Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ

Một phần của tài liệu Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 38 - 44)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ

Trong chặng đường đầu Thơ mới lãng mạn, rất nhiều những cây bút nổi lên cùng thời với Thế Lữ như Lưu Trọng Lư, Huy Thông và sau này là Nguyễn Nhược Pháp. Nếu hồn thơ Lưu Trọng Lư mơ màng và buồn xa vắng, của Huy Thông hùng tráng, mạnh mẽ thì hồn thơ Nguyễn Nhược Pháp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng... Tất cả những hồn thơ ấy đều có sức khơi gợi rất lớn trong lòng công chúng độc giả bấy giờ.

Nhưng những đặc sắc qua tập "Mấy vần thơ" đã đưa Thế Lữ lên bậc

hàng đầu tiêu biểu cho phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh, Hoài Chân... "Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở Thơ mới hơn là đọc những bài Thơ mới hay. Mà thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh. Đọc những câu thơ:

"Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên dõng dạc đường hàng. Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc"

Thì không ai có thể bĩu môi trước cuộc cách mạng về thi ca đương nổi dậy... Thế Lữ đã làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch" [34, 58].

Có được sự cách tân táo bạo trong thơ ca như vậy là nhờ Thế Lữ có quan niệm nghệ thuật hết sức mới mẻ. Có thể nói từ thuở thơ ấu đến tuổi trưởng thành khi đạt vinh quang về thơ ca và sau đó là những thành tựu về văn xuôi nghệ thuật, về hoạt động sân khấu cũng là khi hình thành và hoàn chỉnh một quan niệm nghệ thuật mới. Với quan niệm nghệ thuật này ông đã

nêu lên tuyên ngôn nghệ thuật chung của một thế hệ nghệ sĩ đầu tiên của văn học hiện đại Việt Nam.

Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ đánh dấu một trình độ phát triển có tính bước ngoặt của ý thức nghệ thuật trong văn học Việt Nam những năm đầu thập kỷ 30. Đó là ý thức tự giác của chủ thể sáng tạo về nghệ thuật bắt rễ và sàng lọc từ chủ nghĩa lãng mạn thịnh hành ở phương Tây khoảng thế kỷ XIX với lý thuyết "vị nghệ thuật" của Theophine Gautier chủ trương tôn thờ cái đẹp tuyệt đối, chủ trương hoạt động và sáng tạo nghệ thuật trước tiên và cuối cùng chỉ vì nghệ thuật, vì cái đẹp. Nhà phê bình Biêlinxki từng nói: "Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lý". Thế Lữ có sự kết hợp hài hoà giữa cách cảm, cách nghĩ của người Việt với quan niệm của phương Tây làm nảy sinh quan niệm nghệ thuật mới và làm nên một "thời đại trong thi ca".

Bao trùm nên quan niệm nghệ thuật chung nhất của Thế Lữ là quan niệm về cái đẹp. Với Thế Lữ cái đẹp được biểu hiện trước hết ở người nghệ sĩ, ở văn chương nghệ thuật và ở nghiệp văn. Bởi vậy, nghệ thuật là cái đẹp và cái đẹp là nghệ thuật. Trong báo Ngày nay (số 92 năm 1937), ông viết "Vẽ lại bức tranh chưa vừa ý, uốn nắn những nét còn thô sơ; bỏ hẳn một bài văn để viết lại bài khác hoàn toàn hơn; lựa chọn những lời thích đáng với những ý tưởng trong một bài thơ; đó là sự can đảm của nhà nghệ sĩ. Sự can đảm ấy tỏ ra lòng yêu mến nghệ thuật mà là sự yêu mến thành thực, trong đó bao sự băn khoăn, ngờ vực, cay đắng, trước khi thấy hạnh phúc của vẻ đẹp anh lính".

Cái đẹp theo Thế Lữ quan niệm là cái đẹp rộng mở, muôn màu. Cái đẹp "là chốn em quen cười với gió/ với trăng, với nước, với mây bay" (Lời than

thở của nàng Mỹ thuật), cái đẹp là "mộng vàng trên cảnh lộng trời mây" (Lựa tiếng đàn). Đặc biệt với Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ đã đưa ra một quan niệm

nghệ thuật hết sức mới mẻ, được coi là bản tuyên ngôn nghệ thuật của phong trào Thơ mới. Nguyễn Đăng Điệp nhận xét "Người mở đường cho sự thắng lợi của phong trào thơ ca này, trong bài Cây đàn muôn điệu đã sử dụng tới 15 lần chữ "tôi" (trên tổng số 36 dòng thơ). Muôn điệu chính là sự đa dạng của cảm xúc, nó tạo ra tính mở cửa của Thơ mới" [47,197-198]. Cây đàn muôn điệu và Nhớ rừng là hai trong số những bài thơ mới được tập thể các nhà thơ

mới, nhà nghiên cứu bình chọn in vào sách 1993. Thế Lữ đã từng tâm sự "Tôi không có ý định làm một bản tuyên ngôn nghệ thuật, tôi chỉ muốn với Cây đàn muôn điệu nói lên một khát vọng khẩn thiết bằng thi ca, nói rõ cả tâm tư,

tình cảm của mình (...) Lực bất tòng tâm, tôi chỉ thực hiện được một phần rất nhỏ của bản tuyên ngôn ấy nếu bài thơ ấy là bản tuyên ngôn của phong trào Thơ mới thì chúng ta có thể tự hào: phong trào Thơ mới đã thực hiện xuất sắc bản tuyên ngôn ấy" [20].

Với Cây đàn muôn điệu Thế Lữ đã bộc lộ rõ cái "tôi" chủ thể của mình khi nói về cái đẹp. Cái "tôi" thi sĩ đã mở rộng ra để ngân vang với mọi cung bậc của cuộc đời với tất cả những buồn, đau, sướng khổ... của mọi kiếp người.

"Với nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu, Với nàng Thơ, tôi có bút muôn màu. Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm màu, Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu"

Khác hẳn với cái đẹp trong văn học trung đại, nếu cái đẹp trong văn học trung đại thuộc về quá khứ gắn liền với những hình ảnh thanh cao như tùng, cúc, trúc mai, nó mang tính lý tưởng thể hiện trong "Đạo" trong "chí" thì giờ đây cái đẹp hiện ngay trong cuộc sống hiện tại xung quanh mình. Với Thế Lữ, thiên nhiên kỳ thú có bao nhiêu vẻ đẹp thì hồn thơ ông có bấy nhiêu rung cảm: một dáng yêu kiều thướt tha của giai nhân, một ngày âm thầm sầu muộn, một sáng tưng bừng nắng xuân, một thác ngàn đổ nghiêng trời, một cảnh cơ

hàn nơi nước đọng, bùn lầy... Tất cả đều níu kéo mời mọc nhà thơ. Trước các sắc màu lung linh hoàn vũ và vẻ đẹp huyền bí của vũ trụ, nhà thơ khao khát chiếm lĩnh và say sưa tận hưởng. Ở đâu ông cũng trưng cầu và phát hiện ra vẻ đẹp. Nhà thơ:

"Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc câu cười Trong lúc gian lao, trong giờ sung sướng. Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng, Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than. Cảnh thương tâm, ghê gớm hay dịu dàng, Cảnh rực rỡ ái ân hay dữ dội".

(Cây đàn muôn điệu)

Mặc dù say sưa đi tìm cái đẹp ở mọi nơi, mọi chốn nhưng ông vẫn không hoàn toàn xa rời đời sống, xa rời hiện thực. Nhà thơ tìm vẻ đẹp của thiên nhiên, tìm đến vẻ đẹp yêu kiều của nhan sắc giai nhân trong Tiếng trúc tuyệt vời và Tiếng hát bên sông. Thế Lữ đã dựng lên nhiều giấc mơ huyền ảo đối lập

với hiện thực. Mặc dù vậy, Thế Lữ vẫn tìm đến vẻ đẹp của "thi nhân", "tư tưởng" vẫn rung động trước "những cảnh cơ hàn nơi nước đọng, bùn lầy", vẫn "cảm khái bởi những lời hăng hái", "vẫn ngợi ca với tấm lòng phấn khởi". Tức là con người chỉ tự nhận mình là lữ khách của trần thế và tuyên bố chỉ "xuôi ngược để vui chơi" ấy vẫn xúc động trước nỗi đau của đồng loại, vẫn hướng tới những vẻ đẹp cao siêu hùng tráng của non nước, của "thi văn tư tưởng" với một thái độ sống hăng hái, khoẻ khoắn, tích cực. Điều đó cho thấy, Thế Lữ vẫn nặng lòng với cuộc đời và xét cho cùng thì quả không phải hoàn toàn "nghệ thuật vị nghệ thuật" là thoát ly. Cái đẹp mà Thế Lữ say mê săn tìm chủ yếu vẫn là cái đẹp phong phú của thế giới sự sống, không phải cái đẹp "thuần tuý" trừu

tượng. Đồng thời, sự quay lưng với xã hội phàm tục ở Thế Lữ không phải là sự tuyệt giao với hiện thực như nhóm Xuân thu nhã tập sau này.

Chúng ta thừa nhận mâu thuẫn thực tế khách quan ở các nhà Thơ mới là sự mâu thuẫn giữa giai cấp tiểu tư sản trí thức với bè lũ đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản. Những mâu thuẫn đó một khi đã được vào thi ca thì bị trừu tượng hoá, lãng mạn hoá. Mâu thuẫn đó trong thơ Thế Lữ được trình bày như sự đối lập giữa cuộc đời tù hãm và cuộc đời phóng túng giang hồ, giữa cuộc đời đen tối, tranh giành cướp bóc với những cảnh tiên thơ mộng đẹp đẽ ở Bồng lai tiên cảnh.

PlêKhanốp đã có những kiến giải sâu sắc về nguồn gốc của quan điểm "nghệ thuật vị nghệ thuật", "khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật nảy sinh ra và được củng cố ở nơi nào có sự bất hoà không giải quyết được giữa các nghệ sĩ với hoàn cảnh xã hội chung quanh họ" [85].

Có thể nói, chính Thế Lữ và các nhà Thơ mới, các cây bút lãng mạn (thế hệ 1930) đã bước vào con đường văn học với tâm trạng "bất hoà không giải quyết được đối với hoàn cảnh xã hội chung quanh họ". Đúng vậy, ngay trong bài Tự trào, Thế Lữ đã nói rõ về thói đời xấu xa:

"Ở đời này khá thật là dốt ... Anh ta nào có biết đâu rằng

Có bao nhiêu đức tính cũng không bằng Chỉ khôn khéo gian ngoan là đạt tất".

Trong bài Lời mỉa mai Thế Lữ cũng bộc bạch tâm sự bất hoà của nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thơ đối với cái xã hội phàm tục đó:

"... Tôi yêu đời. Nhưng bị người ghen ghét, ... Rồi tủi thân, chơ vơ, chán nản

Về tình yêu nhân nghĩa ở đời Cho cả nỗi sầu tư đau xót nữa.

Cho đến cả nhân tình, than ôi! Tôi cũng sợ Là những trò giả dối của người ta"

Cũng chính bởi cái xã hội, phàm tục, ngột ngạt mà Thế Lữ đã tìm đến nghệ thuật, tìm đến cái đẹp để trốn khỏi cuộc đời giả dối xấu xa. Thế Lữ đã tìm đến với các Nàng: Từ Nàng mỹ thuật; Nàng Thơ; Nàng Ly Tao qua các Nàng tiên, Nương tử ở cõi thiêng rồi quay lại mĩ nữ, giai nhân tuyệt sắc của đời thường tục luỵ.

"Riêng cùng với Nàng thơ bầu bạn

Cái sung sướng phồn hoa tôi đã chán ...

Anh ta đi, đi tìm chỉ Ly Tao

Mà bấy lâu nay không biết trốn nơi nào"

(Ttrào)

Như vậy, cái đẹp trong quan niệm của Thế Lữ được cụ thể hoá bằng hình ảnh đẹp trừu tượng. Theo Phạm Đình Ân đó là "cái đẹp siêu Việt mang tính nữ". Cái đẹp đó vừa là nội dung quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ, vừa là hiện thực đối tượng cần chiếm lĩnh phản ánh của chủ thể sáng tạo.

Như vậy, từ bài thơ Nhớ rừng gây chấn động, có sức cảm hoá đối với đông đảo bạn đọc đến với những bài thơ như Cây đàn muôn điệu, Tiếng sáo

thiên thai đăng báo Phong hoá và Ngày nay và cuối cùng tất cả những tác

phẩm ấy gom vào tập Mấy vần thơ (cùng với tập thơ Dòng nước ngược của

Tú Mỡ, là hai tập thơ đầu tiên của Tự lực văn đoàn do NXB Đời nay công bố cùng năm 1935) đã trở nên một trong những đòn chủ yếu dứt điểm đánh bại Thơ cũ, giành phần thắng hoàn toàn rực rỡ cho Thơ mới đồng thời đưa ra một quan niệm nghệ thuật hết sức mới mẻ - những bản dạo đầu cho cả một phong trào thơ sau này.

Một phần của tài liệu Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 38 - 44)