- Nêu đặc điểm của văn bản đề nghị?
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN A Mục tiêu bài học:
A. Mục tiêu bài học:
Cho học sinh ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn bản
nghị luận.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phân nhóm
- Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt ở bài Ôn tập cuối năm, Kiểm tra cuối năm.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
- Mục đích viết đề nghị và mục đích viết báo cáo có gì khác nhau? - Nội dung báo cáo và nội dung đề nghị có gì khác nhau?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ở HK này các em đã được tìm hiểu nhiều về văn biểu cảm, đánh giá và văn bản nghị luận. Hôm nay để giúp các em có cái nhìn tổng quát về hai thể văn này, chúng ta cùng nhau ôn tập.
3. Trình t ự các họat động dạy và học :
Hoạt động 1:
- Cho HS kẻ bảng
HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau và điền vào bảng.
- Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong sách ngữ văn 7 tập 1( Chỉ tính các bài văn xuôi)
- Em hãy đọc một bài văn biểu cảm mà em thích? + Đọc bài Sài Gòn tôi yêu
- Tác giả đã bộc lộ tình cảm gì đối với Sài Gòn?
+ Tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự ga7n2 bó lâu bền am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố của mình.
GV: Bộc lộ tình cảm đối với người viết đó gọi là nội dung trữ tình. - Tác giả viết Sài Gòn tôi yêu nhằm mục đích gì?
+ Biểu hiện tình cảm của mình đối với Sài Gòn.