1.Công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển nền kinh tế từ sản xuất thủ công, lạc hậu sang sản xuất bằng máy móc với trình độ kỹ thuật, công nghệ cải tiến. Quá trình công nghiệp hóa làm biến đổi sâu sắc bộ mặt xã hội và môi trường thiên nhiên.
Nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa trên thế giới: trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại và theo đó là xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Quá trình công nghiệp hóa trên thế giới gắn liền với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
Trước thế kỷ thứ 18, đã xuất hiện nhiều thành tựu có ý nghĩa lớn như: sử dụng thuốc nổ trong khai khoáng, sử dụng cơ chếđòn bẩy mới, máy bơm… Những thành tựu này
đã gây biến đổi đáng kểđối với nền sản xuất xã hội, nhưng thực tế phương pháp sản xuất vẫn là phương pháp thủ công. Năng suất lao động dù có tăng nhưng chưa có những biến đổi nhảy vọt về chất và lượng.
Từ nửa sau thế kỷ thừ 18 đến nay có 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật:
2. Cuộc cách mạng điện và máy vào những năm cuối thế kỷ 19. Năm 1870, Gramn người Bỉ, chế ra động cơ phát điện. Edison chế ra đèn điện. Sau đó khoảng 8 năm, Diesel hoàn thành động cơđốt bên trong gọn nhẹ và mạnh hơn máy hơi nước, chạy bằng xăng chiết ra từ dầu mỏ. Từđó ô tô xuất hiện, kỹ
thuật đóng tàu hoàn toàn thay đổi, máy bay ra đời rong những năm cuối thế kỷ
19 và đầu thế kỷ thứ 20. Từ năm 1913-1960, sản lượng công nghiệp trên thế
giới tăng gấp 4 lần, điện tăng gấp 20 lần, nhôm 70 lần.
Hai cuộc cách mạng đã tạo ra cho con người những thay đổi cực kỳ quan trọng, làm tăng thêm năng suất và sản lượng thành phẩm công nghiệp. 3. Cuộc cách mạnh khoa học công nghệ vào những thập niên cuối thế kỷ 20.
Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự phát triển của các ngành: hóa tổng hợp, điện tử, viễn thông, máy móc tựđộng và ngành sinh học. Bản chất của cuộc cách mạng này là đổi mới bộ máy sản xuất của nền kinh tế trên cơ sở sử
dụng những công nghệ mới khác hẳn về nguyên tắc.
Các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước trên thế giới thực hiện công nghiệp hóa.
2.Đô thị hóa
Cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa được xem như một khía cạnh quan trọng của sự
vận động đi lên của xã hội.
Trào lưu đô thị hóa rộng lớn ở qui mô thế giới, chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ 19. Năm 1975, chỉ khoảng 1/3 dân số thế giới sống ởđô thị. Dựđoán đến năm 2025, tỉ lệ này sẽ tăng đến 2/3. Ở Mỹ, năm 1800, mới chỉ có 6% dân sống đô thị, đến năm 1970, số
dân sống ởđô thị và ven đô đã lên đến 75% (P.R.Ehrlich, J.P.Holdren, 1973). Hầu hết sựđô thị hóa gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển (3,5%), còn ở các nước phát triển tăng chậm hơn (91%). Các thành phố có số tăng không ngờ là Tokyo (27 triệu dân), San Paulo, Brazil (16,4 triệu), Bombay, Ấn Ðộ (15 triệu).
Số dân thành thị (triệu người) % so với số dân toàn cầu Đầu thế kỷ 19 Đầu thế kỷ 20 Năm 1990 Dựđoán năm 2000 29,3 224,4 2.234 2.854 3,0 13,6 42,6 46,6
Bảng 3. Số dân thành thị liên tục tăng nhanh
Một số thuận lợi của việc gia tăng đô thị hóa: Đô thị hóa được xem như là trung tâm thương mại và công nghiệp; Trung tâm y tế và chính trị; Thu nhập quốc gia cao. Ngân hàng thế giới dựđoán, ở các nước đang phát triển, khoảng 80% sự phát triển kinh tế
trong tương lai sẽ diễn ra ở thành phố lớn và nhỏ; Sức khỏe được cải thiện; Học vấn cao hơn; Cải thiện chất lượng cuộc sống cùng với nhiều thuận lợi khác như thông tin,
đa dạng, năng động, và sựđổi mới.
Một số bất thuận lợi của quá trình đô thị hóa:
Mật độ dân sốởđô thịở tầm cỡ chưa từng có.
Nhu cầu vềđất đai gia tăng, dẫn đến diện tích bình quân trên đầu người thu hẹp dần;
Sản phẩm thải ra môi trường đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Thành phố Mexico, được xem như là ngôi nhà ô nhiễm nhất thế
giới, phần lớn trẻ em bị nhiễm chì ở mức độ cao.
Ô nhiễm không khí dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như hiệu ứng nhà kính; Suy thoái lớp ozone, với nồng độ gấp ba lần so với quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, làm Chính phủ các nước phải hạn chế sử dụng xe ôtô và hoạt
động công nghệđể giúp không khí trong sạch. Các nghiên cứu gần đây cho rằng, thủ phạm chính của ô nhiễm thành phố là do đốt dầu để làm lò sưởi và nấu ăn.
Xã hội ởđô thị dần dần được chia thành 2 nhóm: nhóm người có thu nhập cao (người giàu) và nhóm người có thu nhập thấp (người nghèo).
Thiếu nguồn nước sạch.
Bảng 4. Cung cấp nước và điều kiện vệ sinh đô thị năm 1994 ở các khu vực
Khu vực Cung cấp
Châu
phi Châu Á Thái Bình dương Trung Đông Châu Mỹ latinh
Nước (%) 68,9 80,9 71,8 91,4
Điều kiện vệ sinh (%) 53,2 69,8 60,5 79,8
3.Đô thị hóa ở Việt Nam
Quá trình đô thị hóa tương ứng với giai đoạn khởi đầu của quá trình công nghiệp hóa, nên mức độ phát triển đô thị còn thấp. Việt Nam có tỉ lệđô thị hóa thấp nhất thế giới. Tỉ lệ số dân ởđô thị so với tổng số dân của cả nước không thay đổi nhiều.
Bảng 5. Dân sốđô thị theo các năm
1960 1965 1970 1989 1993 1994 1996
15,1% 17,3% 21,4% 20,3% 19,5% 19,9% 21,4%
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng diễn ra theo xu hướng dân nông thôn đổ xô vào một vài thành phố lớn của cả nước. Riêng Tp. HCM chiếm 1/3 tổng số dân đô thị của cả nước, nếu tính cả Hà Nội và Tp. HCM thì số lượng sẽ tăng trên 50% tổng số dân đô thị.