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

3.Khả năng chịu đựng của môi trường

Khả năng chịu đựng của môi trường (hay sức chứa của môi trường) là khả năng các loài tiếp nhận được chất dinh dưỡng và tiến hành các hoạt động trong một môi trường có giới hạn, khả năng của một số người có trong khoảng không gian nhất định, duy trì một mức sống nhất định, bằng cách sử dụng, năng lượng, tài nguyên (gồm đất đai, nước, không khí, khoáng sản …), công nghệ.

Sức chứa của môi trường gồm sức chứa sinh học và sức chứa văn hóa. Sức chứa sinh học là khả năng mà hành tinh có thể chứa đựng số người nếu các nguồn tài nguyên

đều được dành cho cuộc sống của con người; Sức chứa văn hóa là số người mà hành tinh có thể chứa đựng theo các tiêu chuẩn của cuộc sống. Sức chứa văn hóa sẽ thay

đổi theo từng vùng phụ thuộc vào tiêu chuẩn cuộc sống.

Trong xã hội loài người, khả năng chịu đựng của môi trường còn phụ thuộc vào hoạt

động của con người. Khi xảy ra sự không cân đối giữa khả năng chịu đựng của môi trường với nhu cầu của xã hội, thì khoa học công nghệ có thể góp phần tái lập cân bằng này.

4.Nguồn gây ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm. Có nhiều cách chia các nguồn gây ô nhiễm.

Theo tính chất hoạt động, gồm 4 nhóm: quá trình sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp); quá trình giao thông vận tải; sinh hoạt; và tự nhiên.

Theo phân bố không gian, gồm 3 nhóm: điểm ô nhiễm, cốđịnh (khói nhà máy gây ô nhiễm cốđịnh); đường ô nhiễm, di động (xe cộ gây ô nhiễm trên

đường); vùng ô nhiễm, lan tỏa: vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và lan tỏa trong thành phốđến vùng nông thôn.

Theo nguồn phát sinh, gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm thứ

cấp: Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường; Nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ

cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.

Mức độ tác động từ các nguồn gây ô nhiễm nói trên còn tùy thuộc vào 3 nhóm yếu tố: quy mô dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của môi trường, trong đó quy mô dân số là yếu tố quan trọng nhất.

Hình 1. S lan truyn các cht ô nhim vào chui thc ăn qua ngun nước b ô nhim

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường và con người (Trang 121 - 123)