Truyện kinh dị tiếp nối dòng truyện truyền kỳ

Một phần của tài liệu Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 105 - 106)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Truyện kinh dị tiếp nối dòng truyện truyền kỳ

Chúng ta đều biết truyện truyền kỳ là một loại hình tiểu thuyết, thường gọi là văn ngôn đoản thiên tiểu thuyết hoặc đoản thiên tiểu thuyết xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối triều Tuỳ (581-618). Đến đời Đường (618-907) thì phát triển rất mạnh.

Ở Việt Nam loại hình văn học truyền kỳ có thể kể mốc thành tựu đầu tiên là tác phẩm Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên đời Trần. Tiếp đó có thể kể đến các tác phẩm Lĩnh Nam chính quái, tương truyền là của Trần Thế Pháp

(TKXV) và Vũ Khâm Lân, tác gia lớn thế kỷ XVIII có đóng góp quan trọng cho đầy đủ các truyện của tập truyện Lĩnh Nam Chính Quái ngày nay. Đề cập đến truyện truyền kỳ ở Việt Nam không thể không nhắc tới tập truyện Thánh

Tông di thảo của Lê Thánh Tông ra đời vào thế kỷ XV và Truyền kỳ mạn lục

của Nguyễn Dữ ra đời vào thế kỷ XVI. Những tác phẩm này đã đánh dấu sự chín muồi của nghệ thuật tự sự Việt Nam.

Hầu hết các truyện truyền kỳ kể tên đều mang yếu tố thần dị, quái đản hoặc huyền diệu. Có loại truyện quan ôn (Tướng dạ xoa) có loại truyện ma quỷ (Truyện cây gạo) có loại truyện thần kỳ (Người nghĩa phụ Khoái Châu). Qua các truyện truyền kỳ này ta thấy đều có một điểm chung là đi sâu vào khai thác những yếu tố gây cảm giác mạnh, yếu tố kỳ lạ, khiếp đảm, quái đảm, huyền diệu. Ở đó có sự kết hợp giữa hai yếu tố hư và thực, yếu tố hoang đường gắn với thế giới quan huyền bí của chủ nghĩa duy tâm.

Con đường đến với các yếu tố kinh dị trong truyện trinh thám và truyện truyền kỳ của Thế Lữ có sự tiếp nối và kế thừa dòng truyện truyền kỳ song ông đã có sự "cách tân" hết sức mới mẻ làm nên một thế giới riêng trong các thiên truyện của ông.

Một phần của tài liệu Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 105 - 106)