0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Những cách tân về hình thức và nội dung nghệ thuật

Một phần của tài liệu THẾ LỮ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 (Trang 44 -44 )

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Những cách tân về hình thức và nội dung nghệ thuật

Như chúng ta đã biết chủ nghĩa lãng mạn ra đời là sự đoạn tuyệt với nguyên lý sáng tác của chủ nghĩa cổ điển. Thi nhân lãng mạn là người mang lại một tiếng nói mới trên thi đàn, là những người thổi bùng lên khát vọng sống nơi trái tim con người bấy lâu bị vùi dập bởi những khuôn thước, luân lý xưa.

Ở buổi sơ khai của phong trào Thơ mới, trách nhiệm của người đi tiên phong thật nặng nề. Thi sĩ lãng mạn đầu tiên, trước hết phải là người có những sáng tạo vượt bậc để thoát khỏi những ràng buộc có tính chất quy phạm của chủ nghĩa cổ điển từ hình thức đến nội dung để người ta có thể đặt niềm tin vào tương lai của Thơ mới. Bằng cả tài năng và tâm huyết của mình, Thế Lữ đã làm được điều đó. Ông đã mở ra một hướng đi mới cho thơ ca cả về nội dung và hình thức biểu hiện.

Nhận xét về buổi đầu về phong trào Thơ mới, nhà nghiên cứu Trường Chinh viết: "Khi phong trào Thơ mới nổi lên, Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả bầu trời thơ Việt Nam thì phía bên kia vầng sao Tản Đà mờ dần rồi lặn hẳn" [48, 454].

Có thể nói, phong trào Thơ mới sẽ chẳng thể dành được chiến thắng nếu không có sự đổi mới về nội dung và hình thức nghệ thuật trong những sáng tác của Thế Lữ. Trong phạm vi chương viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới sự cách tân ở một vài phương diện về cảm hứng sáng tạo và hình thức biểu hiện để thấy rõ được vị trí, vai trò của Thế Lữ trong phong trào Thơ mới nói riêng và tiến trình văn học 1930 - 1945 nói chung.

Một phần của tài liệu THẾ LỮ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 (Trang 44 -44 )

×