NHU CẦU VỀ KHÔNG GIAN VÀ LÃNH THỔ

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường và con người (Trang 50 - 51)

Ngoài những nhu cầu về thức ăn, nước, không khí và năng lượng, mọi sinh vật còn cần khoảng không gian để sống. Khoảng không gian cần thiết cho sinh vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khoảng không gian cần cho thực vật và vi sinh vật có quan hệ trực tiếp với khả năng có sẵn của thức ăn, ánh sáng, không khí và nước. Đối với động vật và loài người, nhu cầu về không gian và lãnh thổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Loài người có khái niệm về lãnh thổ rất rõ ràng. Quốc gia có biên giới, sự vi phạm biên giới có thể dẫn đến xung đột vũ trang, chiến tranh. Cơ quan có tường bao quanh, có cổng ra vào, việc ra vào đều theo những quy định nhất định.

Khoảng không gian địa lý nói lên giới hạn về quyền sở hữu của một người, một tổ

chức hay của một dân tộc hoặc một số dân tộc. Không gian địa lý có thể to như một quốc gia, nhỏ như một cái sân trước nhà.

Nhà ở bao giờ cũng là nhu cầu quan trọng đối với con người trong đời sống xã hội.

Đó là nói đến mối quan hệ giữa cái nhà và vấn đềở của con người.

Trong xã hội sơ khai, con người sống dựa vào thiên nhiên, nên nhà ở chủ yếu là những hang động .v.v… để có thể chống đỡ những yếu tố bất lợi của thiên nhiên và thú dữ. Dần dần, con người biết cải tạo thiên nhiên nhằm thay đổi cách thức sinh sống, thay đổi nơi ở mà ngày nay được gọi là "nhà ở". Lúc đầu, nhà ởđược làm bằng những vật liệu đơn sơ, cấu trúc giản đơn và nó đã không ngừng được cải tiến để có những cấu trúc hiện đại như ngày nay.

Vấn đề nhà ở do con người quyết định và tùy thuộc từng thành phần, lứa tuổi, nghề

nghiệp, số lượng người trong mỗi gia đình, số thế hệ trong mỗi hộ, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, quan hệ xã hội … để thiết kế nhà và không gian hợp lý các bộ

phận trong căn hộ cũng như tương quan giữa các loại căn hộ trong một nhà và giữa các nhà trong khu ở. Vì vậy, mới thoạt nhìn tưởng chừng nhu cầu về nhà ở là đơn giản, nhưng thực tế lại rất phức tạp trong việc giải quyết các mối quan hệ nhà và giữa các nhà trong khu ở.

Ngay từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, kiến trúc sư người La Mã, Vitruvi, trong "Mười quyển sách về kiến trúc" đã đề ra yêu cầu "bền vững, thích dụng và đẹp” đối với một ngôi nhà.

Ngày nay, do điều kiện phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật nói chung và xây dựng nói riêng, do sự phát triển những quan điểm mới về thẩm mỹ, nên nhu cầu đối với nhà ở ngày càng cao. Cụ thể, nhà ở phải tiện nghi, phù hợp với đời sống muôn vẻ

của con người, bảo đảm việc nghỉ ngơi, tiếp xúc, giải trí và giáo dục thiếu nhi. Yêu cầu này đòi hỏi:

Nhà ở phải có những phòng đáp ứng được những nội dung sinh hoạt khác nhau. Trong nhà phải đảm bảo được những điều kiện kỹ thuật, vệ sinh của con người, phải có những không gian phụ như bếp, nhà tắm, ban công …

Nhà ở phải giải quyết mối quan hệ giữa điều kiện sống với khí hậu bên ngoài, đảm bảo chếđộ vệ sinh, chống nóng, chống gió, chiếu sáng, cách âm, chống ẩm.

Vấn đề tập quán dân tộc, nhân chủng cũng được chú trọng.

Nhà ở thiết kế tùy điều kiện nghề nghiệp của người sử dụng mà có những yêu cầu phù hợp tương ứng.

Nhà ở còn phải đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường và con người (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)