NHỮNG CẢM XÚC RIÊNG TƯ

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tế hanh luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 90)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.2.NHỮNG CẢM XÚC RIÊNG TƯ

Bên cạnh mảng thơ tình yêu, Tế Hanh còn chân thực giãi bày những tình cảm riêng tư khác. Trước hết là về hạnh phúc, tình cảm gia đình, nỗi buồn và niềm vui mang tính cá nhân

Trong những tập thơ đã xuất bản, Tế Hanh có trên mười bài viết về mẹ, về cha và cũng khoảng chừng ấy bài viết cho con cho cháu. Đây là những

Phong cách thơ Tế Hanh 89

sáng tác ghi lại xúc cảm chân thành của nhà thơ dành cho những người thân yêu trong gia đình

Tế Hanh viết nhiều về mẹ. Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, nhiều nhà thơ đã thành công khi miêu tả bà mẹ của cuộc đời chung, những bà mẹ anh hùng. Đó là bà má Hậu Giang, mẹ Tơm, mẹ Suốt trong thơ Tố Hữu, hình ảnh những bà mẹ vừa đẹp đẽ vừa thiêng liêng trong thơ Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm, Dương Hương Ly, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh. Tế Hanh lặng lẽ miêu tả người mẹ trong đời thực, giản dị gần gũi gắn với kỷ niệm và tâm tình tuổi nhỏ

Chiếc rổ may là một bài thơ cảm động. Hình ảnh người mẹ nghèo bên chiếc rổ may tằn tiện giữ từng hột nút mòn, từng sợi chỉ để vá áo cho con đã in sâu trong ký ức tuổi thơ Tế Hanh. Cử chỉ của mẹ lặng lẽ chăm chút và chứa chan yêu thương

“Lặng lẽ bàn tay lặng lẽ đưa Đắp từng miếng vá ấm con thơ”

Mẹ vá áo mà như đan dệt nỗi yêu thương, dệt nên tâm tình tuổi nhỏ. Hình ảnh và tấm lòng của mẹ sẽ mãi là những kỷ niệm thiêng liêng đi suốt cuộc đời của người con:

“Mẹ ơi chiếc áo con đã rách Con biết làm sao trở lại nhà Để mẹ vá giùm? con thấy lạnh Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da”

Đất nước chia cắt, người con bé bỏng năm xưa giờ đã trưởng thành. Tế Hanh tập kết ra Bắc xa mẹ, xa quê hương - một cuộc chia xa không biết bao giờ mới được gặp lại. Giờ đây mẹ và quê hương đã hoà làm một, trở thành nơi êm ấm luôn đợi chờ và thiết tha nhắc gợi nỗi nhớ. Nhớ về mẹ nhà thơ nhớ về kỷ niệm “Hết nghỉ hè sang thu - con xa nhà mẹ khóc”, thêm ân hận bởi nhiều điều chưa làm được.

Phong cách thơ Tế Hanh 90

“Mẹ bán đôi vòng cưới

Cho con học nhiều thêm

Mong ngày kia con đỗ Làm nuôi mẹ nuôi em

Nhưng mỗi một mùa qua

Một mùa thêm xa cách Gió thổi lồng trang sách Cuốn mơ ước mẹ già” (Nhớ mẹ)

Rồi khắc khoải mong ngóng và ước ao - dù thật giản dị “Mẹ ơi ngày gặp mẹ

Mùa thu hay mùa hè Con sẽ là đứa bé

Đọc sách mẹ nằm nghe”

(Nhớ mẹ)

Cùng với thời gian xa cách, nỗi nhớ mẹ càng đậm sâu và tha thiết hơn “Nhiều đêm thức giấc giữa canh khuya - Nhớ quê hương nghĩ đến cảnh phân chia”, đứa con miền Bắc lại thảng thốt với câu hỏi “Mẹ còn không hỡi mẹ”

“Mẹ già thế, quân thù hung bạo thế

Tám năm rồi chẳng biết mẹ còn không?” (Mẹ mãi còn)

Sau khi miền nam được giải phóng Tế Hanh về thăm mẹ, thăm quê. 20 năm mới gặp lại giờ mẹ đã ngoài 80 tuổi. Mẹ đã già yếu lắm nhưng vẫn chăm sóc nhà thơ như hồi bé “ấn ba lô gói mực khô giòn”. Nhưng vì bận công tác

nên :

“Hai mươi năm trở về quê mẹ Mới được hai ngày lại xin đi

Phong cách thơ Tế Hanh 91

Mẹ chỉ nhìn con chẳng nói gì”

Câu thơ thoáng chút xót xa ân hận, cuộc chia tay lần này chỉ là tạm biệt vì “Bắc Nam không còn chia cắt nữa, con sẽ đi thăm mẹ luôn”. Dù vậy dư vị xót xa của bao nhiêu năm qua vẫn rưng rưng trong những câu thơ cuối bài :

“Rồi mẹ đưa con ra bến sông Thuyền đi xa mẹ vẫn đứng trông Con nhìn dòng nước chảy cuồn cuộn Như thể thời gian chẳng ngược dòng”

(Mẹ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và khi cúi đầu bên mồ mẹ “Nhìn lại đời mình thấy từ nay thiếu mẹ” Nhà thơ thấy trống trải vô cùng

“Cúi đầu từ biệt mẹ

Từ biệt cả làng quê

Quê mẹ không còn mẹ

Bao giờ con lại về.”

(Bên mồ mẹ)

Đối với Tế Hanh mẹ là sợi dây còn lại nối liền nhà thơ với quê xưa. Nay mẹ không còn thì đâu là dây nối “ Mẹ đi cảnh nhà cũ - bỗng như chìm trong mơ”. Cảm giác vắng lặng mất mát dâng tràn.

Tế Hanh cũng nói về cha với niềm thương cảm da diết. Cha nhà thơ là một ông đồ từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, sau bị thực dân Pháp quản thúc ở làng. Ông thường ngâm thơ, giọng trầm trầm của một ông già bất đắc chí

“Chim quyên xuống đất ăn trùn Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than”

(Một nỗi niềm xưa)

Tiếng ngâm thơ ấy là “một đời tê tái”, là tất cả nỗi đắng cay của một người anh hùng lỡ vận thất trí trở về quê với bao nỗi niềm thời cuộc, giọng

Phong cách thơ Tế Hanh 92

ngâm thơ của cha đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn Tế Hanh gợi lên những suy nghĩ đau buồn về đất nước

“Tiếng trầm nặng vang âm như lệ ứ Tháng năm đầy tâm sự giải không ra”

(Một nỗi niềm xưa)

Viết về cha Tế Hanh viết bằng tấm lòng thấu hiểu và chia sẻ. Cả cuộc đời cha cơ cực, đắng cay là thế, vậy mà khi cha mất tác giả không thể ở gần vuốt mắt cha. Trong nỗi xót đau mất người thân có niềm day dứt trước hoàn cảnh đất nước chia cắt, có niềm ân hận vì lỡ hẹn.

“Nhớ ngày nào con đi tập kết

Thầm hẹn hai năm trở lại nhà

Nghĩ đâu có một ngày cha mất Con chẳng ở gần vuốt mắt cha”

(Nghe tin cha mất)

Sau này kỷ niệm về cha thường gợi nhắc cũng là những kỷ niệm giản dị đời thường, đáng nhớ nhất là Cái tủ sách của cha tôi - vật tri âm tri kỷ của cha suốt cuộc đời:

“Cha tôi có cái tủ

Bằng gỗ quí hình vuông”

Chỉ là một cái tủ con con nhưng cũng có số phận của nó “Trải qua 3 thời đại” và theo thời đại, theo mỗi thế hệ trong gia đình những quyển sách trong tủ cũng thay thế nhau tuỳ thị hiếu thưởng thức.

“Đựng toàn sách thơ đường Tôi đem cái tủ về

Đựng toàn thơ tiếng Pháp Nhưng mấy đứa con tôi Chẳng hiểu gì tiếng Pháp

Phong cách thơ Tế Hanh 93

Sách tôi dần thất lạc.”

Cái khác là thị hiếu thưởng thức. Cái giống nhau là ở chỗ cùng trân trọng giữ gìn văn hoá tri thức nhân loại

“Một cái tủ con con Trải qua ba thời đại Những thơ hay cổ kim Vẫn lưu truyền mãi mãi” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu người mẹ ấp ủ nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, gợi nhắc về những gì lắng sâu ấm áp thì người cha lại cương nghị, vững trãi là nguồn sức mạnh cổ vũ nhà thơ vươn lên thực hiện được hoài bão của cha. Và Tế Hanh đã thành công “Đến đời con cuộc sống cất lời ca”

Những người thân yêu đi vào thơ Tế Hanh không chỉ có người mẹ người cha mà ông rất mực kính yêu mà còn có người vợ dịu hiền, nhà thơ đã dành cho người phụ nữ thân thương của đời mình những tình cảm yêu thương ấm áp. Vẫn là những vần thơ dung dị đời thường

“Anh trong đau ốm gặp em Em ơi! đối xử dịu hiền với anh”

(Anh trong đau ốm gặp em)

Bài thơ thực sự là Tế Hanh, ta cảm nhận được cái tình thực nhiều ân nghĩa. Trong đau ốm bệnh tật nhà thơ mới thấy hết được ý nghĩa sự dịu hiền của người vợ. Chính điều đó là nguồn sức mạnh giúp ông vượt qua khó khăn và những nghiệt ngã bệnh tật

Trong thơ Tế Hanh luôn xuất hiện hình ảnh “bàn tay”- nguồn yêu dấu , bàn tay của yêu thương, của sự trìu mến chăm sóc dịu dàng. Có một bàn tay gợi nhớ gợi thương “Con chim én đã về Nam, giục anh trở lại cầm bàn tay em.” (Nhớ về Hà nội năm nay), bàn tay lưu luyến bịn rịn trong buổi tiễn đưa vào một ngày xuân nắng đẹp “Tay anh cầm chặt bàn tay dịu hiền”, bàn tay mừng tủi trong ngày hội xum vầy “Em đón anh tay nắm chặt tay” (Mặt nhìn

Phong cách thơ Tế Hanh 94

mặt) và đặc biệt là bàn tay ân cần thắp ngọn đèn dẫn bước nhà thơ xuống từng bậc cầu thang khi tuổi đã cao mắt đã loà :

“Anh lần bước theo em

Ngọn đèn là con mắt Một bàn tay dịu hiền Dắt anh đi từng bậc”

(Ngọn đèn con mắt vì sao)

Bóng dáng của người bạn đời luôn thấp thoáng làm nên sức ấm nóng trong câu thơ Tế Hanh. Chính sự dịu dàng này của bà đã giúp nhà thơ vượt qua những khó khăn gian khổ trong cuộc sống đặc biệt là trong những năm cuối đời có nhiều bệnh tật

Qua những bài thơ viết cho con rồi cho cháu ta cũng thấy một tấm lòng thật đôn hậu, đằm thắm và cũng rất đỗi trìu mến bao dung (Dặn con đi sơ tán, Thơ vui tặng con nhỏ, Bé hát dưới trăng…)

Tế Hanh là một người cha rất mực thương yêu con, nhà thơ tinh tế phát hiện những nét đáng yêu ngây thơ thánh thiện ở trẻ: Bé hát dưới trăng có nhiều hình ảnh đẹp

“Bi bô hát chẳng đuôi đầu Lim dim đôi mắt tự ru lấy mình Bé nằm ngửa mặt tròn xinh

Ngủ trong tiếng hát của mình dưới trăng”

Nếu không có lòng yêu trẻ sâu sắc của người cha thì hẳn Tế Hanh khó có được những câu thơ tinh tế ngọt ngào như thế. Ta biết rằng Tế Hanh luôn quan tâm đến cái đẹp, tác giả hướng thơ đến cái đẹp thi vị, thanh cao lại vừa đưa thơ về với cuộc đời bình dị. Trong mảng thơ viết về tình cảm gia đình ông không thi vị hoá cuộc sống mà phát triển chất thi vị đó trong đời trong thơ

Phong cách thơ Tế Hanh 95

Tế Hanh có những niềm vui thật đáng yêu, có những cử chỉ chăm sóc thật chi li: Dặn con đi sơ tán, Đưa con đi học. Chỉ những sự kiện đời sống giản dị hàng ngày nhưng với Tế Hanh nó cũng chất chứa bao xúc động suy tư:

“Con vào lớp vỡ lòng

Ba mừng không ngủ được.”

Đó là những cảm xúc chân thực, là nỗi lòng của một người cha yêu thương con rất mực, và nhà thơ tinh tế nhận ra sự trưởng thành thực sự của con:

“Nhớ hồi còn mẫu giáo

Con cứ đòi ở nhà Bắt đi học con khóc Níu rách cả quần ba” Vậy mà nay vào lớp vỡ lòng:

“Đến cổng trường e ngại Con cứ giục ba về

Con vào không ngoái lại

Ba bỡ ngỡ nhìn theo”

(Đưa con đi học)

Bằng tâm hồn nồng hậu tinh tế nhà thơ đã phát hiện, suy ngẫm ra không ít điều lớn lao từ việc làm của con trẻ : Bé Việt vẽ . Một câu hỏi “Sao ba lại đánh em?”, một hành động “Không buồn em đánh mình - Mà buồn em bị đánh” của trẻ nhỏ có sức lay động sâu xa trong tâm hồn người. Tình cảm thơ ngây của đứa bé khiến cho những người làm cha làm mẹ phải xem lại cách giáo dục của mình với con em

Với Tế Hanh, sự gần gũi con trẻ làm tâm hồn ông tươi mới. Làm cha là một lần trẻ lại. Khi con trưởng thành, có con, lại trẻ lại thêm một lần nữa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Trông chú buồn cười và ngộ nghĩnh Cháu tròn một tuổi, ông sáu mươi Mùa xuân vĩnh viễn, con đường nối

Phong cách thơ Tế Hanh 96

Những bước đầu tiên, bước cuối đời” (Thơ tặng cháu)

Tế Hanh có ít thơ viết về tình bạn, nhưng không phải là không sâu sắc. Đây đó, ta bắt gặp những câu thơ về tình bạn bè đồng chí ấm áp cảm động

“Xa nhà có bè bạn

Tuổi mười bốn mười năm Năm canh cùng tâm sự Quyển sách chung gối nằm”

(Từ sự sống đến sự sống)

Vốn là một tâm hồn đa cảm và giầu lòng trắc ẩn, thơ Tế Hanh khi đi vào cõi riêng tư hay phảng phất buồn. Cái buồn êm dịu làm lòng ta lắng lại. Đọc thơ ông trước Cách mạng tháng Tám ta bắt gặp nỗi buồn vơ vẩn của tuổi hoa niên với “tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương”, với những xót xa ly biệt ngay từ mối tình đầu thơ dại. Trong chiến tranh và nhất là những năm dài đất nước chia cắt là nỗi buồn mất mát và chia ly xa cách. Trong tình yêu là nỗi buồn của cái có được và cái không có được. Về cuối đời, khi những trải nghiệm đã lắng tụ trong suy tư, bệnh tật và tuổi già in hằn dấu vết trên thân thể thơ Tế Hanh lại thể hiện nỗi buồn thấm thía trước những ngổn ngang dang dở của cuộc đời. Ta bắt gặp ở rất nhiều câu thơ những hình ảnh nói nên sự cô đơn trống trải

Là nỗi sầu chất chứa

“Em đi em để gì đâu Em đi em để nỗi sầu cho anh Là cơn bão lòng không nguôi tạnh

“Và cơn bão lòng ta thổi mãi” Là lời thú nhận xót xa

“Ta đang sống hồn nhiên cùng bè bạn chuyện trò Bỗng một hôm thấy mình trơ trọi

Phong cách thơ Tế Hanh 97

Ta chống cô đơn với quyển sách bạn đời” Là nỗi băn khoăn với câu hỏi cho cuộc đời mình

“Đời tôi thực hay mộng Đời tôi buồn hay vui”

Trong thơ Tế Hanh hiếm tiếng cười và hầu như không có tiếng reo mà thường bắt gặp những chữ thương nhớ khát khao “gió lùa nỗi nhớ thấm vào da”, “hồn ta như biển khát khao lạ thường”, khi nói về niềm vui hạnh phúc thì cũng là ở thì tương lai “Con sẽ là đứa bé - Đọc sách mẹ nằm nghe”. Nhưng bản chất nỗi buồn của Tế Hanh không làm cho con người yếu đi rũ xuống mà còn có một sự bồi đắp nào đó cho sự lịch lãm ở đời

“Đôi lúc lòng ta thấy ngậm ngùi Nhưng mà cái chính vẫn là vui Nỗi buồn chỉ một thoàng mây nổi Nhưng nỗi vui là cả một đời”

Dù cuộc sống có làm chúng ta đôi lúc buồn nhưng cuối cùng cuộc sồng vẫn là chỗ dựa đáng tin cậy và quý nể. Thơ Tế Hanh nói đến cái đau buồn đồng thời chống lại cái đau cái buồn. Chính cuộc sống bình thường và vĩ đại đã giúp Tế Hanh vượt qua

“Mất mẹ cha ta thêm hiểu kẻ mồ côi Mất chồng vợ ta cảm thông người goá bụa …Mất người yêu ta còn lại tình yêu”

(Bài ca sự sống) và tin vào người đọc thơ

“Khi ta vào trong vũ trụ mênh mông Những nguyên tử đời ta còn hoạt động Ta vẫn tin mãi nằm bên sự sống

Như đất trời như núi như sông”

Phong cách thơ Tế Hanh 98

Cuối cùng thơ Tế Hanh vẫn toát lên một tấm lòng ưu ái với đời, một niềm tin yêu thiết tha vào phần tốt đẹp của cuộc sống

Trong cuộc hành trình sáng tạo không mệt mỏi của mình, Tế Hanh đã đến với thơ bằng hai nguồn cảm hứng chính: Tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa. Với ông, tình yêu quê hương luôn gắn liền với hình ảnh một làng chài ven biển thơ mộng, bình dị mà đằm thắm chất trữ tình. Nơi đó tuổi thơ của Tế Hanh đã đi qua với bao kỷ niệm vui buồn. Đó cũng là nơi lưu giữ “một nửa lòng” ông trong những ngày đất nước chia cắt. Xa quê hương, Tế Hanh luôn canh cánh bên lòng nỗi nhớ miền Nam và chia sẻ với quê hương một tình cảm nồng nàn nhất. Tình cảm ấy có thể là nỗi niềm trăn trở da diết, có khi là nỗi đau thương, lòng căm giận quân thù. Tất cả đều là trạng thái nằm trong tình yêu lớn đối với tổ quốc

Theo dòng thơ Tế Hanh , ta còn bắt gặp một nhánh thơ khác rất êm dịu và đậm đà chất trữ tình: tình yêu đôi lứa và những cảm xúc riêng tư. Ở thi nhân tình yêu không bộc lộ một cách sôi nổi ồn ào mà giản dị, chân thành sâu lắng. Ông cũng dành cho cha mẹ, vợ con, bạn bè những tình cảm ấm áp, cảm động Có thể thấy tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa là hai mạch cảm hứng lớn bao trùm thơ Tế Hanh. Với hai đề tài này ông đã góp vào nền

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tế hanh luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 90)