5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.1.4. TÌNH YÊU ĐẤT NƯỚC THIÊN NHIÊN
Cùng với sự phát triển của cái tôi trữ tình, tình yêu quê hương trong thơ Tế Hanh cũng có sự biến đổi ngày một mở rộng được nâng lên tầm cao mới . Nếu như trước Cách mạng quê hương với Tế Hanh chỉ bó gọn trong cái làng quê chài lưới ven biển miền Trung thì sau Cách mạng tình yêu trong thơ ông đã có sự hoà đồng trong tình cảm chung của cả dân tộc trở thành tình cảm thiêng liêng - tình yêu tổ quốc
Những ngày sống trên miền Bắc, Tế Hanh luôn hướng về nửa nước miền Nam thân yêu với nỗi nhớ nhung da diết, từng ngày từng giờ theo dõi từng tin tức ở miền Nam vọng về đồng thời ông cũng luôn gắn bó và có ý thức nuôi dưỡng tình cảm quê hương trên miền đất mới. “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”, Tế Hanh đã yêu miền Bắc như yêu cuộc sống với một mối tình chân thành tự nhiên. Tâm tình này được tác giả ký thác trong bài thơ rất tiêu biểu Gửi miền Bắc, nhà thơ cố gắng hoà mình vào cuộc đấu tranh chung
Phong cách thơ Tế Hanh 65
“Miền Bắc bước từng bước dài kiến thiết Từng bước dài đưa tôi lại miền Nam”
Hướng về miền Nam, gắn bó với miền Bắc, hoà mình vào cuộc đấu tranh chung vì khát vọng tự do thống nhất tổ quốc - đó cũng là tình cảm chung, là tình yêu đất nước
Vốn là người không thích ồn ào mà thường ưa một cái gì dịu nhẹ, gần gũi sâu lắng, khi viết về đất nước, Tế Hanh không có thiên hướng dựng tả những bức tranh hoành tràng với hệ thống hình ảnh nhiều vẻ nhiều tầng, nhiều mầu sắc. Ông chú ý chọn lọc một số nét tiêu biểu (thường là những gì ông đã gặp và cảm xúc trong đời sống, và những chuyến đi vào cuộc sống) rồi tô đậm và thể hiện cảm xúc. Ngay cả những biến cố xã hội, ông cũng thường nảy ra những mảnh nhỏ để thể hiện chứ ít khi tạo ra những bài thơ dài, liên tưởng xa rộng hoặc như những trường ca.
Bên cạnh đó, Tế Hanh còn là người nhạy cảm trước cái đẹp. Ông muốn miêu tả cuộc sống với lý tưởng đẹp và thường thiên về khai thác cái đẹp trong đời sống và thiên nhiên. Vì vậy khi đi vào cuộc sống thơ Tế Hanh thường có xu hướng muốn lướt qua phần hiện thực có phần gai góc mà hướng vào khai thác phần nên thơ, những nét duyên dáng ở những đối tượng tự nó vốn là đẹp. Với những nét đó trong phong cách, thơ Tế Hanh viết về đất nước thường không ồn ào không gắt mà nồng nàn, hồn hậu, trong trẻo
Tả thực tế nông trường, có thể có rất nhiều chuyện để nói từ sự vất vả trong lao động và đấu tranh với thiên nhiên đến những vấn đề của con người. Tế Hanh như lướt qua phần hiện thực vất vả mà khéo đi vào phần hiện thực nên thơ, ông bắt ngay được nét đẹp
“Em đang ương giống anh chào Bóng anh lái máy ngả vào tay em”
Phong cách thơ Tế Hanh 66
Nói đến một con tàu mang tên một đồng chí nước bạn, ông nhấn mạnh vào “kỷ niệm ngời như một chất lân tinh” (Có một chiếc tàu mang tên anh). Đi từ bắc Hà Tây đến nam Hà Tây, tả cái bát ngát của dâu tơ và những lứa tằm nở rộ, ông thắt cảm xúc lại ở nét đẹp
“Đồi bãi dâu tăm tắp Tơ trắng tơ vàng vây”
(Tơ trắng tơ vàng)
Tình yêu đất nước được biểu hiện trước hết ở tình yêu những miền đất, miền quê đất nước. Dòng thơ Tế Hanh có một vùng quê gốc - quê hương Quảng Ngãi - nơi ông sinh ra và lớn lên, nơi tuổi thơ ông đã đi qua với bao kỷ niệm ngọt ngào. Vùng quê ấy tuy xa mà gần, luôn da diết khắc khoải trong kỷ niệm và chan chứa chờ mong, như là máu thịt, là một phần đời của thi nhân . Tế Hanh đã giành cho quê hương chôn rau cắt rốn của mình những tình cảm tha thiết đằm sâu nhất
Sau Quảng Ngãi, Tế Hanh viết nhiều về Hà Nội - nơi ông đã sống hơn 70 năm trời với bao gắn bó vui buồn. Những bài thơ về Hà Nội của ông có một hương vị đặc biệt. Nhớ về Hà Nội hôm nay, Gặp xuân ngoại thành, Hà Nội vắng em, Hồ Thuyền Quang, Công viên Lênin, Bài thơ Hà Nội-Mátcơva, Hà Nội và hai ta…đều rất tha thiết đậm đà
Gặp xuân ngoại thành là cảm hứng bất ngờ về mùa xuân, không phải xuân đất trời mà ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong những hình ảnh quen thuộc của đời thường và nhà thơ xem đó là một cái gì rất Hà Nội
“Tôi từ nội thành ra ngoại thành Vừa gặp mùa xuân đi ngược lại
…
Xuân từ ngoại thành vào nội thành
Phong cách thơ Tế Hanh 67
Mùa xuân đến với Hà Nội không ồn ào náo động mà nhẹ nhàng lan toả. Với tâm hồn nhạy cảm của mình, Tế Hanh như nghe được nhịp bước chân đều đặn của mùa xuân “từ ngoại thành vào nội thành”. Câu thơ gợi liên tưởng thú vị. Mùa xuân lan truyền đem đến sức sống cho cảnh vật, làm ấm áp không gian Hà Nội. Niềm vui ló rạng trong “tiếng chim kêu rất thanh”, trong bó hoa thơm vừa hái lúc rạng đông, trong bó hoa tươi tìm về chợ buổi ban mai và cả trong tiếng hát ríu rít của bầy em nhỏ tới trường. Cuộc sống thanh bình ở thủ đô Hà Nội hiện lên như một niềm khát vọng, một niềm mong ước
Hà Nội còn vấn vương thi nhân bởi bao thứ hương gây mùi nhớ: hương hoàng lan thơm mát, hương hoa sữa nồng nàn, hàng cây cơm nguội “xuân về xanh hơn cả màu xanh”, cả những cây me cây sấu lá vàng, một góc phố con nhiều kỷ niệm. Với Tế Hanh, Hà Nội còn đọng lại trong cảm xúc rất riêng, rất lặng thầm khi nơi đây gắn với hình bóng và kỷ niệm về em ăm ắp không gian “Anh theo các phố đó đây
Thêm yêu Hà Nội vắng đầy cả em”
(Hà Nội vắng em)
Đã vắng lại đầy - thật độc đáo. Cái vắng về hình hài nhưng lại chứa đựng cái đầy trong tình cảm. Trong Tế Hanh, Hà Nội và em đó là những gì đẹp nhất, thân thương nhất quyện hoà trong nhau và gắn bó với trái tim thi sĩ Hà Nội gắn bó và ân tình
“Tôi đi quanh hồ hàng nghìn cây số Bước tôi đi đo đủ bước thời gian
Trong đời tôi những vui buồn sướng khổ Hồ biết không, hỡi hồ Thuyền Quang?”
(Hồ Thuyền Quang)
Có lẽ bởi vậy mà khi xa cách, Hà Nội đã trở thành nỗi nhớ khôn nguôi “Nhớ về Hà Nội hôm nay
Phong cách thơ Tế Hanh 68
(Nhớ về Hà Nội hôm nay)
“Anh mơ thấy Hàng Châu thành Hà Nội Nước Tây Hồ bỗng hoá nước Hồ Tây”
(Bài thơ tình ở Hàng Châu)
Nỗi nhớ Hà Nội trong thơ Tế Hanh rõ ràng mang âm sắc riêng. Không phải là nỗi lòng day dứt quặn thắt như nỗi nhớ quê hương Quảng Ngãi mà là nỗi nhớ dịu nhẹ man mác đầy mến thương. Tế Hanh đã yêu Hà Nội như chính tình yêu ông giành cho quê hương xứ xở
“Anh yêu em như yêu dấu quê ta
Gửi mong nhớ miền Nam trong Hà Nội Những đêm trăng nhìn hàng cây gió thổi
Anh nhớ rặng dừa xưa sóng bước tóc em xoà” (Hà Nội và hai ta)
Hà Nội - trái tim tổ quốc luôn trong lòng Tế Hanh. Tình yêu với thủ đô Hà Nội ở một góc độ nào đó cũng chính là tình yêu nước.
Sống trên miền Bắc những tháng năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Tế Hanh có điều kiện thâm nhập vào cuộc sống, đi đến nhiều nơi. Trong thơ ông ta thấy hiện diện hình ảnh nhiều vùng quê khác nữa mà vùng quê nào cũng tha thiết đậm đà
Đến nông trường Đồng Giao, Tế Hanh có những vần thơ cất cánh, thể hiện một cái nhìn rộng mở vừa dịu dàng, vừa sát thực, có sức gợi cảm gây ấn tượng với người đọc
“Nông trường ta rộng mênh mông Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài”
(Nông trường cà phê)
Tế Hanh nói đến những vùng đất đã gắn bó với ông. Từ Mộc Châu, Điện Biên, Bắc Cạn qua vùng biển Móng Cái, Hòn Gai qua vùng đất lửa khu bốn. Ở bất cứ nơi nào nhà thơ cũng có những câu thơ đầy tự hào, đầy niềm vui về
Phong cách thơ Tế Hanh 69
sự thay da đổi thịt của cuộc sống mới trên miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ông viết về một miền Quê mới trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội song song với cuộc đổi đời của xứ Kinh Bắc .
“Hợp tác từ đây đường mở lối Cấy lúa, trồng ngô, gieo đỗ tương. Đưa nước đi về theo con mương Trâu sống từng đàn gà ríu rít…”
Đến Mộc Châu tác giả nói lên niềm vui về sự thay da đổi thịt của cuộc sống mới
“Nông trường Mộc Châu như hoa nở Giữa núi rừng Tây Bắc hát ca”
(Đến Mộc Châu)
Quê lụa Hà Tây với những bãi dâu xanh mượt và mùa tằm tang nhộn nhịp “Tơ trắng như mây trắng - Trên sườn núi bay quanh, Tơ vàng như ánh nắng - Trên mặt nước long lanh” (Tơ trắng, tơ vàng). Dòng sông Đáy màu mỡ phù sa êm đềm giữa hai bờ thôn xóm như thôn xóm tuổi thơ “Đậm nhạt bãi ngô chen bãi mía” và cũng chứa đựng rất nhiều sức sống của một dân tộc ngàn đời chung thuỷ
“Sông vẫn như xưa chảy một dòng Theo mùa nước đục nước xanh trong Sơn Tây đất rắn, Hà Đông mịn
Sông Đáy nơi đâu cũng mát lòng” (Sông Đáy)
Thăm vịnh Hạ Long, tác giả vui cảnh “cả vùng mỏ đang tưng bừng kiến thiết” với những đồng chí công nhân
“Nỗi phấn khởi như dầu hăng đẩy máy Trong mắt nhìn có biển cả non cao”
Phong cách thơ Tế Hanh 70
Sầm Sơn với những kỷ niệm chập chờn và trong thơ ông, biển lại cồn lên sắc màu đường nét tươi tắn
“Trên bãi vắng một con còng gió Giơ càng chào biển cả mênh mông”
(Thăm nhà một người đánh cá)
Khi quê hương sạch bóng qân thù, đất nước thống nhất, Tế Hanh có dịp trở lại quê Nam yêu dấu. Ta bắt gặp trong những vần thơ vui tươi giữa những ngày xuân vẻ đẹp của những miền quê mới. Đó là khu vườn chôm chôm “phơi một màu đỏ mới”, trái măng cụt “từng múi ngọt đằm”, trái sầu riêng với vị ngọt lạ lùng, phảng phất niềm vui chung ngày sum họp Bắc Nam. Và cũng sau ngày quê hương giải phóng, Tế Hanh đưa ta về thăm xứ xở hoa Đà Lạt với sắc vàng tươi của Mimôda, sắc đỏ của hoa hồng rung rinh trong nắng sớm cùng “bóng hoa anh đào đang vẫy xa”. Nơi đây tràn ngập không khí thanh bình, dịu mát ngay cả hồ than thở cũng im bặt tiếng hát u sầu thê thảm để nhường chỗ cho thanh âm bát ngát rì rào của cánh rừng thông đang dặt dìu thả giai điệu du dương trong buổi chiều hè
Trong bài Quê mới Tế Hanh từng viết “Đâu cũng quê hương xứ sở mình”. Có lẽ mỗi miền đất, vùng quê thi nhân đặt chân lên đều cảm thấy gắn bó thân thương vì cùng là máu thịt của đất nước Việt Nam yêu dấu. Đi suốt cuộc đời, ông đã yêu đất nước, quê hương mình bằng một tình cảm thống nhất và nồng nàn như thế
Viết về đất nước các nhà thơ thường viết về thiên nhiên. Nó có thể là đối tượng phản ánh, là nơi ký thác tâm sự hoặc làm nền cho những trạng thái cảm xúc. Ở mỗi nhà thơ, thiên nhiên mang dấu ấn phong cách độc đáo riêng. Người ta nhắc đến một thiên nhiên sống động, say đắm như dậy xuân tình trong thơ Xuân Diệu; thiên nhiên lạnh, rợn ngợp mang nỗi niềm u uẩn trong thơ Hàn Mặc Tử; thiên nhiên làng quê với con sông, bến đò, hàng cau mang chân tình người chân quê trong thơ Nguyễn Bính; thiên nhiên vũ trụ bao la
Phong cách thơ Tế Hanh 71
thăm thẳm trong thơ Huy Cận. Ở Tế Hanh, thiên nhiên mang dáng nét riêng - đẹp tinh tế và đầy sáng tạo, nồng ấm tình đời tình người. Trong khi miêu tả thiên nhiên, dường như ông đã tinh tế hút lấy cái thần, cái hồn của thiên nhiên để bộc lộ cảm xúc nơi trái tim mình đồng thời gửi gắm tâm hồn mình vào thiên nhiên làm cho cảnh vật sống động, chất chứa nhiều tiếng nói tự bên trong
Sự gắn bó tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên thể hiện rõ qua bài thơ Lời con đường quê. Tác giả như hoá thân vào con đường quê để thu nhận vào lòng mình tất cả: hương thơm cỏ lạ, mùi hoa dại ngát hương, ánh ban mai trên cánh đồng lúa…
“Tôi thấy mình tôi cỏ mọc đầy Dọc lòng hoa dại ngát hương lây Tôi ôm đám lúa quanh nương sắn Bao cái ao rêu nước đục lầy”
(Lời con đường quê)
Tế Hanh viết về thiên nhiên với một sự trìu mến yêu thương đặc biệt. Vốn là người yêu cái đẹp, nhạy cảm với cái đẹp, luôn đi tìm và chắt chiu cái đẹp từ cái đẹp thanh cao đến cái đẹp bình dị đời thường, thiên nhiên trong thơ Tế Hanh có lẽ vì thế thường được miêu tả ở phương diện thi vị và nên thơ
Ta bắt gặp hình ảnh con đường êm mát mềm mại của xứ Huế mộng và thơ “Con đường đi học sương giăng
Lung linh hoa phượng kết bằng lưu ly”
(Giấc mộng xuân)
Vẻ đẹp quyến rũ của mùa thu Hà Nội
“Cuối thu trăng vẫn sáng trưng
Hoàng lan, hoa sữa thơm lừng không gian”
(Nhớ về Hà Nội hôm nay)
Phong cách thơ Tế Hanh 72
“Đậm nhạt bãi ngô chen bãi mía Gốc nhãn lên hương vải đỏ màu Từng bãi dâu xanh soi nước biếc Tơ vàng tơ trắng quấn quanh nhau”
(Sông Đáy)
Bức tranh thiên nhiên ở đây đẹp đến ngỡ ngàng: sắc đỏ của cây trái ngọt lành nổi bật trên sắc xanh trù phú mơn mởn của bãi ngô, bãi mía, bãi dâu tạo nên vẻ đẹp hài hoà, tươi tắn của vùng quê êm ả
Hạ Long với cảnh trời mây non nước khoáng đạt hiện lên trong những khoảnh khắc thời gian không gian khác nhau nhưng cùng gặp nhau ở một điểm: đó là những nét đẹp vừa rực rỡ vừa thanh thoát, vừa thực lại vừa ảo. Cảnh đẹp có được do cái nhìn tình tứ đắm săy của thi nhân
“Khi nắng loé hàng mi qua cửa động Khi sóng trào tóc quấn đảo chon von Khi mây chập chờn ẩn hiện đầu non Khi mưa lẫn xanh trời và biếc bể Người càng hiểu vịnh Hạ Long là thế Trong mơ màng giấc ngủ có rồng bay”
(Giấc mộng diệu huyền)
Thiên nhiên trong thơ Tế Hanh phong phú giàu màu sắc. Thơ ông tràn ngập những trời biển, mây gió, trăng hoa, chim cá, cà phê và gỗ, đu đủ và cam. Đương nhiên, tình yêu thiên nhiên và khát vọng ôm chứa tất cả là khuynh hướng tất yếu của một tâm hồn nồng hậu, giàu cảm xúc và ân tình gắn bó với cuộc đời. Ta cũng bắt gập trong thiên nhiên phong phú ấy những hình ảnh cụ thể, lập đi lập lại và đặc biệt day trở đối với người đọc : hình ảnh sông biển , trăng, mùa thu, cỏ cây hoa lá
Phong cách thơ Tế Hanh 73
Mùa thu trong thơ Tế Hanh gợi bao tâm tình. Một mùa thu trên đất khách gắn với nỗi nhớ nhung. Mùa thu tưng bừng của của gió của mây, của nắng có gì bâng khuâng xao xuyến tận bên trong
“Mùa thu đi qua còn gửi lại
Một ít vàng trong nắng trong cây Một ít buồn trong gió trong mây Một ít vui trên môi người thiếu nữ”
(Bài thơ tình ở Hàng Châu)
Mùa thu ở nông trường trong những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mang những nét tươi mới của cuộc sống
“Mùa thu đã đến nông trường Se se gió trở hơi sương dịu trời Nắng vàng mây lững lờ trôi
Nét xanh sóng lượn lưng đồi uốn cong”
(Mùa thu ở nông trường)
Một mùa thu chia xa, chất chứa cái man mác, xao xuyến của nỗi lòng đôi lứa ngưng đọng lại trong giây phút chia ly
“Tiễn em trong cảnh thu này
Lòng ta muôn tiếng, sao đầy lặng im?” (Mùa thu tiễn em)
Cùng với mùa thu, ánh trăng trong thơ Tế Hanh có một dấu ấn đặc biệt. Trong thơ ông hầu như chỗ nào cũng vời vợi ánh trăng. Nếu như ánh trăng