Con người có ảnh hưởng đến môi trường thông qua các hoạt động chủ yếu ở mỗi giai
đoạn.
Giai đoạn khai thác tài nguyên: săn bắt, gặt hái, đánh cá nhằm cung cấp nguồn thức ăn cho người và súc vật thì không tác động trực tiếp vào nguồn cung cấp tài nguyên.
Giai đoạn sản xuất tài nguyên: nhằm đáp ứng cho các nhu cầu của con người trong giai đoạn văn minh, thuần hóa, nông nghiệp. Con người tác động trực tiếp vào nguồn tài nguyên. Ở giai đoạn này, con người biết điều khiển môi trường.
Giai đoạn văn minh hóa: ở giai đoạn này môi trường xã hội và vật lý nhân tạo được duy trì với mức tiêu hao năng lượng nhiều.
Con người khai thác môi trường để phục vụ cuộc sống, cùng với đà tăng dân số mãnh liệt, môi trường bị khai thác triệt để, tùy tiện đang trở nên cạn kiệt đến mức báo động làm thế cân bằng sinh thái bị vi phạm nghiêm trọng trên diện rộng, trên toàn thế giới. Một ngành khoa học mới hình thành chuyên nghiên cứu hệ sinh thái người, được gọi là Sinh thái học người – hay Sinh thái học nhân văn (Humanecology). Thực tếđó là một khoa học liên ngành, có sự kết hợp giữa sinh thái học (về khoa học tự nhiên) với
địa lý, xã hội học … (về khoa học xã hội).
Cùng với sự phát triển tiến hóa của bản thân con người, sự chuyển biến từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái người, con người đã trải qua những nấc thang tiến hóa từ
thấp đến cao của các hình thái kinh tế: hái lượm, săn bắt-đánh cá, chăn thả, nông nghiệp, công nghiệp-đô thị hóa và hậu công nghiệp.
1. Hái lượm
Hái lượm-là hình thái kinh tế nguyên thủy nhất, thu lượm thức ăn có sẵn với công cụ
chủ yếu là rìu đá (đá nguyên thủy và đá ghè), cuốc sừng và các dụng cụ bằng xương. Hình thái kinh tế nguyên thủy này kéo dài suốt thời đại đá cũ (từ 3 triệu năm đến 100.000-40.000 năm). Năng suất thấp, dân cư thưa thớt, phụ thuộc chủ yếu vào môi trường tự nhiên.
2. Săn bắt cá
Săn bắt cá đã manh nha từ thời hái lượm, với các loài thú nhỏ. Từ trung kỳđá cũ
(100.000 năm), săn bắt phát triển với thú lớn hơn, huy động lực lượng đông đảo hơn, người khỏe mạnh để săn đuổi, vây bắt, đánh bẩy. Nhờ săn bắt phụ thêm vào hái lượm, cuộc sống con người có phần no đủ hơn.
Xuất hiện sự phân công lao động. Có thêm nguyên liệu mới là da và xương, làm lều ở, chăn đắp và áo quần.
Vào thời kỳđá mới (10000-8000) xuất hiện cung tên, khí cụ phóng đi xa làm phong phú phương thức săn bắt – không đòi hỏi đông người như trước mà vẫn hiệu quả hơn.
Đánh cá manh nha từ thời đá giữa (120.000-15.000 năm) và phát triển cao ở thời đá mới. Công cụ có thêm lao có ngạnh, có móc và tiến tới dùng lưới và thuyền mảng
đánh cá xa bờ hơn trước.
Hiệu quả khai thác tự nhiên đã khá hơn nhưng sự can thiệp của con người vào môi trường chưa có gì lớn. Cân bằng sinh thái vẫn còn. Mức độ khai thác vẫn còn đủ cho môi trường phục hồi.
3. Chăn thả
Chăn thả-thuần dưỡng và chăn nuôi gia súc (cùng với trồng trọt về sau) là thành tựu kinh tế lớn nhất trong thời đá mới, vốn được manh nha từ thời đá giữa. Thú được thuần dưỡng chủ yếu là chó, dê, cừu, bò, heo. Bước qua thời kỳ kim khí (4-5 ngàn năm trước Công nguyên) có thêm lừa, ngựa với những đàn gia súc đông đến vạn con trên những thảo nguyên mênh mông. Hình thành lối sống du mục của các bộ lạc chăn nuôi. Có thêm nguồn thực phẩm dồi dào như thịt, sữa cùng với nguyên liệu da, lông. Tiến dần đến việc sử dụng gia súc vào cày kéo, vận tải. Hình thành sự chọn giống mới cho năng suất cao (dù chưa hoàn toàn ý thức, chỉ mới là kinh nghiệm thu lượm ngẫu nhiên). Xuất hiện sự xâm phạm vào cân bằng sinh thái. Hà mã, voi rừng, tê giác đã bị
tiêu diệt khá nhiều. Có hiện tượng phá rừng để trồng tỉa và vì vậy ảnh hưởng xấu đến
điều kiện sống của thú rừng.
4. Nông nghiệp
Nông nghiệp được phát triển rộng vào thời kỳđá mới. Ngũ cốc chủ yếu là mì, mạch, ngô, lúa, sau đó là rau, đậu, mè, cây lấy củ, cây ăn quả và cây lấy dầu.
Lúa nước xuất hiện ở vùng ven sông lớn, cùng với sự giữ nước, đưa nước vào đồng ruộng, đắp đê bảo vệ mùa màng. Bò ngựa dùng chủ yếu cho việc cày cấy trong nông nghiệp. Dấu ấn chủ yếu là tính phong phú và cân bằng sinh thái tuy bị xâm phạm nhưng chưa phá vỡ nghiêm trọng. Cuộc sống thời đá mới tương đối ổn định.
5. Công nghiệp hóa
Khởi đầu với động cơ hơi nước, hình thành hệ thống kỹ thuật mới. Chuyển công trường thủ công sang nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa.
Máy móc tạo năng suất cao, tác động mạnh đến môi trường sống. Nông nghiệp với máy móc phát quang, phá rừng. Khai thác mỏ phá hủy sinh thái rừng và tài nguyên
động thực vật, ảnh hưởng xấu đến sinh quyển.
Năng lượng tiêu hao nhiều, tăng sử dụng than, dầu mỏ, khí đốt làm phát sinh ô nhiễm môi trường. Chủ nghĩa thực dân tiêu diệt hàng loạt động vật rừng, phá hủy nghiêm