CÁI TÔI NỒNG HẬU, ÂN TÌNH GẮN BÓ VỚI CÕ

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tế hanh luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 30 - 35)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.3.CÁI TÔI NỒNG HẬU, ÂN TÌNH GẮN BÓ VỚI CÕ

Đọc thơ Tế Hanh có thể thấy ngay con người này là một tình nhân thân thiết của cuộc đời. Dường như thi nhân được sinh ra là để mà yêu, mà nhớ, mà tin. Cái căn cốt trong thơ ông là tình cảm và sự chân thành “Thơ Tế Hanh nhiều yêu thương lắm”, “Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc vì người sẵn có một tấm lòng tha thiết” [21, tr47]

Bởi tấm lòng đôn hậu tâm hồn đằm thắm, thơ Tế Hanh thường không nhiều thắc mắc, trăn trở mà thiên về nâng niu, ca ngợi những cảnh đời con

Phong cách thơ Tế Hanh 29

người gần gũi. Đọc thơ ông, ta luôn bắt gặp hình ảnh cái làng quê, con đường làng, nhà ga, con tàu, chiếc rổ may, quyển vở nháp, cây mía, một bà mẹ tần tảo, người cha một đời lỡ vận, những người dân chài miền biển quê hương, sau này là ông lão làm vườn Sadec, cô thợ gốm Móng Cái…nghĩa là những sự vật, con người trong trong đời thường mà ở đâu cũng có. Yêu thương gắn bó với sự sống xung quanh có lẽ vốn đã là cảm xúc tự nhiên của Tế Hanh rồi. Sau này khi đã ở tuổi 74 (1995), nhìn lại chặng đường gót 60 năm làm thơ của mình, Tế Hanh nhấn mạnh “thơ phải từ cuộc đời, từ sự sống”

Ngay từ thuở hoa niên, Tế Hanh đã có nhiều thi phẩm đẹp: Những ngày nghỉ học, Lời con đường quê, Quê hương, Chiếc rổ may…nói lên tha thiết tình cảm nồng nàn ông dành cho quê hương gia đình, đặc biệt là sự gắn bó sâu nặng với làng quê còn nhiều lo toan vất vả. Lời con đường quê viết năm 1937 chính là lời của một tâm hồn muốn ôm ấp lấy mọi cảnh vật, dù thơ mộng ngát hương hay bùn lầy tủi cực, biết lấp lánh với ánh nắng mai, với chiều quê thư thái nhưng cũng biết rạn nứt bởi khô se, “điêu đứng khi mưa lụt”. Đó là tâm hồn - con đường quê hể hả đắm say luôn với tất cả những buồn vui của cuộc đời

“Chia sẻ cùng người nỗi ấm no Khi mùa màng được, nỗi buồn lo Khi mùa màng mất, tôi vui cả Với những tình quê buổi hẹn hò”

(Lời con đường quê)

Một ý thức thơ như thế, một tâm hồn thơ như thế là một nét đẹp trong tình hình thơ ca đương thời đang trượt sâu vào cái hố của chủ nghĩa cá nhân, mỗi nhà thơ là một ốc đảo, một thế giới riêng tư tách biệt với cuộc sống của mọi người

Theo dòng thời gian, Tế Hanh vẫn giữ cho mình một cách nhìn đời nhân ái ân tình. Sau cách mạng, gắn bó với kháng chiến, con người kháng chiến, Tế

Phong cách thơ Tế Hanh 30

Hanh nặng lòng với cuộc sống, với hiện thực của đất nước trải qua những thăng trầm với những vui buồn của nhân dân, của dân tộc. Ông nhiệt tình ca ngợi công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và không nguôi nhớ thương khúc ruột miền Nam đang quặn đau trong khói lửa

Hướng về phương Nam, Tế Hanh luôn giữ được tình cảm của một người con quê hương ân tình chung thuỷ. Mỗi khoảng trời, mỗi dòng sông, ngọn núi, con đường, mỗi cảnh làng đều in sâu trong tâm trí. Có một khuôn mặt quê hương luôn hiện hình với những nét gợi cảm: một dòng sông yêu trong vắt, một khoảng trời xưa yên lành, một “vườn xanh nắng ấm”. Cũng có những nét tương đồng giữa khuôn mặt quê hương và khuôn mặt người thân yêu “mặt em như tấm gương - anh nhìn thấy quê hương”. Tấm lòng nồng hậu giàu yêu thương khiến thơ Tế Hanh viết về quê hương giai đoạn này luôn bàng bạc niềm nhớ nhung mênh mang khắc khoải

Bên cạnh mối tình quê hương, tình cảm của Tế Hanh cũng ghi ấm cúng trên những vần thơ ca ngợi cuộc sống mới trên miền Bắc, nói lên mối quan hệ nhân ái tốt đẹp giữa con người với con người. Đây là hình ảnh Mộc Châu nhanh chóng hồi sinh sau những năm chiến tranh ác liệt

“Thảo nguyên trông ngút ngàn con mắt Ngang dọc nhô lên những máy cày

Đất mở lòng tươi như ngục trẻ Mầm non hạt mới ấm bàn tay”

(Đến Mộc Châu)

Tế Hanh còn làm thơ về những công trường gỗ tấp nập (Thăm đồi A1), ca ngợi những con người anh dũng trên chiến trường Điện Biên nay đang thi đua sản xuất “Lấp hố bom rực nở những vầng hoa - Ánh điện sáng ngời dòng nước cuộn”. Tiếng thơ ông thật ân tình với cuộc sống mới, con người lao động mới xung quanh mình

Phong cách thơ Tế Hanh 31

Tới tương lai theo nhịp hát công trường Ngày lao động ngon lành như trái chín Trĩu cây đời quấn quýt những cành hương”

(Bài thơ tháng bảy)

Yêu mến cuộc sống bằng sự lặng lẽ chắt chiu, Tế Hanh để tâm đến mọi sự kiện, có khi rất nhỏ bé trong đời sống hàng ngày. Đưa con đi học lớp vỡ lòng, nhìn một đứa trẻ hát dưới trăng, chơi cùng con trên vườn hoa thống nhất, hoặc đôi khi chỉ là một phút “cha ngồi ở giữa hai con” nhưng đối với Tế Hanh đó thật sự là những điều có ý nghĩa. Hạnh phúc dưới con mắt của nhà thơ không phải đâu xa lạ mà chính là từ những điều nhỏ bé giản dị thường nhật hàng ngày. Góp nhặt hạnh phúc nhỏ bé từ đời sống, có nhiều khi thi nhân khiến lòng ta ấm lại bởi cái tình người thi vị

“Đôi vợ chồng trẻ Như thể đôi chim Ngày đi công tác Tối về tổ êm”

(Tổ chim)

Đáng quý biết bao tấm lòng ân nghĩa, ân tình của Tế Hanh. Nếu không có lòng yêu đời, yêu cuộc sống, nhà thơ khó có thể viết lên những vần thơ da diết và chân thành như thế

Cùng với thời gian, tuổi tác, đôi mắt đẹp của Tế Hanh không còn tinh anh nữa “Mắt anh không được như xưa - Nhìn đêm bỡ ngỡ, nhìn trưa bàng hoàng”nhưng ông vẫn giữ lại tình cảm và tấm lòng xưa “Nơi mắt nhìn không thấy - Thì lòng ta đến thay” (Kém mắt) và mong ước có một biện pháp nào màu nhiệm, một đôi kính đặc biệt nào để luôn có cái nhìn chân thực với vẻ đẹp của cuộc đời

“Có một thứ kính nào Màu thời gian đặc biệt

Phong cách thơ Tế Hanh 32 Tôi thấy lại mặt em

Trong một ngày xuân đẹp” (Những loại kính)

Dù trước tuổi già, dù trong bệnh tật, Tế Hanh vẫn cất lên Bài ca sự sống

tin yêu cuộc đời, có lẽ đây là bài thơ gửi gắm những điều tâm đắc nhất của Tế Hanh. Từ trái tim mình, nhà thơ thể hiện một tấm lòng nhân ái, một ý thức phấn đấu dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, dù cơ thể có thể bị huỷ hoại vẫn tha thiết yêu cuộc sống, yêu đời

“Ta càng sống càng tin rằng Cái còn lại vẫn còn hơn cái mất Và sự sống vẫn cao hơn cái chết” (Bài ca sự sống) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và hơn hết là hy vọng. Nhà Tế Hanh ở bên bờ hồ Thuyền Quang, mặc dù đi dò dẫm bên hồ từng bước nhưng vững tâm lại, ông lại tiếp những bước đi hy vọng

“Bước tôi đi như nhịp những câu thơ

Thơ tình yêu, thơ về con, thơ ngợi ca, thơ chiến đấu”

(Hồ Thuyền Quang)

Sự trải đời và cả nỗi đau bệnh tật làm ông nghĩ sâu, nghĩ rộng hơn những ngày nào, song dù số phận có khắc nghiệt đến đâu cũng không làm tuyệt vọng con người có nghị lực

“Hỏng một mắt còn mắt kia nhìn giúp Hỏng cả hai phải tập thấy bằng nghe” Cái đau của bản thân mình giúp ta hiểu cái đau của người khác

“Mất mẹ cha ta thêm hiểu kẻ mồ côi

Mất chồng vợ ta cảm thông người goá bụa”

Phong cách thơ Tế Hanh 33

“Trên cái chết là vô cùng sự sống Trên mất mát là vô cùng hy vọng”

(Bài ca sự sống)

Hơn ai hết, Tế Hanh thấm thía ân nghĩa của cuộc đời đối với mình, đối với nhà thơ

“Lòng ta như bếp lửa Đun củi của cuộc đời”

(Kinh nghiệm làm thơ - Bài 2)

Có thể nói nhân bản cuộc đời thơ của Tế Hanh là yêu thương con người, yêu thương cuộc sống, gắn bó hết mình với mọi buồn vui của cuộc đời. Những tình cảm nồng nàn nhân hậu ấy lại được biểu hiện ra bằng thứ giọng điệu trữ tình trầm lắng và hình ảnh giản dị khiến thơ ông thấm thật sâu và gây lay động sâu xa trong hồn người

Một phần của tài liệu Phong cách thơ tế hanh luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 30 - 35)