TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH A Mục tiêu bài học:

Một phần của tài liệu Tuần 27 - 35 (Trang 32 - 34)

I. Bài học: 1 Thế nào là phép liệt

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH A Mục tiêu bài học:

A. Mục tiêu bài học:

- Học sinh nắm được những hiểu biết chung về văn bản hành chính: Mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống thực tiễn.

- Tích hợp với phần văn ở bài “Ca Huế trên sông Hương”, với phần Tiếng Việt ở bài “Dấu chấm lửng và đấu chấm phẩy “

- Viết được văn bản hành chính đúng mẫu.

B. Chuẩn bị:

- Bảng phụ – phân nhóm

- Tích hợp với phần Văn ở bài Ca Huế trên sông Hương; với phần Tiếng Việt ở bài

Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

C. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra:

- Thế nào là phép liệt kê?

- Nêu các kiểu liệt kê, mỗi loại cho một ví dụ?

2. Bài mới:

Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp ta phải sử dụng văn bản hành chính. Vậy văn bản hành chính là gì? Làm thế nào để tạo lập một văn bản hành chính. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những điều này.

3. Trình t ự các họat động dạy và học :

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1:

- Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản 1, 2, 3 SGK - HS đọc

? Ba loại văn bản trên thuộc loại văn bản nào? - HS trả lời

+ Văn bản 1: thông báo + Văn bản 2: kiến nghị + Văn bản 3: báo cáo

? Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, kiến nghị báo cáo?

- HS trả lời:

+ Khi cần truyền đạt từ trên (cấp cao hơn ) xuống dưới (cấp thấp hơn) hoặc cho nhiều người 1 vấn đề gì đó thì người ta dùng báo cáo.

+ Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của các hân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải

I. Bài học

1. Mục đích và tình huống viết văn bản hành chính:

- Ba văn bản SGK

+ Văn bản 1:

Thông báo của cấp trên đối với cấp dưới hoặc thông báo rộng rãi.

+ Văn bản 2:

Đề nghị (kiến nghị) bày tỏ ý kiến nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyết thì người ta dùng văn bản kiến nghị.

+ Khi cần phải thông báo một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên người ta dùng báo cáo.

? Em có thể rút ra nhận xét khi dùng văn bản: báo cáo, kiến nghị, thông báo?

-HS trả lời: Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo đối với cấp dưới và ngược lại cấp dưới cũng không bao giờ dùng thông báo với cấp trên. Kiến nghị cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới kiến nghị lên cấp trên.

? Mỗi văn bản nhằm mục đích gì? -HS trả lời:

+ Thông báo nhằm phổ biến một nội dung.

+ Đề nghị nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến.

+ Báo cáo nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết

Hoạt động 2:

Thảo luận:

? Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau?

- Các nhóm thảo luận, GV chỉ định HS trình bày, HS nhận xét, GV đánh giá.

+ Giống: Về hình thức trình bày đều theo mẫu,trong đó nhất thiết phải có:

- Quốc hiệu.

- Tên, chức vụ của người nhận, cơ quan nhận văn bản. - Tên, chức vụ hay tên cơ quan, tập thể người gửi văn bản. - Ghi rõ nội dung.

- Ghi rõ ngày tháng năm, kí tên.

+ Khác nhau: về mục đích và những nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.

? Hình thức trình bày của 3 văn bản này có gì khác nhau với các văn bản truyện và thơ mà em đã học?

- HS trả lời: Các loại văn bản trên khác các tác phẩm thơ văn: trước hết là thơ, văn dùng hư cấu tưởng tượng, câu văn hành chính không dùng hư cấu tưởng tượng. Ngôn ngữ thơ văn được viết theo phong cách ngôn ngữ, nghệ thuât, còn ngôn ngữ các văn bản trên là ngôn ngữ hành chính.

? Em thấy có loại văn bản nào cũng tương tự ba văn bản trên không ?

- HS trả lời: Tương tự hiểu theo nghĩa các văn bản được viết theo mẫu như: biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, hợp đồn, giấy chứng nhận, đơn xin nghỉ học.

? Từ ba văn bản nêu trên, em hãy rút ra đặc điểm của loại văn bản hành chính này: mục đích, nội dung, hình thức trình bày?

- Ghi nhớ: SGK

Hoạt động 3:

Chia nhóm HS thảo luận: Nhóm 1: Tình huống 1 Nhóm 2: Tình huống 2 Nhóm 3: Tình huống 3

+ Văn bản 3:

Báo cáo của cấp dưới gởi lên cấp trên, tổng kết những việc làm được, chưa làm được trong một thời gian nhất định để cấp trên được biết 2. Hình thức trình bày: - Theo một số mục nhất định (gọi là mẫu) - Quốc hiệu. - Ngày tháng viết.

- Tên hay cơ quan nơi nhận văn bản.

- Tên hay cơ quan gởi văn bản.

- Nội dung đề nghị yêu cầu, báo cáo, kí tên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Luyện tập:

- Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính? Tên mỗi loại văn bản ứng với trường hợp đó là gì?

- Tình huống 1: Dùng văn bản thông báo - Tình huống 2: Dùng văn bản báo cáo

- Tình huống 4: Phải viết đơn: Đơn xin nghỉ học

- Tình huống 5: Dùng văn bản đề nghị

Nhóm 4: Tình huống 4 Nhóm 5: Tình huống 5 Nhóm 6: Tình huống 6

Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm góp ý, HS nhận xét,đánh giá. * Gợi ý trả lời: - Tình huống 3 và tình huống 6 không dùng văn bản hành chính vì + Tình huống 3: Khi ghi lại những xúc động của mình thì đó thường dùng phương thức biểu cảm.

+ Tình huống 6: Phảidùng phương thức kể và tả để tái hiện lại buổi tham quan cho bạn nghe.

4. Củng cố:

- Nhắc lại thế nào là văn bản hành chính.

5. Dặn dò:

- Học bài

- Chuẩn bị bài: Quan Âm Thị Kính. D/ Rút kinh nghiệm :

...

Tuần 31 Ngày soạn: … /… /200…

Tiết 116

Một phần của tài liệu Tuần 27 - 35 (Trang 32 - 34)