Khi nói đến vấn đề bố cục, mạch lạc, liên kết văn bản thì các kiến thức ấy thuộc phần Tiếng Việt hay Tập làm văn, hoặc là các kiến thức “nhập nhằng” giữa Tiếng Việt và Tập làm văn?

Một phần của tài liệu Hoi dap ve phuong phap day tieng Viet (Trang 141 - 142)

Tiếng Việt hay Tập làm văn, hoặc là các kiến thức “nhập nhằng” giữa Tiếng Việt và Tập làm văn?

Đáp:

Trớc thời điểm thay sách giáo khoa CCGD năm 1985, môn Ngữ pháp (theo chơng trình CCGD) Tiếng Việt chỉ có hai phần Từ pháp và Cú pháp, trong đó phần Cú pháp có nhiệm vụ tập trung nghiên cứu, dạy học về câu và cũng dừng lại ở câu. Từ sau năm 1985 đến nay, trong chơng trình Tiếng Việt THCS có thêm phần Ngữ pháp văn bản (còn gọi là Ngữ pháp trên câu). Phần này đợc đặc biệt coi trọng. Theo các nhà ngôn ngữ học, văn bản mới là sản phẩm ngôn ngữ hoàn chỉnh, trực tiếp tham gia hoạt động giao tiếp, còn câu chỉ là đơn vị cơ sở để cấu tạo nên văn bản; do đó nhiệm vụ chung của hai phần Tiếng Việt và Tập làm văn là hớng dẫn học sinh biết nói, viết bằng văn bản một cách có hiệu quả. Đây chính là một nhận thức mới về việc dạy học Tiếng Việt nói riêng, bộ môn Ngữ văn nói chung ở trờng THCS.

Ngữ pháp văn bản (hiểu theo nghĩa rộng thuộc phân môn Tiếng Việt) có nhiệm vụ nghiên

cứu những qui tắc chung về bố cục, mạch lạc và liên kết văn bản; còn Tập làm văn (thuộc phân

môn TLV) hớng dẫn cho học sinh vận dụng những hiểu biết về ngữ pháp văn bản vào việc tạo lập các văn bản cụ thể (hiểu theo nghĩa hẹp) theo từng kiểu nhất định nh: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận…

“Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận t tởng, tình cảm bằng phơng tiện ngôn từ. Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phơng thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

Có sáu kiểu văn bản thờng gặp với các phơng thức biểu đạt tơng ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng”.

(SGK Ngữ văn 6, tập 1, trang 17. NXB GD HN, 2002)

Do mối quan hệ tích hợp trên, việc phân biệt giữa Ngữ pháp văn bản (Tiếng Việt) với các

khái niệm nh “văn bản, bố cục, mạch lạc, liên kết…” ở phân môn Tập làm văn là rất linh hoạt,

uyển chuyển. Nói cách khác, trong quá trình xác lập các đơn vị kiến thức của Ngữ pháp văn bản, chúng ta cũng đồng thời thực hiện các thao tác của Tập làm văn và ngợc lại.

Nếu có sự khác biệt nào đó giữa các phần (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn) trong bộ môn Ngữ văn thì sự khác biệt ấy phụ thuộc vào nhiệm vụ của từng phần, chẳng hạn, Tiếng Việt nghiêng về việc cung cấp tri thức văn bản, Tập làm văn nghiêng về rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản, còn Văn thì nghiêng về kĩ năng phân tích văn bản.

Nhận thức đúng mối quan hệ “liên môn” biện chứng trên, chúng ta mới có điều kiện nghiên cứu những nội dung nh: bố cục, mạch lạc và liên kết (thuộc phân môn Tiếng Việt). Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, vì:

- Việc thực hiện nội dung, chơng trình, SGK theo hớng tích hợp vừa đi đợc một chặng đờng ngắn là 5 năm (2002 – 2007), thời gian này có lẽ chỉ bớc đầu giúp GV và HS tìm hiểu, tiếp cận, làm quen với cái mới, cha đủ tích luỹ thành kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết.

- Thói quen quan niệm có 3 môn học độc lập (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn) với nội dung, chơng trình, SGK riêng biệt đã tồn tại gần 50 năm trong nhà trờng phổ thông ít nhiều cũng là một lực cản khó có thể khắc phục một sớm một chiều.

- Việc nhận thức đúng mối quan hệ “liên môn” trong từng đơn vị dạy học bậc THCS (mỗi đơn vị

dạy học là một Bài học gồm ba phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn) đợc coi là tiền đề cho việc

nghiên cứu những nội dung dạy học cụ thể của phân môn Tiếng Việt nói riêng, bộ môn Ngữ văn nói chung.

Tóm lại, trong chơng trình Ngữ văn THCS hiện hành, việc thiết kế dạy học tích hợp ba đơn vị kiến thức (bố cục, mạch lạc, liên kết) thể hiện nh sau:

a. SGK Ngữ văn 7, tập 1, xếp ba bài Liên kết trong văn bản, Bố cục trong văn bản, Mạch

lạc trong văn bản (Bài 1 + Bài 2) vào phân môn Tập làm văn.

b. SGK Ngữ văn 9, tập 2 xếp hai bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Bài 21 + Bài 22) vào phân môn Tiếng Việt.

Vì vậy, khi dạy Bài 1 và Bài 2 ở lớp 7, giáo viên phải có ý thức chuẩn bị về kiến thức và kĩ năng cho việc sẽ dạy Bài 21 và Bài 22 ở lớp 9. Ngợc lại, khi dạy Bài 21 và Bài 22 ở lớp 9, giáo viên phải có ý thức hớng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng của cả cụm bài Bố cục trong văn bản, Mạch lạc trong văn bản, Liên kết trong văn bản; đồng thời chỉ cho học sinh thấy rõ tính chất “giao thoa” về kiến thức và kĩ năng giữa hai phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn. Bản chất của sự “giao thoa” này chính là việc dạy học bộ môn Ngữ văn theo hớng tích hợp.

Một phần của tài liệu Hoi dap ve phuong phap day tieng Viet (Trang 141 - 142)