PHÂN BỐ DÂN CƯ 1.Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường và con người (Trang 72 - 74)

1.Khái niệm

Thuở xa xưa, con người sinh sống tập trung ở những vùng khí hậu ấm áp thuộc châu Phi, châu Âu. Tới giai đoạn trồng trọt, nhiều tập đoàn người đã bắt đầu định cư, sau

đó địa bàn cư trú dần dần lan sang khắp các lục địa khác và ngày nay, con người sinh sống gần khắp mọi nơi trên địa cầu và hình thành nên sự phân bố dân cư của thế giới hiện nay.

Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ

phù hợp với điều kiện sống cũng như các yêu cầu khác của xã hội. Lúc đầu, sự phân bố dân cư mang tính chất bản năng, tương tự như việc di trú của một số loài chim tìm nơi ấm áp khi mùa đông tới. Khi lực lượng sản xuất phát triển, sự phân bố dân cư có ý thức và có quy luật.

Ở nhiều nước, do quá trình phát triển công nghiệp ồạt và quá trình đô thị hóa, dân cư

sống tập trung ở một số trung tâm công nghiệp và các thành phố lớn. Tại đây, nhân dân lao động thường phải sống chen chúc trong những khu chật hẹp, thiếu tiện nghi và môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Trong khi ấy, ở các vùng nông nghiệp dân cư ngày càng thưa thớt.

Ngược lại, một số nước đã chú trọng đến việc phân bố dân cư có kế hoạch. Số dân thành thị tăng lên nhanh chóng nhưng vẫn phù hợp với sự phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, dân cư còn được phân bố lại ở các vùng thưa dân nhưng giàu tiềm năng, nhằm tạo điều kiện khai thác tốt mọi nguồn tài nguyên, tận dụng và điều hòa nguồn lao động giữa các vùng trong phạm vi cả nước.

Trong đó, P là số dân thường trú của lãnh thổ; Q là diện tích lãnh thổ(không kể các hồ nước lớn trong lục địa)

2.Các nhân tốảnh hưởng tới sự phân bố dân cư

Sự phân bố dân cư trên một lãnh thổ phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập mối quan hệ giữa mật độ dân số với các hình thái kinh tế.

Bảng 4. Mật độ dân số theo các hình thái kinh tế

Hình thái kinh tế Mật độ (người/km2) Săn bắt, đánh cá 0,02 – 0,01

Chăn nuôi 0,5 – 2,7

Nông nghiệp 40

Công nghiệp 160

Con người là một bộ phận của tự nhiên, đồng thời lại là một thực thể của xã hội. Sự

phân bố dân cư diễn ra trong hoàn cảnh tự nhiên, chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự

nhiên như khí hậu, nguồn nước, địa hình, đất đai, tài nguyên khoáng sản .v.v… Ngoài ra, sự phân bố dân cư còn bịảnh hưởng bởi các nhân tố khác như như trình độ phát triển lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác của lãnh thổ.

3.Tình hình phân bố dân cư trên thế giới

Tổng diện tích trái đất là 510 triệu km2, trong đó đại dương chiếm khoảng 75%, còn lại là các lục địa và các hải đảo mà con người đã cư trú (trừ châu Nam cực). Số dân trên thế giới ngày càng đông, từ những nơi cư trú đầu tiên ở châu Phi, châu Á, con người tỏa đi các lục địa khác vào những thời kỳ khác nhau để làm ăn sinh sống. Sự

phân bố dân cư trên thế giới có 2 đặc điểm là thay đổi theo thời gian và không gian.

Bảng 5. Sự thay đổi về phân bố dân cư giữa các châu lục trong thời kỳ từ giữa thế kỷ XVII cho đến nay (% châu lục so với thế giới)

Năm Các châu lục 1650 1750 1850 1950 1995 Á 53,8 61,5 61,1 60,2 60,5 Âu 21,5 21,2 24,2 13,5 12,7 Mỹ 2,8 1,9 5,4 13,7 13,6 Phi 21,5 15,1 9,1 12,1 12,7

Bảng 6. Mật độ dân số của thế giới ở các năm (diện tích: 131 triệu km2)

Năm Dân số (triệu người)

Mật độ

(người/km2) Năm Dân s(triệốu người) Mật độ (người/km2) 1950 2.556 19,5 1990 5.277 40,3 1955 2.780 21,2 1995 5.682 43,4 1960 3.039 23,2 1999 5.996 45,8 1965 3.345 25,5 2000 6.073 46,4 1970 3.706 28,3 2010 6.832 52,1 1975 4.086 31,2 2020 7.562 57,7 1980 4.454 34,0 2025 7.896 60,3 1985 4.850 37,0 2050 9.298 71,0

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường và con người (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)