5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.1.1. QUÊ HƯƠNG NƠI CHÔN RAU, CẮT RỐN
Thường mỗi nhà thơ quê hương đều hướng tâm hồn mình về một miền quê cụ thể. Đó có thể là nơi sinh ra lớn lên hoặc là nơi từng gắn bó - nơi mà “tình yêu làm đất lạ hoá quê hương” (Chế Lan Viên). Người ta tìm thấy vẻ đẹp của một miền quê Hà Tĩnh trong thơ Huy Cận; phong cảnh nên thơ của đồng quê miền Bắc trong thơ Nguyễn Nhược Pháp, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính; Huế đẹp và thơ trong thơ Hàn Mặc Tử, Nam Trân, Tố Hữu. Và Tế Hanh , như một duyên nợ, nhà thơ lại hướng tâm hồn mình về một miền quê chài lưới mặn nồng hương vị biển
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
(Quê hương)
Quê hương làng chài mà Tế Hanh nói đến là làng Đông Yên, nguyên là xã Bình Sơn, huyện Bình Dương, tỉnh Quảng ngãi - nơi chôn rau cắt rốn của nhà thơ. Về làng Đông Yên Tế Hanh từng kể “cái làng miền Nam ấy là một hòn đảo nằm trên sông Trà Bồng trước khi xuôi về biển lớn. Trên làng tôi quay mặt về phương nào cũng thấy những tấm lưới, những mái chèo và nhất là những cánh buồm căng gió”. Sau này trong bài thơ Tiếng sóng, Tế Hanh cũng nêu lên thật cụ thể đặc điểm và vị trí địa lý cái thôn làng nhỏ bé, xinh xắn của mình “Tôi nói đến một vùng duyên hải - Ở miền Nam êm ái quê tôi”, dẫu đó chỉ là “Một chấm đỏ trên bản đồ nước Việt - Một chấm xanh trên bãi
Phong cách thơ Tế Hanh 50
Thái Bình Dương” nhưng đối với thi nhân đó là tâm thức, là cả cuộc đời, là “Chiếc tổ ấm cánh chim thường trở lại - Trên con đường vạn dặm xa khơi” Yêu quê tha thiết, Tế Hanh viết về quê hương của mình với nguồn cảm hướng dạt dào tuôn chảy và dường như không bao giờ vơi cạn. Trong thơ ông, nơi chôn rau cắt rốn hiện lên không phải như một khái niệm trìu tượng mà là những gì rất cụ thể: những người thân trong nhà, bà con trong làng, những người đã chết, những người đang sống, là mái đình, luỹ tre, là con sông, là những gì nhỏ bé hơn nữa “Tiếng sóng đánh, tiếng võng kêu”, “Tiếng sóng chen tiếng võng tâm tình”, tất cả làm nên diện mạo riêng của quê hương Ta bắt gặp ở nơi đây những cảnh vật bình dị, quen thuộc nhưng rất đặc trưng: sông là sông xanh biếc với “nước gương trong soi tóc những hàng tre”, biển hiền hoà ấm áp như lòng mẹ, những mảnh vườn cây trái đơn sơ, giản dị với cây ổi, cây xoài bao bọc nếp nhà xưa nhỏ bé. Con đường làng xuyên qua giữa làng loang đầy hương hoa, hương cỏ như cất lên tiếng hát.
Con người quê hương cũng mang đặc điểm riêng của vùng biển và hơn nữa mang đặc điểm riêng của vùng biển quê hương Tế Hanh không lẫn với bất cứ nơi nào khác “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - cả thân hình nồng thở vị xa xăm”, những con người không tuổi không tên từ đời này sang đời khác nối tiếp nhau “xây cái sống nơi đầu ghềnh cuối bãi”
Quê hương Tế Hanh còn tượng hình bởi những sinh hoạt thanh bình giàu truyền thống. Bằng trái tim nhân hậu giàu yêu thương và bút pháp nghệ thuật trữ tình, nhà thơ đã ghi lại thật sinh động và cụ thể cảnh đánh bắt cá trên biển rộn rịp lúc hừng đông
“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã Giương mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang …
Phong cách thơ Tế Hanh 51
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”
(Quê hương)
Những người dân chài vùng biển này trông cậy cả vào biển cả, vào từng cơn gió nhẹ, vào những buổi trời trong. Cứ mỗi buổi bình minh ửng hồng ở phuơng Đông báo hiệu một buổi trời yên, bể lặng, họ lại hối hả dong buồm ra khơi và tấp nập đón ghe về khi thuyền cập bến.
Ở Một làng thương nhớ ta lại bắt gặp cảnh tượng đẹp đẽ thơ mộng của những thôn xóm bình yên
“Thuở phong lưu đất trời đầy tươi sáng Tơ lụa vàng chói rạng khắp bao thôn”
Làng quê trong sinh hoạt lâu đời đã khẳng định sức sống bền vững từ đất làng thẳm sâu và hồn hậu cho đến tâm hồn man mác của quê hương. Tế Hanh với những vần thơ chân thực tha thiết nhất của mình đã làm sống dậy cái sinh sắc khó quên của một vùng quê miền biển
“Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
(Quê hương)
Phải gắn bó và yêu quê tha thiết lắm, Tế Hanh mới có thể cảm nhận được “mảnh hồn làng” trên cánh buồm trắng căng phồng gió biển và hơn thế ấp iu trong lòng mình qua bao năm tháng cái dáng nét và hương vị riêng của làng chài: hình ảnh “những vẩy cá rải trên đường lấp lánh”, những “đôi vai gầy gánh cá sang sông” và cả hương vị đặc trưng: đó là hương thơm mùi cá nướng ngọt ngào gió đưa lan trong hơi sớm, là vị mặn nồng của biển khơi ấm thấm trong từng thớ gỗ của mạn thuyền khi trở về bến mỏi. Rõ ràng cái nét riêng của làng quê biển đã lắng kết trong hồn thơ Tế Hanh khiến cho cảnh sắc quê ông chẳng thể lẫn với bất cứ một nơi nào khác
Phong cách thơ Tế Hanh 52
Quê hương bao giờ cũng đẹp với những đứa con của nó, càng đẹp hơn khi được thi vị hoá bởi một ngòi bút thấm đượm hồn thơ và hồn quê. Trong thơ Tế Hanh viết về quê hương, ta luôn bắt gặp những hình ảnh tươi tắn, sinh động, những tính từ chỉ màu sắc sáng và trong trẻo. Có cái gì như say mê da diết trong những vần thơ quê hương của ông, nó cuốn ta đi bằng niềm xúc động dâng trào. Quê thi nhân đó có “cát trắng, nắng vàng, trời biếc”, màu trời đan lồng trong màu nước sông xanh, nước gương trong soi tóc những hàng tre, ánh nắng màu vàng lan toả xuống dòng sông lấp lánh, dáng hình quê duyên dáng mộng mơ. Qua nước gương thời gian, trái tim nồng hậu tha thiết của Tế Hanh đã làm cho gương mặt quê hương trở lên lung linh xao động “Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc”
(Nhớ con sông quê hương) Quả vậy, quê hương chôn rau cắt rốn đã trở thành tâm thức suốt đời ám ảnh trong cõi nhớ của Tế Hanh. Và làng quê ấy như có một ma lực, có sức gợi, sức hút kì diệu, dù thời gian có xa cách bao nhiêu, dù không gian có mênh mông đến thế nào “Từ đấy ra đi quê khắp xứ” thì với thi nhân quê hương vẫn luôn hiện hữu trong đời trong thơ như là máu thịt, cứ vương vấn mãi thôi trong trí nhớ “Suốt đời quê mẹ vẫn không xa” (Gửi Quảng Ngãi)
2.1.2. Quê hương - nơi in dấu những kỉ niệm tuổi thơ
Viết về quê hương, Tế Hanh đặc biệt thành công khi những rung động của ông trở về với những kỉ niệm tuổi thơ và làm nên vẻ mặt quê hương lung linh, xao động. Rất nhiều bài thơ hay làm rung động lòng người và lưu lại với thời gian: Quê hương, Một làng thương nhớ, Nhớ con sông quê hương, Vườn xưa, Tiếng sóng, Mặt quê hương…cảm hứng được gợi lên từ kí ức tuổi thơ, những kỉ niệm với quê hương
Sinh ra ở một làng quê chài lưới, tuổi nhỏ nhà thơ đã trải qua mùi tanh
Phong cách thơ Tế Hanh 53
Hơn ai hết, Tế Hanh cảm nhận rất rõ như là máu thịt vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây. Ông viết lên thi phẩm Quê hương bằng những kỷ niệm nồng nàn nhất của mình
“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
Thuở hoa niên với những tình cảm đầu đời trong sáng và thiết tha, với nỗi buồn bâng khuâng xa vắng không gọi lên lời. Chàng trai trẻ đa sầu đa cảm Tế Hanh trong những ngày nghỉ học, thường đến sân ga vắng bóng người nhìn theo những con tàu đến rồi đi để mà thương cảm
“Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu Ngàn đời không đủ sức đi mau Có chi vương víu trong hơi máy Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau”
(Những ngày nghỉ học)
Vào khoảng thời gian và không gian ấy, những câu thơ trên của Tế Hanh thật trung thực và trong sáng biểu lộ tấm lòng cảm thông và yêu mến của nhà thơ đối với cuộc đời. Có đôi khi Tế Hanh với tâm trạng rộn ràng, thanh thản trải lòng mình để thâu nhận niềm vui trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp một chiều bên cánh đồng lúa bát ngát xanh “Đồng quê ngát tình - Lòng anh ngát xanh” (Cánh đồng bao la). Cũng có khi chàng trai nhẹ bước trên đường quê mà tưởng như tâm hồn đã nhập vào con đường quê làm một, cảm nhận sâu sắc cùng nó niềm vui nỗi buồn và chia sẻ tình yêu đối với quê hương.
“Những buổi mai tươi nắng chói xa Hồn tôi lóng lánh ánh sương xa Những chiều êm ả tôi thư thái Như kẻ nông phu trở lại nhà”
Phong cách thơ Tế Hanh 54
Tế Hanh, bằng những lời thơ tha thiết trong trẻo của mình, đã lưu giữ lại thật đậm đà những thời khắc thiêng liêng thủa hoa niên ấy. Theo bước chân nhà thơ, Tế Hanh có lần đưa ta trở lại bên ngôi trường cũ. Hơn bốn năm rồi mới trở lại, trường xưa giờ đã thay đổi quá nhiều, trước cảnh tượng ấy tác giả không khỏi trào dâng niềm xúc động. Cảm xúc tuổi học trò trong trắng hồn nhiên là thế nhưng cũng sớm hằn lên những buồn khổ đau thương của cuộc đời.
“Hơn bốn năm rồi trở lại đây
Trường ơi sao giống tấm thân này Mái hư vách lở buồn xơ xác Tim héo hồn đau tủi đoạ đày” (Trường cũ)
Vẫn mạch thơ nhớ thương ta cùng Tế Hanh về bên khuôn vườn nhỏ, nhẹ nhàng hé mở cánh cổng mỏng manh đơn sơ, để bước vào một thế giới ngập tràn cỏ cây hoa lá. Mỗi thứ cây bình dị lại cất giấu trong đó một hình ảnh, một kỷ niệm thân thương gắn bó. Cây ổi, cây xoài nhắc nhở kỉ niệm một chiều hè leo tít lên cành cây hái trái. Cây đào nhiều trái ngon “da hồng mát tựa má hồng em” (Cắn đào) gắn bó với tình yêu đầu đời trong trắng. Còn cả cây lê, bụi chuối thấp thoáng ẩn hiện và nổi bật lên là hình ảnh cây lựu già đứng trầm ngâm lặng lẽ nơi góc vườn với màu hoa chói ngời sắc đỏ như muốn mãi thắp sáng trong lòng ta những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ ngọt ngào
Cũng chính nơi đây, Tế Hanh từng nghe tiếng chuông chùa xa xôi thong thả đếm từng tiếng, rơi trong thinh không vắng lặng như đồng vọng trong gió sương tiếng mẹ gọi chan hoà. Có những buổi thi nhân bỏ chơi ngồi xem mẹ vá từng miếng áo rách sờn, nghe tiếng ru tâm tình theo tiếng võng đu đưa của người cha một thời lỡ vận. Thời trẻ dại của Tế Hanh tắm đẫm trong không khí yên bình êm ả của một vùng quê giàu truyền thống. Cái làng quê hiền hoà êm ả hiện về trong ký ức của ông như trong truyện cổ tích với những cô thôn nữ
Phong cách thơ Tế Hanh 55
“lòng như lụa mướt”, có ánh mắt tơ vương tình tứ của những gã trai làng, tơ lụa vàng soi biếc cả tâm hồn “dâu tăm tắp từ đồng ra đến bãi”, cuộc sống nơi đây cũng đều đặn nhịp nhàng như ru hồn người
Thế rồi cùng với thời gian, tuổi thơ của Tế Hanh cứ lặng lẽ trôi đi như con sông quê ngày nắng. Sau ngày Cách mạng thành công rồi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Khoảng cách vời vợi về không gian và thời gian xa thẳm đã đẩy lùi tất cả về kỉ niệm. Tiếng thơ Tế Hanh lúc này vang lên trong nỗi niềm nhung nhớ quê hương da diết đến không cùng.
Nỗi nhớ đưa tác giả tìm về dòng sông nơi ghi dấu bao kỉ niệm êm đềm thuở thiếu thời
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi”
(Nhớ con sông quê hương)
Tuổi thơ của Tế Hanh gắn bó với con sông Trà Bồng trong xanh chảy qua vùng quê Bình Dương rồi quy tụ ra biển Sa Cần. Nơi đây bốn mùa nước sông trong xanh như thu hết vào lòng mình cảnh sắc của một miền quê yên ả. Những đồi cây bạch đàn, bãi bắp nối tiếp nương khoai ruộng mía
Nhớ con sông quê hương, nhà thơ nhớ từng bờ tre mặt nước, nhớ bà con “ mưa nắng ngoài đồng”, “chài lưới bên sông”, nhớ cả những người không quen biết. Hình ảnh quê hương hoà với những kỷ niệm tuổi thơ cùng bạn bè như bầy chim non tụm năm, tụm bảy lặn hụp trên sông. Nỗi nhớ tuy có chút buồn dăy dứt mà vẫn tha thiết tin yêu. Trong kỷ niệm, tình cảm của người con quê hương đã có sự cộng hưởng mãnh liệt với tình của khúc sông quê ân
Phong cách thơ Tế Hanh 56
nghĩa đậm đà “Tôi đưa tay ôm nước vào lòng - Sông mở nước ôm tôi vào dạ”.
Vẻ đẹp song phương của tình cảm đã tượng hình con sông quê vô tri vô giác thành một sinh thể sống động, dào dạt ân tình. Có lẽ bởi vậy mà dù thời gian có chảy trôi, không gian có cách xa thì những kỷ niệm nồng nàn về con sông quê vẫn luôn hiện diện trong tâm trí, trở thành nỗi ám ảnh vô thường và khát khao da diết.
“Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển Vẫn trở về lưu luyến bên sông”
(Nhớ con sông quê hương)
Nỗi nhớ cũng gọi về một khoảng không gian vườn xưa xa thẳm với màu xanh cây lá, với người mẹ hiền năm tháng vẫn đợi trông. Đối với Tế Hanh, vườn xưa không chỉ là mảnh vườn hiện diện trong không gian làng quê, vườn còn là biểu tượng cho một khoảng không gian thời gian êm đẹp trong cuộc đời, cho tình yêu thời trẻ. Nơi đó anh và em đã có một quá khứ ngọt ngào “ anh trèo tít lên ngọn cây hái ổi”, “em về bên giếng giặt”. Nhà thơ nhớ về nó như nhớ về một khoảng trời trong trẻo hạnh phúc tuổi thơ. Trong ký ức, cái thật của cuộc sống hàng ngày đã đẹp hơn lên lung linh xao động tâm hồn. Sống lại trọn vẹn hạnh phúc quá khứ là điều không thể nhưng mỗi lần nhớ lại vườn xưa là mỗi lần được sống lại không khí của vườn xưa, là mỗi lần được sống lại một khoảng trời trong trẻo hạnh phúc tuổi thơ. Kỷ niệm làm lòng người ấm lại và hơn thế làm sắc đọng thêm niềm tin và mong ước
Bài thơ Mía gợi về những kỉ niệm của tình yêu đầu đời gắn với khung cảnh làng quê một thời yên ả
“Có một ngày xuân em còn nhớ Mười năm, mười sáu tuổi hoa niên Ta đi thơ thẩn đường quê vắng Mía, mía bao vây, mía khắp miền”
Phong cách thơ Tế Hanh 57
Nhà thơ tuổi hoa niên trong những năm tháng tuổi trẻ không chỉ đến sân ga trong những ngày nghỉ học mà còn có những giây phút tha thẩn cùng với người yêu trên đường quê vắng, giữa cái xào xạc bao la của mía quê hương. Kỉ niệm nối tiếp kỉ niệm như một dòng chảy trong lành ngọt ngào được gợi về từ một vùng kí ức thẳm sâu rất đẹp và rất thực
“Mê mải chuyện trò khi dừng bước Ngẩn ngơ con bóng quấn tròn chân …
Đưa tay lau miệng bàn tay êm”
Ta cảm nhận được hạnh phúc êm đềm của tình yêu đang đến. Cô gái không nói chỉ im lặng hành động “Đưa tay lau miệng bàn tay êm” nhưng chính việc làm này có sức mạnh hơn ngàn lời nói. Bàn tay êm với cử chỉ chăm sóc dịu dàng mang hơi ấm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm