Phong phú về thể thơ

Một phần của tài liệu Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 72 - 75)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.2.Phong phú về thể thơ

Là người "mở đường" của phong trào Thơ mới Thế Lữ đã đem đến sự đổi mới, mạnh mẽ cho thơ ca và sự phong phú về thể thơ. Chỉ trong 48 bài thơ in trong tập Mấy vần thơ tập mới (1941) ta thấy Thế Lữ sử dụng đến 11 thể

thơ. Nếu đem so sánh với tản Đà trước đó chúng ta dễ dàng nhận thấy: "Công cách tân cho sự hình thành cái mới đúng với nghĩa của nó phải dành cho Thế Lữ" (Lưu Khánh Thơ) [177-38].

Chúng ta cùng thống kê lại thể thơ trong những sáng tác của Thế Lữ: - Thơ 8 chữ trường thiên có 4 bài (Ác mộng, Hoa thuỷ tiên, Trả lời, Bóng mây chiều): tỷ lệ 4/48  8,5%.

- Thơ 8 chữ nhiều khổ có 7 bài (Khúc ca xuân, Bâng khuâng, Giục hồn

thơ, Ý thơ, Nhan sắc, Đêm mưa gió, Đàn nguyệt) tỷ lệ 7/48  14,9%.

- Thơ lục bát có 7 bài (Tiếng sáo thiên thai, Mấy vần ngây thơ, Bông

hoa rừng, Lời tuyệt vọng, Ma tuý, Sáng, Tối) tỉ lệ 7/48  14,9%.

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt có 3 bài (Trưa, chiều, Nàng Thơ lạnh) tỉ lệ 3/48  6,4%.

- Thơ song thất lục bát có 2 bài (Thức giấc, Hồ Xuân và Thiếu nữ) tỉ lệ 2/48  4,25%.

- Thơ thất ngôn trường thiên có 12 bài: (Khúc hát bên sông, Lời than

của nàng Mỹ thuật, tiếng gọi bên sông, Ngày xưa còn nhỏ, Vẻ đẹp thoáng qua, Hái hoa, Bên sông đưa khách, Tôi muốn đi, Mưa hoa, Yêu, Chiều bâng khuâng, Đời thái bình), tỉ lệ 12/48  2,5%.

- Thơ năm chữ trường thiên có 1 bài (Mộng ảnh) tỉ lệ 4/48  2,1%. - Thơ tự do có 10 bài (Nhớ rừng, Lựa tiếng đàn, Con người vớ vẩn,

Cây đàn muôn điệu, Lời mỉa mai, Tự trào, Trước cảnh cao rộng, Người phóng đãng, Truỵ lạc, Tiếng trúc tuyệt vời) tỉ lệ 10/48  21,3% (chú ý: Thực chất nhiều bài thơ tự do như Nhớ rừng, Lựa tiếng đàn, Con người vơ vẩn...

là thơ 8 chữ vần chân biến thể, hầu hết là các câu 8 chữ đôi khi dôi ra hoặc bớt đi vài chữ).

Nếu so sánh với thể thơ của Tản Đà qua tập Tuyển tập Tản Đà Nxb văn học, H. 1966. Tập thơ có tất cả 219 bài, phân bố như sau:

- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật : 64 bài  29% - Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật : 14 bài  6,4% - Thơ thất ngôn trường thiên : 14 bài  6,4%

- Hát nói : 15 bài  6,8%

- Lục bát : 31 bài  14%

- Song thất lục bát : 12 bài  5,5%

- Các thể điệu phong thi và ca khúc dân gian : 62 bài  28,5% So với Thế Lữ, có thể thấy:

- Thể thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ chủ lực của Tản Đà, thì hoàn toàn vắng bóng trong thơ Thế Lữ.

- Thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật còn được Tản Đà hay sử dụng (6,4%) nhưng cũng không có trong Mấy vần thơ, 1935 chỉ đến Mấy vần thơ,

Tập mới 1941, Thế Lữ mới đưa vào.

- Thể hát nói được Tản Đà sử dụng nhiều (6,8%) nhưng không có không thơ Thế Lữ (và thơ mới) song hát nói đã hoá thân thành thơ 8 chữ vần chân tương đối tự do, nhiều khi là 8 chữ biến thể làm thành một thể rất mới được Thế Lữ sử dụng rất thành công.

- Thể thất ngôn trường thiên (gồm nhiều khổ) được Tản Đà, thỉnh thoảng sử dụng (6,4%) thì được Thế Lữ phát huy sử dụng khá nhiều (22,5%).

- Thể thơ lục bát có vị trí quan trọng trong thơ Tản Đà 14%, thì vẫn có vị trí quan trọng trong thơ Thế Lữ ( 15%).

- Phong thất lục bát và các thể điệu gọi là "phong thi" và các khúc dân gian được Tản Đà khai thác (28%) nhưng Thế Lữ hoàn toàn không sử dụng.

Và nhận xét trên đây đã cho thấy sự đổi mới mạnh mẽ của Thế Lữ về mặt thể thơ: dứt khoát chối bỏ thể thất ngôn bát cú Đường luật, không đi vào sử dụng nguyên vẹn các thể điệu ca khúc dân gian như Tản Đà, vẫn làm nhiều thơ lục bát, phát triển mạnh mẽ thể thất ngôn trường thiên và sáng tạo ra thơ 8 chữ vần chân từ thể hát nói, sáng tạo ra thơ tự do, cải biên các thể thơ truyền thống theo hướng hiện đại hoá. Đúng như lời Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã nhận xét "Thế Lữ đã làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch" [14-58].

Vậy, tuy là người gương cao lá cờ Thơ mới và mở đường cho nó, Thế Lữ không chạy theo thơ tự do. Sự đổi mới ở thơ Thế Lữ tuy là rõ rệt mạnh mẽ không chút rụt rè nhưng không phải vứt bỏ hình thức thể loại truyền thống mà là đổi mới trong chiều sâu, trong cảm hứng thơ, trong cảm xúc, ở phương diện hình thức thể loại Thế Lữ đổi mới nổi bật nhất là sự tìm tòi đổi mới ở điệu thơ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 72 - 75)