Nghệ thuật kể chuyện

Một phần của tài liệu Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 109 - 113)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2.1.Nghệ thuật kể chuyện

Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật được kết tinh bởi quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhưng đã có giá trị thẩm mĩ cao đòi hỏi người cầm bút không chỉ dừng ở sự lựa chọn đề tài mà phải khám phá cho được những phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật hiện hữu nhất.

Những truyện mang yếu tố "kinh dị" của Thế Lữ thuộc phạm trù văn học hiện đại nên các biện pháp mà ông sử dụng trong các tác phẩm đã có sự khác biệt so với những truyện truyền kỳ. Nếu truyện truyền kỳ sử dụng bút pháp nghệ thuật cổ điển thì Thế Lữ viết truyện bằng bút pháp hiện đại. Sự đan cài, phối hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đã tạo nên những nét khác biệt rất cơ bản giữa các truyện mang yếu tố kinh dị của Thế Lữ và truyện truyền kỳ.

Ở những truyện cổ truyền thống nói chung, truyện truyền kỳ nói riêng được viết bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển thiên về cốt truyện. Việc xây dựng cốt truyện như thế nào cho hấp dẫn là vấn đề quan trọng nhất đối với họ. Phải làm sao cho cốt truyện có tình tiết éo le, sự kiện ly kỳ, tình huống gay cấn đầy kịch tính thì tác phẩm đó mới đạt yêu cầu. Vì vậy, truyện truyền kỳ sử dụng nghệ thuật kể là chính. Tìm hiểu một số truyện truyền kỳ chúng tôi thấy rõ điều này.

Ở Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông qua thống kê cho thấy trong tổng số 170 câu văn của truyện Tình Chuột thì có đến 161 câu kể, chỉ có 9 câu tả. Truyện Chuyện lạ nhà thuyền chài trong tổng số 172 câu có 165 câu kể chỉ có 7 câu tả. Đặc biệt trong truyện Bài ký một giấc mộng trong tổng số 83 câu có 81 câu kể chỉ vẻn vẹn có 2 câu tả.

Trong 20 truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ta cũng thấy có

hiện tượng tương tự như vậy. Truyện Chuyện cái chùa hoang ở Đông Trào

trong tổng số 80 câu văn thì có tới 74 câu kể, có 6 câu tả. Truyện Chuyện cây

Như vậy, qua khảo sát thống kê một số truyện trong Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông và trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ta

thấy: Trong những truyện truyền kỳ của văn học trung đại chủ yếu là dùng biện pháp nghệ thuật kể để tái hiện lại cốt truyện. Tình tiết của các truyện được xắp theo trình tự thời gian, sự kiện nào xảy ra trước kể trước, sự kiện nào xảy ra sau kể sau, bố cục thường là mở đầu giới thiệu nhân vật, họ tên, quê quán, tính tình, phẩm hạnh. Kế đó là các truyện kể kỳ ngộ lạ lùng, tức phần trung tâm của truyện. Phần kết kể lý do của truyện, tạo cho cốt truyện vẻ rõ ràng, mạch lạc.

Bên cạnh việc sử dụng biện pháp nghệ thuật kể, Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ còn sử dụng biện pháp nghệ thuật tả, tả cảnh, tả người, tả tâm trạng. Tuy không nhiều nhưng đã có ở một số truyện.

Vượt qua giới hạn về không gian, đến với truyện truyền kỳ của Trung Quốc mà tiêu biểu là Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh ta thấy tác giả cũng chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật kể. Trong truyện Hồ gả con trong tổng số 114 câu văn có 106 câu kể, chỉ có 8 câu tả. Truyện Bộ ra vẽ trong tổng 139 câu thì có 135 câu kể chỉ có 5 câu tả. Truyện Bức hoạ trên tường có 66 câu thì có 58 câu kể, chỉ có 8 câu tả.

Qua những con số thống kê trên ta có thể khẳng định một điều rằng biện pháp nghệ thuật kể là một phương tiện hữu hiệu nổi bật nhất trong các truyện truyền kỳ.

Đi vào thế giới truyện "kinh dị" của Thế Lữ ta thấy có sự thay đổi trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật kể trong mối tương quan với nghệ thuật tả. Thế Lữ không chỉ chú trọng vào sử dụng biện pháp nghệ thuật kể để tái hiện cốt truyện như trong những truyện truyền kỳ. Truyện Cái đầu lâu có 30 câu tả trong tổng 158 câu văn... Như vậy, rõ ràng trong những truyện "kinh dị" của Thế Lữ yếu tố kể và tả có sự đan xen không tách biệt như ở truyện truyền kỳ.

Một điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy giữa truyện "kinh dị" của Thế Lữ và truyện truyền kỳ là nếu ở truyện truyền kỳ mở đầu truyện thường kể lai lịch, quê quán, họ tên... Trong truyện Thế Lữ mở đầu truyện thường đưa người đọc vào không khí rờn rợn, ly kỳ, huyền bí gây ấn tượng sâu sắc và lôi cuốn người đọc.

Trong Vàng và Máu, tác giả đã kể lại những câu chuyện, những lời đồn đại về núi Văn Dú và hang thần mà người dân sống quanh đó cho biết: "Có người nói rằng thường trông thấy những hình bóng kỳ dị" [38-33]. Còn trước cửa hang "Người thì bảo có toàn đầu lâu, người thì bảo có đủ các thứ rắn rết" [38-33]. Những người già cả trong làng thì cho rằng "Hang thần hoá thiêng vì trong đó chôn cất không biết bao nhiêu thây của quân giặc khách. Bọn giặc này sang tàn phá nước Nam khi trước bị quân ta đuổi riết, túng thế ẩn vào Văn Dự rồi bị hãm chết đói trong hang [38-3]. Có một thời muốn phòng những tai nạn người ta đặt tế lễ thần Văn Dú hàng năm "Vật hy sinh là một người con gái đẹp. Tiếng oan khóc của cha mẹ những người gái trinh bị giết quăng xuống suối nghe bi thảm"[38-34].

Tác giả đã đưa một loạt những câu chuyện, những lời đồn đại tạo ra một không khí huyền bí rờn rợn bao quanh hang thần và núi Văn Dú. Từ màn sương mờ ảo, hư thực xung quanh những câu chuyện đó tác giả dẫn dắt người đọc vào câu chuyện hai người đàn ông Thổ từ miền bản Đông thuộc Châu Khao Lâm đến hang Văn Dú tìm vàng, rồi câu chuyện ông Châu Nga Lộc cùng năm bộ hạ vào hang tìm vàng. Đến hang thần Văn Dú họ gặp những cảnh tượng quái gở, kinh hoàng.

Truyện Cái đầu lâu, nhân vật tôi đưa người đọc vào không khí rờn rợn theo một hướng khác. Trong khi kể chuyện về Cái đầu lâu mà anh Thao

nhân vật của mình phát ngôn ra những lời thoại hồi tưởng về cái đầu lâu. Ví dụ nhân vật Chung cho rằng "Tôi vừa mới đọc xong những truyện kinh hồn hiển hiện anh cho mượn ngày trước - Tôi nhân đọc các sách anh cho mượn và gần đây lại được đọc một đoạn dật sứ về hồi đại cách mệnh pháp, thấy người kể chuyện những thủ cấp sau ba bốn giờ vẫn còn sống được" [38 - 178 - 181]. Với cách kể chuyện như vậy thì các yếu tố ly kỳ rùng rợn từ câu chuyện về cái đầu lâu sẽ tăng theo trường liên tưởng các nhân vật.

Trong truyện Trại Bồ Tùng Linh. Mở đầu truyện đề cập đến trại Bồ, nơi nhân vật tôi đến thuê ở trọ, người kể chuyện đã tạo ra không khí rùng rợn huyền bí của khu Trại Bồ bằng cách kể lại những lời đồn đại của những người dân sống chung quanh về Trại Bồ: "Tôi cũng có nghe thấy mấy người tôi thuê đến quét dọn nói bóng gió, đến sự "bỏ không" của trại này. Hình như trong gia đình "cụ lớn" có người chết oan hoặc tự tử, hoặc hoá điên không rõ lắm" [38 - 294]. Còn người coi Trại Bồ thì: "Nhắc đến một vài chuyện ma quái mà hắn đã có lần trông thấy hồi hắn phải ở trong trại" [38 - 301]. Từ lối dẫn truyện này, nhân vật tôi đưa người đọc đến với câu chuyện rất dị thường mà mình gặp tại Trại Bồ, đó là sự xuất hiện và hành động lạ lùng của một người đàn bà đẹp vào đêm khuya trong Trại Bồ.

Không chỉ dừng lại như vậy, trong quá trình kể chuyện, nhân vật tôi còn đưa thêm những lời đồn đại về Trại Bồ để đẩy cao hơn không khí rờn rợn, ly kỳ của câu chuyện khi thằng Dần lo sợ về chuyện của chủ nó. Nó đã hỏi người nhà quê và được biết "Theo lời đồn quanh quẩn đó thì Trại Bồ vẫn có ma, khi thì mập mờ, khi thì hiện rõ, nhưng không làm ai việc gì" [38 - 342]. Việc tạo ra những lời đồn đại đó khiến câu chuyện càng trở nên ly kỳ, hấp dẫn, nó mang dáng dấp của những thiên Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh.

Với cách kể chuyện theo một lối riêng. Thế Lữ như dẫn người đọc vào một thế giới ly kỳ, huyền bí. Truyện kinh dị của Thế Lữ mới nhìn, mới nghe

người ta tưởng đó là những chuyện hoang đường ma quái. Đúng là tác giả đã cố tình gây nên trong truyện một không khí rờn rợn, ly kỳ. Chủ tâm đưa người đọc vào thế giới đầy bí ẩn nhưng cuối cùng lại được giải thích một cách khoa học, thấu đáo. Chính sự khác biệt đó làm nên sự thành công và nét đặc sắc trong phong cách của nhà văn ở loại truyện này.

Một phần của tài liệu Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 109 - 113)