0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Đổi mới cấu trúc câu thơ

Một phần của tài liệu THẾ LỮ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 (Trang 65 -72 )

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1. Đổi mới cấu trúc câu thơ

Do ảnh hưởng của tư duy khoa học phương tây, Thế Lữ đã có sự cách tân táo bạo về mặt cấu trúc câu thơ làm nổi bật bản chất của sự vật hiện tượng.

Tìm hiểu thơ Thế Lữ ta thấy Thế Lữ đã sáng tạo ra những câu thơ định nghĩa theo một công thức chung (danh từ + là + danh từ). Ví dụ như:

- Tôi chỉ là khách tình si

- Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng

(Cây đàn muôn điệu)

- Tôi chỉ là người mơ ước thôi

(Bên sông đưa khách)

- Tôi là một khách chinh phu

(Tiếng gọi bên sông)

- Thế Lữ là một chàng kỳ khôi

(Ttrào)

- Đó là một kẻ không nơi trú ẩn

(Con người vơ vẩn)

Trong công thức mà Thế Lữ đưa ra thì đại từ nhân xưng chỉ là một con người cá nhân cụ thể, tự xưng cụ thể. Còn tân ngữ thì muôn hình vạn trạng, lúc thì là người mơ ước hay khách tình si, lúc thì kẻ bộ hành hay một anh chàng kỳ khôi không nơi trú ẩn. Điều này là nét mới lạ bộc lộ rõ cái "tôi" chủ thể mà văn học trước đó chưa từng có.

Như đã nói ở trên, một trong những đóng góp của Thế Lữ vào trong làng Thơ mới là phương pháp làm nổi bật tư duy logic. Khi đã chấp nhận tư tưởng duy lý rồi thì khó có thể chấp nhận được một ý tưởng dừng lại chữ cuối một câu thơ. Do đó, câu thơ của Thế Lữ không phải là một câu ngữ pháp mà là một mảng thơ dài kiến trúc theo văn phạm tiếng Pháp kiểu như:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?

(Nh rng)

Có thể nói đây là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ Nhớ rừng, Thế Lữ

không sử dụng một câu ngắn mà sử dụng một mảng thơ dài để diễn rả nỗi nhớ một thuở vàng son ngự trị một thời oanh liệt và nỗi thất vọng đau đớn, cay đắng của chúa sơn lâm khi chợt tỉnh giấc mộng trở về với thực tại.

Hay trong bài thơ Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ lại sử dụng cú pháp này để miêu tả.

"Dáng yêu kiều tha thướt khách giai nhấn

Ánh tưng bừng linh hoạt nắng chiều xuân Vẻ sầu muôn âm thầm ngày mưa gió,

Cảnh vĩ đại sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ" Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay Cảnh cỏ hàn nơi nước đọng bùn lầy

Thú án lạn mơ hồ trong ảo mộng Chí hăng hái đua ganh đời náo động, Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê"

Một đoạn thơ chín dòng chỉ gồm có một câu văn phạm mà qua đó Thế Lữ đã đưa ra cả một tuyên ngôn nghệ thuật. Miêu tả vẻ đẹp yêu kiều tha thướt của giai nhân, vẻ rộn ràng của tiết trời mùa xuân, vẻ âu sầu của ngày mưa gió, một cảnh vĩ đại, một nét mong manh, cảnh cơ hàn hay thú sán lạn... Thế Lữ đã sử dụng kiểu cấu trúc này có tác dụng giải phóng tư duy lôgic ra khỏi khuôn khổ gò bó của câu thơ cũ. Trong giới hạn chỉ có một câu, nhà thơ đã đưa vào đó một thế giới muôn hình, muôn điệu mà câu thơ vẫn trong sáng. Đó

là cái tài của con người giữ ấn tiên phong.

Thơ trung đại thường chú ý đến hình thức của bài thơ, nào là bài thơ nhất thiết phải năm bảy chữ trong một câu, nào là bài thơ chỉ đúng có bốn câu hay tám câu... Do vậy trong một bài phải sử dụng triệt để nghệ thuật cô đọng, hàm súc, dồn ý tứ vào câu chữ hay là thêm nhiều điển tích, điển cố ngắn gọn, để người đọc tự mà tìm hiểu, hay nếu cần thì bỏ bớt các liên từ, giới từ, hư từ, mà các cụ cho là không cần thiết. Cho nên nhiều khi câu thơ trở nên tối nghĩa người đọc không sao hiểu nổi cho dù có cố công mà suy đoán. Ví dụ, như hai câu mở đầu trong Cung oán ngâm khúc:

"Trải vách quế gió vàng hiu hắt

Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng"

Phải chú giải rất nhiều về hai câu thơ này mà chưa chắc đã thuyết phục được người đọc. Cũng vì nhu cầu diễn đạt được hết ý của mình nên trong thơ Thế Lữ thường đề cao tính dư thừa. Trong câu thơ nhà thơ dùng rất nhiều hư từ như: mà, trong lúc, vì chưng, phải đâu... Ví dụ như:

"Vì chưng ta cũng biết yêu đương

Mà cuộc tình duyên gặp giữa đường Trong lúc non sông mờ cát bụi Phải đâu là hội kết uyên ương"

Thế Lữ còn dùng lối "bắc cầu" thông dụng trong thơ Pháp cho câu thơ trên chảy tràn xuống câu dưới thật là mới mẻ độc đáo:

"Lòng thơ xưa có ngón tay tiên Mơn trớn: tai nghe tiếng dịu hiền Trong cảnh gió đưa xuân sắc thẳm Đa tình yêu vẻ đẹp thiên nhiên"

(Mộng tưởng)

Xuân Diệu trong bài Đọc thơ Thế Lữ đã nhắc lại rằng "thi sĩ đã có

những cách tân về hình thức. Cách ngắt câu chấm câu, thể hiện cho câu trên tràn quàng xuống câu dưới các nhà thơ mới chúng tôi lúc ấy rất thú vị".

Ngoài ra, Thế Lữ đã tìm ra một cách thể mới cho Thơ mới, kiểu chấm câu giữa dòng, ngắt câu giữa dòng và loại dòng có nhiều câu. Đó là cách tân hết sức mới mẻ của Thế Lữ:

"Cảnh vắng trời hanh, giáng mái chiều Buồn xa ngưng lại nỗi đìu hiu...

Bỗng đâu xao xuyến câu reo gió Bụi chạy đường khô lá đuổi theo"

(Chiu)

"Nàng Thơ ơi! Nàng thơ! - Ta buồn lắm.

Nắng gay gắt trên khóm sen không thắm, Gió thờ ơ không động bóng tàn cây;

Dưới trời xanh, mây quá trắng không bay"

(Gic hồn thơ)

"Cao Thâm hỡi! Ôi vô cùng! Vô để!

Mây hằng bay, sóng hằng cuốn, gió không ngừng"

Sau này Xuân Diệu đã vận dụng rất thành công kiểu câu này, để diễn rả sự gấp gáp, vội vã của tình yêu:

"Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi".

(Tương tư chiều)

Để diễn tả Đêm xuân sầu ảo não, tuyệt vọng Chế Lan Viên cũng sử

dụng kiểu câu này:

"Trời xuân vắng. Cỏ cây rêu xào xạc,

Bóng đêm luôn hoảng hốt mãi không thôi"

(Đêm xuân sầu)

Những thay đổi cú pháp tạo điều kiện cho những thủ pháp nghệ thuật khác như cho phép đảo chủ từ để tạo hình ảnh táo bạo, mới mẻ. Trong thơ ca cổ ngày xưa cũng dùng lối đảo ngữ như vậy nhưng vẫn theo một công thức chung ảnh hưởng cấu trúc chữ Hán, do vậy nghe vẫn rất giống nhau kiểu như:

"Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng gỏi cầm ve lầu tịch dương"

(Bảo kính cảnh gii - Nguyễn Trãi)

Hay:

"Xanh om cổ thụ tròn xoe tán

Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ"

(Tc cnh chiu thu - Bà Huyện Thanh Quan)

Nhưng đến Thế Lữ thì nghệ thuật lật ngược chủ từ trở nên đặc sắc, không ai có thể táo bạo làm những câu như: "bên rừng thổi sáo một hai kim đồng". Trong bài Nhớ rừng, Thế Lữ đã chủ tâm đảo chủ từ tạo nên một hình ảnh chưa từng thấy:

Trong câu thơ có sự tân kỳ về hình ảnh "chết mảnh mặt trời" để nói về lúc mặt trời lặn. Hình ảnh này gợi ra được cái nhìn táo bạo của con hổ muốn dẫm nát cả vũ trụ. Ta thấy rằng Thế Lữ đã chuộng lối đảo ngữ như vậy và sử dụng rất nhiều lần:

- Đỗ bờ sông trắng con thuyền bé Cạnh lớp lau già, gió lắt lay"

(Bên sông đưa khách)

- Cơn gió thổi lá bàng rơi lác đác

Cùng rơi theo loạt nước đọng trên cành"

(Con người vơ vẩn)

Dường như Thế Lữ, thuở ấy có chủ tâm làm cho câu thơ Việt Nam trở nên mới mẻ, phong phú mà sáng sủa - thi sĩ muốn tạo cho câu Thơ mới nhiều khả năng nhất về mặt diễn đạt cũng như truyền cảm.

Để thoả mãn nhu cầu, Thơ mới còn tấn công vào những phép tắc của Thơ cũ. Những câu thơ viết theo khuôn khổ, có hạn chữ, hạn vần đã không thể đứng vững được. Hán từ đè nặng những điển tích, điển cố cầu kỳ, khuôn sáo, ước lệ cũ mất dần đi, làm một bài thơ người ta không bị gò bó trong một khuôn khổ có sẵn nữa. Thế Lữ đã chú ý mở rộng câu thơ cho hợp với độ ngân nga, vang vọng, mênh mông của tiếng chuông:

"Sương lam gieo nỗi buồn mênh mông trên đồng vắng,

Nắng chiều xuân rung rinh trong cảnh trời yên lặng Bỗng thong thả rơi một tiếng chuông chùa,

Ở chân trời hay trong cõi hư vô?"

Tuy Thơ mới không quy định về số câu, số chữ, cách gieo vần nhưng trong thực tế, khi làm thơ các nhà thơ không khỏi tuân theo quy luật tự nhiên của âm thanh tiết tấu vì thế họ thường đặt câu 5 chữ hoặc 10 chữ, phổ biến

hơn cả và dần dần ổn định là thế thơ 8 chữ, Thế Lữ hay sử dụng thể thơ này và có cộng đồng trong việc làm cho nó trở nên thuần thục:

"Suốt canh thâu đồng hồ treo bức vách

Thong thả đưa thong thả đếm từng giây Rành rọt điểm trong lòng ta tĩnh mịch Trong lòng ta u tối bóng mưa bay"

(Đêmmưa gió)

Thế Lữ đã tiếp thu và cải biến một cách mạnh bạo hình thức của thơ ca dân tộc là ca trù kết hợp với nghệ thuật thơ ca phương Tây sáng tạo ra một hình thức Thơ mới. Ngoài ra, thi sĩ còn sử dụng cách hiệp vần mới mẻ của thơ pháp như:

Vần ôm:

Trời có những buổi bình minh êm lặng Phấn hồng non phơn phớt dải chân mây Những cô em có đôi má hây hây

Làm phai nhạt cả bầu trời buổi sáng

(Nhan sc)

Vần giãn cách:

Hoa lặng sống trong đài, khoan độ nở Cây âm thầm lá gượng xôn xao

Nương bóng tối muôn loài sâu nín thở Thời gian qua, nghỉ bước trên từng cao

(Ý thơ)

Vần liên tiếp:

Lặng mà nghe ai nảy khúc sầu thương Ngón tay rung, rụng động cả đêm sương

Khiến trăng nước đắm say hồn ly biệt

Khiến trong gió ngưng đọng niềm thống thiết"

Tóm lại, Thế Lữ với các chất thơ buổi ban đầu mới mẻ ấy đã đóng góp

cho thơ ca Việt Nam về phương diện nghệ thuật. Sự phá bỏ khuôn khổ cũ của thơ Đường luật đã làm cho thơ ca mang một khuôn mặt mới trẻ trung và tươi sáng. Với cách dùng ngôn ngữ sáng tạo, Thế Lữ đã làm cho những câu thơ của mình có nhiều ý tưởng táo bạo và kỳ lạ, nhịp và vần thay đổi tạo điều kiện cho nhà thơ có thể giãi bày tâm sự một cách say sưa và phóng khoáng, không bị gò bó như trước nữa. Tất cả những điều ấy càng khẳng định công lao mở đường, khơi nguồn của Thế Lữ trong thời điểm Thơ mới đang đấu tranh với thơ cũ để giành thắng lợi.

Một phần của tài liệu THẾ LỮ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 (Trang 65 -72 )

×