Thị trường khách du lịch đến Hà Nộ

Một phần của tài liệu bài nghiên cứu khoa học - đề tài '''''''' ẩm thực hà nội trong kinh doanh và phát triển du lịch'''''''' (Trang 26 - 31)

1. Thực trạng phát triển du lịch tại Hà Nộ

1.1. Thị trường khách du lịch đến Hà Nộ

Là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, thủ đô Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và Bắc Bộ nói riêng làm gia tăng đáng kể lượng khách của cả nước cũng nhu đóng góp lượng ngoại tệ lớn từ thu nhâp du lịch.

Nằm ở vị trí địa lý quan trọng, với vị trí là đô thị đặc biệt, một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước trong thời gian qua Hà Nội đã có những tốc độ phát triển về khách khá cao:

 Khách du lịch quốc tế

Năm 2001 đón 3.0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 0.7 triệu lượt, nội địa là 2.3 triệu lượt; năm 2006 đón 5.85 triệu lượt khách bằng 1.9 lần năm 2001. Trong 6 tháng đầu năm 2010 ngành du lịch Hà Nội đã đón khoảng 4.53 triệu lượt khách tăng khoảng 13.3% so với cùng kì năm trước. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho du lịch thủ đô. Đến đầu năm 2012, theo thống kê của Sở Văn Hóa thể thao và Du lịch Hà Nội lượng khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng lên đáng kể. Đạt 183.000 khách tăng 16% so với cùng kì năm trước. Những tín hiệu đáng mừng của du lịch Hà Nội trong những tháng đầu năm cho thấy nhu cầu du lịch của khách ngày càng tăng và cần có hướng khai thác tốt lợi thế trên.

Hà Nội là một trung tâm phân bố khách chủ yếu của vùng phía Bắc, đặc biệt đối với các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng, Hà Nội đón 80 – 90% khách du lịch đến đến Hà Tây (cũ), 50% đến Quảng Ninh và 90% đến các tỉnh khác.

Mức gia tăng lượng khách tới Hà Nội và phụ cận 11 – 13 % trong những năm 2001 đến nay, cao hơn so với các trung tâm du lịch khác như Trung tâm du lịch Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt 5.67 % / năm, trung tâm du lịch Hồ Chí Minh và phụ cận tăng trung bình 7.14%/năm. Du lịch Hà Nội và phụ cận chiếm trên 20 % thị phần khách trong tổng lượng khách đi lại trong các tỉnh trong toàn quốc và thị phần này không ngừng tăng.

Hà Nội là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhất cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế ở mức độ ổn định trong 5 năm gần đây, dạt khoảng 11% - 13 %. Giai đoạn 2001- 2005, khách quốc tế vào Hà Nội là 4.62 triệu lượt, chiếm 34% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam (13.5 triệu); năm 2005 đón 1.109.635 lượt khách quốc tế tăng 1.5 lần năm 2001, bằng 31% tổng 3.6 triệu lượt khách đến Việt Nam năm 2006.

Đến năm 2010 ngành Du lịch Hà Nội cùng với thành phố xây dựng chương trình đón chào 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đại Lễ là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch cho thủ đô. Đây cũng là một cơ hội lớn cho ngành du lịch thủ đô phát triển và vững vàng hơn khi bước vào năm 2011. Sau năm 2010 thủ đô Hà Nội đã đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, tăng 18,42%.

Trong dịp tết 2012 vừa qua theo báo cáo của phòng Quản lí Lữ Hành (Sở Văn hóa thông tin và du lịch Hà Nội) lượng khách quốc tế đến Hà Nội tăng mạnh khoảng 16% so với dịp tết năm trước. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho du lịch Hà Nội trong dịp tết vừa qua và nó còn được phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Khách quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160 vùng lãnh thổ, trong đó từ các thị trường có khả năng chi trả cao như Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, có 10 thị trường chiếm 70 – 80% tổng số khách vào Hà Nội. Trong những năm gần đây, đặc biệt

là năm 2006 tôc độ tăng trưởng của khách du lịch đến Việt Nam qua Hà Nội tăng khá nhanh, trên 2 con số như thị trường khách Mỹ tăng 10.77%, Đức tăng 13.44% Thái Lan tăng 128,4 %, malaixia tăng 87,16%, Xingapo tăng 10,77%. Lượng khách quốc tế đến Hà Nội năm 2012 chủ yếu là khách Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ôxtrâylia, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á.

Nhìn chung, trong những năm gần đây du lịch tại Hà Nội đang có những bước chuyển biến mới mẻ phát triển mạnh mẽ. Về mục đích của khách quốc tế đến thủ đô có nhiều mục đích trong đó các mục đích chủ yếu như: hội thảo, hội nghị, tham quan tìm hiểu hiểu văn hóa, thắng cảnh, làng nghề, trong đó du lịch ẩm thực là môt trong những loại hình du lịch đang được quan tâm hiện nay tại thủ đô.

 Khách du lịch nội địa.

Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm du lịch đón nhiều khách nội địa với lượng khách trung bình 20,67% tổng lượng khách du lịch hàng năm của cả nước, khoảng 30 – 32% trong tổng lượng khách của Trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa ổn định, giai đoạn năm 2001 – 2005 khoảng 11 – 13%.

Tốc độ tăng trưởng khách nội địa ổn định, giai đoạn năm 2001 – 2005 khoảng 11% - 13%: năm 2001 đón 2,3 triệu lượt khách năm 2005 đón 4,2 triệu lượt khách tăng 1,8 lần; năm 2006 Hà Nội đón 4,7 triệu lượt khách nội đại tăng 2,4 lần. Đến năm 2010 du lịch Hà Nội đã đón khoảng 10,6 triệu lượt khách, tăng khoảng 15,22% so với năm 2009. Năm 2011 Hà Nội đã đón 11,5 triệu lượt khách nội địa tăng 10,8% so với năm 2010. Đến năm 2012, lượng khách nội địa đến Hà Nội cũng đã có những bước tăng đột biến. Đạt 1.820.000 khách, tăng 40% so với năm trước Điều này cho thấy sự tăng trưởng của du lịch Hà Nội tăng dần theo các năm.

- Năm 2012 với những tín hiệu đáng mừng về lượng khách cũng như doanh thu trong du lịch của thành phố Hà Nội. Điều đó đã chứng tỏ, ngành du lịch Hà Nội đã và đang có những bước phát triển cùng sự phát triển chung của du lịch cả nước. Nó đã thu hút khách du lịch cũng như quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Đặc biệt, trong những năm thế giới bước vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung cũng vẫn có những bước phát triển ổn định.

- Đối với khách du lịch trong nước, Hà Nội luôn là một điểm du lịch hấp dẫn ở miền Bắc. Những phong tục tập quán, những giá trị văn hóa của mảnh đất Thăng Long đã lôi cuốn khách du lịch trên mọi miền tổ quốc đặt chân đến nơi đây để khám phá. Ẩm thực Hà Thành là một nét văn hóa đặc sắc thu hút sự quan tâm của khách du lịch.

- Đối với khách du lịch quốc tế, việc khám phá thủ đô Hà Nội là một trong những cách tìm hiểu những nét đặc sắc của văn hóa Việt cũng như thấy được sự đổi thay của một thủ đô đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ẩm thực Hà Nội với sự tinh tế, cầu kỳ trong chế biến đã thực sự làm cho khách du lịch cảm thấy hứng thú mỗi khi đến khám phá nơi đây. Có lẽ vì thế mà, ẩm thực luôn là niềm tự hào của người dân Hà Nội mỗi khi giới thiệu cho khách du lịch quốc tế.

1.2. Doanh thu du lịch Hà Nội

Doanh thu từ du lịch là tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả trên địa bàn trong chuyến du lịch. Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, doanh thu Du lịch có mức tăng trưởng tương đối ổn định và khá so với các địa bàn trọng điểm Du lịch trong cả nước năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn 2001 – 2004 đạt 11 – 12,5%/ năm, riêng năm 2005 đạt 21% so với năm 2004(từ 5,300 tỷ đồng tăng lên 11,248 tỷ đồng/năm)năm 2006 đạt 13.950 tỷ đồng 24% so với năm 2005, bằng 3,8 lần năm 2001, trong đó doanh thu từ khách sạn nhà hàng

đạt 5,870 tỷ đồng. Theo báo cáo của Tổng Công ty Du Lịch Hà Nội doanh thu năm 2011 đạt 4.744.489 tỷ đồng đạt 127% của năm, tăng 20,8% so với năm 2010. Dự kiến doanh thu du lịch năm 2012 tăng từ 12 – 18% so với năm 2011. Đây là một trong những yếu tố cho thấy bước phát triển không ngừng của du lịch ở Hà Nội.

Về thu nhập xã hội từ Du lịch, do hiện nay số liệu và các phương thức thống kê chưa thống nhất trong ngành nên số liệu được cung cấp bởi sở Du lịch Hà Nội chỉ mang tính chất tham khảo. Tuy nhiên theo các số liệu trên cho thấy thu nhập từ khách du lịch hàng năm của Hà Nội là khá cao. Năm 2001 đạt 10,903 tỷ đồng trong đó thu từ khách quốc tế là khoảng 9.983 tỷ đồng, với mức tăng trung bình hàng năm là 11 -13%/năm. Năm 2005 Hà Nội có thu nhập xã hội từ Du lịch là khoảng 16,440 tỷ đồng, trong đó từ khách du lịch quốc tế là khoảng 15 tỷ đồng. Năm 2010 doanh thu xã hội từ du lịch năm 2010 ước đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 114,62%.

Mức chi tiêu trung bình của khách quyết định đến chỉ số doanh thu Du lịch. Theo sở Du lịch Hà Nội, mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế đến Hà Nội đạt khoảng 90 USD/ khách. Nhóm khách có mức chi trả cao bao gồm các khách đến từ thị trường Bắc Mỹ. Đài Loan, Nhật đạt trên 100USD/ ngày/khách. Khách du lịch Anh, Niu Zilan, Úc, Tây Âu, khoảng 80 – 100USD/ ngày/ khách. Việt kiều nằm trong mức chỉ tiêu dưới 30 USD/ ngày/ khách. Mức chi tiêu trung bình của khách nội địa năm 2001 – 2005 đạt từ 350.000 – 400.000 VNĐ/ ngày/ khách. Trong năm 2011, thì mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đã có sự tăng lên trung bình hiện nay là 80 USD/ khách.

Cơ cấu chi tiêu của khách chưa cân đối, chỉ tiêu cho dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng cao nhất so với các dịch vụ khác; khách tập trung cho chỉ lưu trú 65,5%, ăn uống 15,3%, mua sắm 1,2, đi lại 7,0% còn lại chỉ tiêu còn lại chi cho các dịch vụ khác 11%.

* Tiểu kết:

Nhìn chung, thu nhập từ du lich Hà Nội tuy khá cao năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, thu nhập như vậy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Hà Nội cũng như vị thế của một thủ đô ngàn năm văn hiến cùng với sự phát triển của một trung tâm kinh tế, thủ đô của đất nước. Ăn uống là một nhu cầu tất yếu trong hoạt động du lịch. Chính vì thế, trong các khoản chi tiêu của khách đã dành số tiền không nhỏ trong việc ăn uống. Càng chứng tỏ được vai trò của ẩm thực trong hoạt động du lịch của Hà Nội.

Một phần của tài liệu bài nghiên cứu khoa học - đề tài '''''''' ẩm thực hà nội trong kinh doanh và phát triển du lịch'''''''' (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w