CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường và con người (Trang 119 - 121)

THIÊN NHIÊN

Xuất phát từ tính chất của từng loại TNTN, hiệu lực của cơ chế thị trường và nhu cầu phát triển bền vững của xã hội loài người, việc sử dụng TNTN cần dựa trên những nguyên lý cơ bản sau:

1.Sử dụng tài nguyên khoáng sản

Khi khai thác tài nguyên khoáng sản phải tính toán cả những chi phí gây ra cho tương lai và cho các đối tượng bên ngoài khác. Cụ thể:

Giá khoáng phải bao gồm chi phí khai thác một đơn vị khoáng hiện nay và chi phí gây ra cho tương lai do làm giảm đi một đơn vị khoáng trong lòng đất. Loại chi phí sau được gọi là chi phí người sử dụng (user cost). Với thị trường tự do, giá khoáng được tính bằng tổng của chi phí khai thác biên và chi phí người sử dụng hay (P = MC + MU).

Chi phí người sử dụng thực chất là giá trị một đơn vị khoáng nếu nó còn lại trong lòng đất. Giá trị này được đo bằng chi phí thăm dò, và bằng với chi phí thăm dò biên (Marginal Cost of Exploration). Nếu sản lượng khoáng trong lòng đất giảm thì chi phí thăm dò sẽ tăng trong tương lai.

Nếu việc khai thác khoáng sản gây ra những tổn thất cho môi trường như ô nhiễm môi trường, giảm diện tích rừng hoặc đất nông nghiệp thì giá tài nguyên khoáng sản phải bao gồm cả các chi phí gây ra cho bên ngoài đó khi tăng khai thác một đơn vị khoáng. Chi phí này được gọi là chi phí ngoại ứng biên (Marginal External Cost). Tóm lại, điều kiện cơ bản về giá phải là P = MC + MCE +MEC (P: Giá khoáng sản; MC: Chi phí khai thác biên; MCE: Chi phí

Điều tiết quy mô khai thác phù hợp với nhu cầu phát triển bền vững, cần có sự can thiệp của nhà nước để thị trường hóa các chi phí trên. Khi sử dụng tài nguyên khoáng sản phải chú ý việc tái chế phế thải và thay thế dần sang các dạng tài nguyên vô hạn hoặc tái tạo được, đặc biệt chuyển sử dụng nhiên liệu các hóa thạch sang các dạng năng lượng sạch và vô tận như năng lượng mặt trời, thủy triều …

Nguyên lý về giá trên đây sẽ tạo động lực thường xuyên cho quá trình tái chế phế liệu và thay thế tài nguyên.

2.Nguyên lý sử dụng tài nguyên tái tạo

Duy trì tốc độ sử dụng bằng với tốc độ tái sinh của tài nguyên sinh vật.

Áp dụng nguyên lý giá do tính hữu hạn của chúng. Nếu tốc độ sử dụng bằng với tốc độ tái sinh thì chi phí người sử dụng sẽ không đổi và giá tài nguyên sinh vật sẽ không tăng cao.

Nguyên lý trên đây gọi là nguyên lý cốđịnh hóa dự trữ tài nguyên sinh vật. Phải có sự quản lý của nhà nước mới thực hiện được nguyên lý này. Nguyên nhân chủ yếu là do các loại tài nguyên này rất khó xác định quyền sở hữu.

Nhà quản trị tài nguyên: căn cứđiều kiện kinh tế và sinh thái để xác định tốc

độ tái sinh của từng loại sinh vật để duy trì tốc độ sử dụng tương ứng, hạn mức

đánh bắt hoặc khai thác thích hợp và phải có quá trình kiểm tra thường kỳ. Sử dụng đất phải kèm theo cải tạo, chống xói mòn như cải tạo đất phèn mặn và đất bạc màu, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc. Duy trì tổng lượng phế thải bằng khả năng tự

làm sạch của môi trường đất, nước, không khí. Nhà nước phải tạo thị trường cho các giá trị sinh thái của những tài nguyên này. Khả năng tự làm sạch của môi trường phải

Chương 06

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm môi trường là hậu quả của những tác động làm thay đổi các thành phần môi trường, thay đổi các thành phần vật lý hóa học, các nguồn năng lượng, mức độ bức xạ,

đa dạng của sinh vật, làm mất cân bằng trạng thái môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật và môi trường tự nhiên. Những thay đổi làm mất cân bằng trạng thái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến con người thông qua đường thức ăn, nước uống và không khí hoặc ảnh hưởng gián tiếp tới con người do thay đổi điều kiện vật lý hóa học và suy thoái môi trường. Ô nhiễm môi trường cũng có nghĩa là có sự xuất hiện nhân tố lạ (về số lượng và thành phần) trong hợp phần nào đó của môi trường gây phương hại cho sinh vật. Như vậy muốn kiểm soát được ô nhiễm, trước hết phải biết giới hạn sinh thái đối với từng yếu tố sinh thái của môi trường và xử lý ô nhiễm có nghĩa là thực thi các giải pháp nhằm đưa các yếu tố sinh thái trở lại bên trong giới hạn chống chịu của quần thể sinh vật.

Một phần của tài liệu Giáo trình môi trường và con người (Trang 119 - 121)