CÁI TÔI SUY TƯ, CHIÊM NGHIỆM

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tế hanh luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 35 - 41)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.4.CÁI TÔI SUY TƯ, CHIÊM NGHIỆM

Lối thơ cảm xúc và tình cảm, nó vốn là sở trường của tâm hồn thơ Tế Hanh. Nhưng đồng thời với sở trường đó, thơ ông nhất là vào giai đoạn cuối cũng đi về hướng của sự suy nghĩ, suy tưởng. Qua hàng loại các thi phẩm của ông viết về nghề, về thơ, về thời gian, sự sống, tình yêu… ta hình dung một con người có nhiều trăn trở, suy tư, chiêm nghiệm. Tuy nhiên những suy nghĩ của Tế Hanh không nặng nề như Chế Lan Viên mà mang màu sắc dịu nhẹ, trầm lắng hơn

Gắn cuộc đời mình trong dòng đời và dòng thời gian, Tế Hanh có những suy nghĩ sâu sắc về thời gian và sự sống. Đối với ông, thời gian mang tính khách quan “Biết đời là không chỉ của riêng ta” và luôn vận động không ngừng. Thời gian gắn liền với sự đổi thay của một cuộc đời, của con người hoặc sự tuần hoàn của đời sống tự nhiên. Suy nghĩ về một trái chín, Tế Hanh cho thấy rõ quy luật phát triển biện chứng

Phong cách thơ Tế Hanh 34

Hân hoan trái chín biệt ly đời Vào trong tất cả vào trong chết

Mang nặng mầm sinh buổi phục hồi” (Trái chín)

và kì diệu hơn là sự sinh sôi của một con người: Đứa trẻ ra đời từ người mẹ

“Trông đứa hài nhi thịt thắm tươi Y nguyên người lập lại thân người Tưởng đà chia bớt trong tạo hoá Mang nặng mầm sinh buổi phục hồi”

(Người mẹ)

Năm tháng qua đi, cuộc đời cũng biến chuyển vận động không ngừng. Thời gian bồi đắp lên những giá trị mới và đồng thời cũng làm già cỗi đi những mầm sống vốn dồi dào sinh lực. Từ thiên nhiên tạo vật đến con người, tuổi trẻ và tình yêu đều chịu tác động bởi quy luật ấy. Nhà thơ đã không khỏi phải xót xa khi nhận ra rằng

“Nói sao hết được em ơi

Anh không thể bắt cuộc đời đứng yên” (Cái nhìn)

Thời gian qua rồi không bao giờ quay trở lại. Tế Hanh không có ý định níu giữ dòng chảy thời gian, bởi có lẽ đó là điều không thể. Cái mà ông luôn làm là khiến cho thời gian sống của mình trở nên có ý nghĩa. Vì thế nhà thơ không để thời gian trôi đi một cách oan uổng “Tôi không thể tháng ngày thành nước chảy”. Suốt cuộc đời mình, Tế Hanh đã sống và sáng tác không mệt mỏi và đã lưu giữ trong thơ mình những mốc son thời gian - những kí ức không thể phai mờ về tình yêu, cuộc sống, về những chặng đường cách mạng đã qua. Chính những vần thơ da diết của ông cũng đã trở thành một thứ hoa lưu niên đi cùng năm tháng. Có thể nói con người nồng nàn, tha thiết ấy ngay

Phong cách thơ Tế Hanh 35

từ thuở hoa niên cho đến những năm cuối đời đã giữ trọn vẹn “một tấm lòng” cùng với thời gian. Đó là một tấm lòng nhân ái, một tấm lòng ân nghĩa, thuỷ chung với cuộc sống và lặng lẽ vượt lên những thử thách của cuộc đời mình Là nhà thơ giàu cảm xúc, Tế Hanh có sự nhạy cảm riêng với những niềm vui, nỗi buồn và cả những giới hạn trong cuộc đời. Theo ông cuộc sống là sự hoà trộn của rất nhiều trạng thái, phạm trù: niềm vui - nỗi buồn, cay đắng - ngọt ngào, đau khổ - hạnh phúc, nụ cười và nước mắt, nỗi đau - lời ca

“Một ít chua thôi tựa cuộc đời Nỗi buồn xen lẫn với niềm vui Cũng như em nhỉ tình yêu vậy Đắng cay xen lẫn với ngọt bùi” (Cây nhót)

Cuộc sống là vậy, là sự tổng hoà của nhiều trạng thái nhưng các trạng thái ấy của cuộc sống cũng không thuần nhất mà có sự đan xen chuyển hoá vận động và biến đổi không ngừng. Đó là bản chất mà cũng là sự kì diệu của cuộc sống. Chính sự kì diệu này lại làm cho cuộc sống của con người thêm ý nghĩa

“Khi nụ cười có thể sinh ra từ nước mắt Như nỗi đau có thể hoá lời ca”

(Bình luận về Kiều)

Thấu hiểu sâu sắc quy luật của thời gian và sự sống, cái còn và cái mất như thế, Tế Hanh không nguôi trăn trở, suy nghĩ để tìm cho mình một lẽ sống đích thực. Và ông đã có được một quan niệm thật thực tế, giàu tình đời tình người về hạnh phúc

“Nếu không có hạnh phúc một đời Thì tìm hạnh phúc một ngày một tháng

Nếu không có hạnh phúc một ngày một tháng Thì tìm hạnh phúc một ngày một giờ”

Phong cách thơ Tế Hanh 36

(Hạnh phúc)

Rõ ràng với Tế Hanh hạnh phúc không phải là những gì cao xa hay ảo tưởng xa vời mà là những điều rất gần gũi giản dị mà nhiều người có thể tìm thấy được. Sau cái thanh thản của một đêm yên giấc tác giả thấy hạnh phúc khi bắt gặp ánh xuân về trên một đoá hoa tươi. Ý tưởng về hạnh phúc của Tế Hanh có sự gặp gỡ tương đồng với nhà thơ Tố Hữu

“Cành táo đầu hè quả ngọt rung rinh Treo trước mặt của loài người ta đó Như hạnh phúc đơn sơ ước mơ nho nhỏ” (Bài ca xuân 68)

Càng về cuối đời, chất suy tư chiêm nghiệm càng đậm đặc do sự lắng kết của những suy nghĩ cảm xúc, Tế Hanh nhìn sâu vào bên trong và có xu hướng tổng kết về đời mình, về nghề, về thơ. Ông nói về công việc làm thơ một cách độc đáo và thấm thía

“Mỗi lần làm thơ tôi lại như bắt đầu Hơn mười năm làm thơ, tôi chưa rút ra

kinh nghiệm nào hết

Như một người đang yêu, tôi chỉ biết

Tôi yêu. Tình yêu có kinh nghiệm gì đâu?”

(Kinh nghiệm làm thơ - Bài 1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thế giới nghệ thuật, công việc làm thơ cũng như tình yêu, nó luôn là điều mới mẻ, không có kinh nghiệm, không ai có thể bắt chước được. Nguời nghệ sĩ cũng giống như một người đang yêu luôn phải biết tìm tòi khám phá đến tận cùng hương sắc muôn màu, muôn vẻ ấy. Thậm chí phải đổi bằng nỗi đau của đời mình bởi

“Nghệ thuật và tình yêu đều tuyệt đối Một con người chỉ tương đối mà thôi Niềm vui sướng khổ đau khi với tới

Phong cách thơ Tế Hanh 37

Phải trải qua bao nỗi đau đời”

(Kinh nghiệm làm thơ - Bài 1 )

Đây là sự nhận thức chân tình và thực tế đối với quá trình hoạt động nghệ thuật. Thành công trong nghệ thuật phải đổi bằng những lao động gian nan vất vả của bản thân người nghệ sĩ. Qủa là nghề văn chương không đơn giản chút nào

Qua Nguyễn Du và Truyện Kiều, tác giả có ngững suy nghĩ khá sâu về chức năng, tác dụng của thơ và nhà thơ đối với cuộc sống

“Hãy đi con đường vào trái tim bạn đọc

Người ta có thể quên tên người làm thơ nhưng đừng để quên thơ” (Bài học nhỏ về nhà thơ lớn)

Tế Hanh cũng thường nói đến trong thơ mình mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Qua một bờ liễu xanh, tác giả so sánh cây liễu trong cuộc đời và nghệ thuật. Ông nhắc đến cây táo trong vườn nhà Lỗ Tấn, những con cá dưới nét bút của Tề Bạch Thạch. Chính cuộc đời đã sản sinh ra nghệ thuật và đổi lại nghệ thuật trở lại tô điểm cho cuộc đời. Sự thật trong nghệ thuật nhiều khi lại phong phú chân thực hơn sự thật trong đời sống

Đi qua cuộc đời, những gì đã sống, đã trải lắng đọng trong thơ Tế Hanh thành những suy nghĩ dung dị và chân thành. Người đọc thấy ngùi ngùi trước cái suy nghĩ rất thực mà cũng rất thấm thía về tình đời, tình người của ông

“Thuở xưa đá bóng hăm hai đứa Cờ tướng nay anh đánh một mình”

(Đánh cờ một mình)

Trong nhiều bài thơ khác: Vườn táo, Cây vối, Cây nhót, Cái tủ sách của cha tôi, Bên mồ mẹ…Tế Hanh cũng gửi gắm biết bao suy tư, triết lý sâu xa qua những điều tưởng chừng thật bình thường giản dị

Phong cách thơ Tế Hanh 38

Giống như rất nhiều nhà thơ, Tế Hanh cũng có suy tưởng băn khoăn về những vấn đề lớn của dân tộc, thời đại nhưng ông suy nghĩ về nó theo cách nghĩ của riêng mình. Nhà thơ khái quát những bước đi của thế kỉ

“Tặng em thế kỉ chúng ta

Niềm vui nỗi khổ đều qua vội vàng” (Tặng)

Chế Lan Viên bình luận “Tặng em thế kỉ chúng ta đấy là cái thời đại, lịch sử đem đến nhưng niềm vui nỗi khổ đấy lại là Tế Hanh rồi”. Cái giỏi của Tế Hanh là ở chỗ ấy, ông đã làm những điều xa lạ hoá thân quen. Và đó cũng là cách riêng của Tế Hanh trong suy tư

Qua thơ Tế Hanh có thể thấy tác giả không hề thờ ơ với cõi đời, ông luôn lặng lẽ đi giữa dòng đời để mà trải nghiệm, để tích luỹ vốn sống và để rồi có một cái nhìn thấu lẽ đời hơn. Bản thân Tế Hanh rất chịu khó khái quát những vấn đề của đời sống, và theo cách của riêng mình. Nhìn chung những triết lý trong thơ ông đều rất hồn nhiên chân thành, nói như giáo sư Hà Minh Đức, ông không “hắng giọng cho cao hơn cài tầm thơ của mình”. Hầu như Tế Hanh không trình bày quan điểm triết lý mà triết lý trong thơ ông nảy sinh từ sự lắng kết của những cảm xúc, suy nghĩ có được do độ chín của tâm tình và những trải nghiệm ngày càng dày dặn hơn của nhà thơ giữa cuộc đời

Khác với Chế Lan Viên suy nghĩ triết lý về các vấn đề chính trị và những vấn đề nhân sinh thế sự có tính chất phổ quát “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn” thơ Tế Hanh lại nghiêng về triết lý đời sống giản dị mà sâu sắc thấm thía. Những gì ông nghĩ ngợi suy tư đều là những gì gần gũi thiết thực đời thường, chúng ta hiểu vì sao hay bắt gặp trong thơ ông những chiêm nghiệm triết lý về thời gian, cuộc sống, về hạnh phúc giản dị, về nghề, về thơ, về tình người…những suy nghĩ rất tự nhiên, chân thành

“Đoá hoa tự nó thơm Như bài thơ tự đủ”

Phong cách thơ Tế Hanh 39

(Nói chuyện thơ)

Thơ Tế Hanh bao giờ cũng bắt nguồn từ những mạch cảm xúc dẫn đến những triết lý nhẹ nhàng thấm thía (Cây nhót, Bài học nhỏ về nhà thơ lớn…). Nếu thơ Chế Lan Viên lấy suy nghĩ lấy ý làm điểm tựa và thơ ông tác động trước hết vào vào tư duy người đọc thì ở Tế Hanh ông luôn lấy tình cảm làm gốc, ngay cả khi suy nghĩ ông cũng suy nghĩ bằng những rung động thiết tha của con tim “Ở Tế Hanh nhạc trưởng chỉ huy vẫn là tình cảm…”. Có thể nói cái cốt lõi của suy tư trong thơ Tế Hanh là tình cảm và sự chân thành, vì thế sự suy nghĩ trong thơ ông không những làm nghĩ mà còn làm cảm lòng người Triết lý trong thơ Tế Hanh giản dị nhỏ nhẹ là vậy nhưng cũng thấm thật sâu vào trái tim những người từng trải, những người đã sống, đã yêu.Và đặc biệt mọi triết lí trong thơ ông đều được thể hiện trong những bài thơ trong sáng, giản dị, chân thành. Cái độc đáo, cái riêng làm nên phong cách thơ Tế Hanh là ở chỗ đó

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tế hanh luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 35 - 41)