ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp theo)

Một phần của tài liệu Tuần 27 - 35 (Trang 61 - 63)

- Nêu đặc điểm của văn bản đề nghị?

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp theo)

Giúp hệ thống hoá kiến thức về một số phép biến đổi câu và một số phép tu từ cú pháp.

B. Chuẩn bị:

- Bảng phụ, phân nhóm

- Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt ở bài Ôn tập cuối năm, Kiểm tra cuối năm.

C. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra:

- Giới thiệu những văn bản đã học thuộc hai kiểu bài nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích. Từ đó em hãy rút ra đặc điểm của hai kiểu bài này?

- Em hãy trình lại bố cục của kiểu bài nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích?

2. Bài mới:

Tiếp tục ôn tập phần Tiếng Việt của các tiết trước, hôm nay chúng ta sẽ cũng nhau hệ thống lại các kiến thức đã học về biến đổi câu như thêm bớt thành phần câu, chuyển đổi kiểu câu và các phép tu từ cú pháp.

3. Trình t ự các họat động dạy và học :

Hoạt động 1: Ôn lý thuyết và cho ví dụ 1. Biến đổi câu:

- Có mấy loại biến đổi câu?

- Có hai loại: + Thêm bớt thành phần câu + Chuyển đổi kiểu câu a. Thêm bớt thành phần câu gồm mấy kiểu? Hai kiểu: Rút gọn câu và mở rộng câu - Thế nào là rút gọn câu?

- Làm cho câu gọn hơn, thông tinh nhanh, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong các câu trước.

Ví dụ: + Môn nào con được điểm mười. + Môn toán ạ!

- Ngụ ý hành động, đặc diểm chung có tất cả mọi người (lược bỏ chủ ngữ) Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Mở rộng câu gồm có mấy cách? - Hai cách: + Thêm trạng ngữ

+ Dùng câu chủ vị làm thành phàn câu. - Thế nào thêm trạng ngữ cho câu? Cho ví dụ.

- Bên cạnh các thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, câu có thể bổ sung thêm trạng ngữ để trình bày rõ hoàn cảnh hoặc điều kiện thực hiện nói ở trong câu.

Ví dụ: Ngày mai, tôi đi học vi tính. Trạng ngữ

- Thế nào là cụm Chủ – Vị làm thành phần câu.

- Trong khi nói và viết, người ta có thể dùng những kết cấu câu có hình thức giống, gọi cụm chủ vị làm thành phần câu.

- Hãy nêu các trường hợp dùng cụm Chủ – Vị làm thành phần câu. Cho ví dụ?

- Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ và định ngữ đều có thể mở rộng bằng cụm Chủ – Vị.

Ví dụ: Chị Ba / đến // khiến tôi rất vui. C V

CN VN

→ Cụm C – V là vị ngữ.

b. Chuyển đổi kiểu câu

- Chuyển đổi câu chủ động thành bị động. - Thế nào là câu chủ động, bị động?

- (Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK tr 60).

- Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (ngược lại) nhằm mục đích gì? - Tránh lặp lại một kiểu câu, dễ gây nhàm chán.

- Đảm bảo một mạch và thống nhất. Ví dụ: Nhà vua nói:

+ Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung

thực này. Chú bé được nhà vua truyền ngôi và trở thành một vị hoàng đế hiền minh.

Một phần của tài liệu Tuần 27 - 35 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w