Sự khác biệt giữa truyện kinh dị của Thế Lữ và truyện truyền kỳ

Một phần của tài liệu Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 106 - 109)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2.Sự khác biệt giữa truyện kinh dị của Thế Lữ và truyện truyền kỳ

Chúng ta đều biết người xưa viết truyện truyền kỳ là miêu tả những truyện lạ lùng, kỳ quái, mượn truyện thần thánh để phản ánh thế giới trần tục của con người. Đó là những truyện sinh hoạt thuộc số phận của con người bình thường trong sự biến động khôn lường của xã hội phong kiến.

Trong Liêu trai chí dị, bồ Tùng Linh viết về yêu, ma, hồ quỷ. Nhưng

trong hơn 1000 trang của Liêu Trai, rất khó tìm ra những cảnh tượng khủng khiếp khiến người đọc phải rùng mình đứng tim, dựng tóc gáy hoặc nếu có cũng chỉ là một vài hình ảnh lướt qua, không để lại cảm xúc gì sâu đậm. Đây cũng là ý đồ nghệ thuật của người sáng tác. Bồ Tùng Linh muốn mượn ma, hổ để nói về con người, về cuộc sống. Thông qua thế giới yêu ma tác giả muốn khám phá cuộc sống xung quanh một cách tường tận, cặn kẽ nhất.

Truyện Tịch Phương Bình, ông vạch trần bộ máy xấu xa của toàn thể

bộ máy quan liêu trong xã hội. Tịch Liêm cha Tịch Phương Bình vốn có chút hiềm khích với một người nhà giàu cùng làng. Sau khi chết tên nhà giàu dùng tiền hối lộ quan âm phủ để hãm hại Tịch Liêm. Thương cha Tịch Phương Bình tìm xuống âm phủ kêu oan. Nhưng anh vô cùng thất vọng khi phát hiện rằng, ở chốn âm ty địa phủ từ Diêm Vương, Thành Hoàng, Quận Thủ... tất thảy đều kết bạn với bọn địa chủ. Không giải oan được Tịch Phương Bích còn chịu nhiều hình phạt thảm khốc như lăn trên giường lửa, cưa đôi thân thể. Cuối cùng tấm lòng hiếu thảo của anh cũng được đền đáp.

Trong 20 truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ viết vào đầu thế kỷ XVI ta cũng thấy các yếu tố hoang đường kỳ ảo. Thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ dường như có mối tương giao. Toàn bộ Truyền kỳ mạn lục đi theo mô típ kì ảo, kì lạ phổ biến là người hoá thân,

báo ứng, thi thố pháp luật, kêu mưa gọi gió, biến hoá khôn lường. Đề tài chủ yếu là đề cao tính dân tộc, tinh thần yêu nước, biểu dương cái thiện, phê phán cường quyền, đấu tranh chống các thế lực đen tối, ngợi ca tình yêu gắn với các giá trị nhân văn, đồng thời cũng bày tỏ quan điểm bảo vệ lễ giáo. Hệ thống nhân vật chủ yếu là các anh hùng hào kiệt, đạo sĩ, ẩn sĩ, tiên ông, yêu nữ, thần thuồng luồng, Diêm Vương, Dạ xoa, Thổ công, hộ pháp,...

Chuyên chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện tiêu biểu

trong tập Truyền kì mạn lục nhằm khẳng định tính dân tộc, tinh thần yêu

nước và ý chí chống nô dịch, bất công kiên quyết đấu tranh bảo vệ cho chính nghĩa, lẽ phải. Hành động châm lửa đốt đền của Ngô Tử Văn xuất phát từ việc tên Bộ tướng của Mộc Thạch thời Minh là Viên Bách hộ họ Thôi tử trận ở gần ngôi đền thờ vị thần người nước Việt, sau đó hồn ma họ thôi tranh, cướp quyền vị thần người Việt và "từ đây là yêu quái trong dân gian". Với trí dũng có thừa, Ngô Tử Văn đã đốt đền sẵn sàng chịu chết và xuống tận cõi âm để làm rõ sự thật.

Trong những truyện truyền kỳ, các yếu tố kỳ lạ, kỳ ảo cũng được khai thác đến tối đa và kết hợp nhuần nhuyễn với các chi tiết hiện thực, phù hợp với cách quan niệm và hình dung cuộc sống. Mối quan hệ giữa đời sống hiện thực và cõi âm hư ảo được đan kết, chuyển hoá rất tinh tế, liền mạch. Con người đi từ cõi thực vào cõi ảo đều có lí do, có bước chuyển giai đoạn. Khiến cho mạch truyện diễn biến tự nhiên, tạo nên sương khói hư ảo đặc trưng cho loại truyện truyền kỳ.

Trong truyện Người con gái Nam Xương ta bắt gặp sự hoà quện giữa hai yếu tố âm - dương. Để chứng minh cho lòng chung thuỷ của mình người con gái họ Vương đã phải gieo mình xuống sông tự tử song hồn nàng không chết, lại trở về khi chồng nàng lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang.

Như vậy, qua những ví dụ trên ta thấy trong truyện truyền kỳ tác giả đã rất khéo sử dụng những hình tượng thần tiên, quái đản với phương thức biểu hiện chủ yếu là các yếu tố hoang đường kỳ ảo. Đọc các câu truyện trong

Truyền kỳ mạn lục đôi lúc người ta cảm nhận đằng sau thế giới thực còn có

một thế giới khác. Thế giới ấy thuộc về duy tâm chủ nghĩa mà lúc bấy giờ người ta không thể lý giải được. Người ta chỉ biết mượn hình ảnh thần tiên quái đản để diễn tả tư tưởng tình cảm con người một cách kín đáo và tế nhị. Thật đúng như lời nhận định Vũ Thanh ''trong quá trình hình thành và phát triển truyện ngắn trung cổ Việt Nam, các nhà văn đặc biệt là tác giả của

Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục đã rất ý thức trong việc phản ánh

những truyện kỳ lạ cũng như trong việc sử dụng các kỳ lạ như một hạt nhân tự sự và bút pháp nghệ thuật để truyền tải một cách hình tượng những tư tưởng của mình".

Khác với truyện truyền kỳ, khuynh hướng truyện kinh dị nói chung, truyện "kinh dị" của Thế Lữ nói riêng mặc dù cùng đi sâu và khai thác các yếu tố bí hiểm, rùng rợn, giật gân, nhưng lại có sự "cách tân" hết sức mới lạ, độc đáo dẫn người đọc vào một thế giới xa lạ thoả mãn trí tưởng tượng nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Phan Trọng Thưởng trong bài Thế Lữ

nghệ sĩ hai lần tiên phong đã có lời nhận xét rất hay "Nếu ở Thơ mới, ông

thích ngao du lên cõi Tiên, ở truyện trinh thám ông thích mạo hiểm vào cõi đời thì ở truyện ly kỳ rùng rợn, ông lại thích phiêu lưu vào cõi âm. Ở đâu ông cũng là người săn đuổi: cái đẹp, cái hư ảo ở cõi Tiên, cái thực ở cõi trần và cái quái dị ở cõi âm phủ" [54].

Sự khác biệt giữa các truyện mang yếu tố kinh dị và truyện truyền kỳ được thể hiện ở một số phương diện nghệ thuật sau:

Một phần của tài liệu Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 106 - 109)