Nghị nói rõ thêm về cách dùng các từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Hoi dap ve phuong phap day tieng Viet (Trang 71 - 77)

Đáp:

Cách dùng các từ đồng nghĩa không hoàn toàn (còn gọi là đồng nghĩa bộ phận, đồng nghĩa tu từ; bao gồm các từ đồng nghĩa thờng không thể thay thế cho nhau trong mọi ngữ cảnh). Ví dụ: 1. Máu, tiết, huyết

+ Có thể thay thế đợc:

- Thuốc bổ huyết/Thuốc bổ máu + Không thể thay thế đợc:

- Máu chảy ruột mềm/Máu chảy đến đâu ruồi bâu đến đấy/Giọt máu đào hơn ao nớc lã/Truyền máu, Nhóm máu…

- Tiết canh vịt (chó, lợn)/Miếng tiết trâu (bò, lợn, gà)/Hãm tiết cho khỏi bị đông/Tiết mặn quá… - Khoa huyết học/Khí huyết lu thông/Tâm huyết/Huyết thống/Huyết lệ tâm th/Hoàn huyết dỡng lão…

2. Mau, chóng, nhanh + Có thể thay thế đợc:

- Đi nhanh (mau, chóng) lên rồi mà về.

+ Không thể hoặc ít khi thay thế trong các ngữ cảnh:

- Cấy mau thì sản lợng mới cao/Nó tính toán nhanh nh thần/Chịu khó ăn cho chóng lớn! 3. Nhìn, trông, xem

- Trông trời/Nhìn trời; Trông lên (xuống, trớc, sau…)/Nhìn lên (xuống, trớc, sau…); Trông

mặt/Nhìn mặt/Xem mặt (ví dụ: Trông (nhìn, xem) mặtmà bắt hình dong)

+ Không thể thay thế:

- Trông hàng, trông nhà, trông trẻ… (trông có nét nghĩa “bảo vệ”, xem không có nét nghĩa này, khi nói xem hàng thì nét nghĩa chính là “đánh giá về hình thức hoặc chất lợng của sản phẩm”, do đó không thể dùng xem thay thế cho trông một cách tuỳ tiện đợc; nhìn cũng không có nét nghĩa “bảo vệ” và do đó không nói: nhìn hàng, nhìn nhà, nhìn trẻ; còn khi nói: “nhìn đứa trẻ kìa!” thì có nghĩa là “xem nó đang nghịch kìa!”)

- Xem phim, xem xiếc, xem múa rối, xem bói, xem số tử vi… (xem có nét nghĩa là “nhận thức

hoặc cảm thụ” trực tiếp bằng thị giác, do đó không nói: trông phim, nhìn phim…) 4. Mạnh, nặng, khoẻ

+ Có thể thay thế: - Rợu mạnh/Rợu nặng + Không thể thay thế:

- Gió mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 11, 12… (mạnh có nét nghĩa “tiềm lực phát triển”, do đó có thể dùng theo nghĩa chuyển “sức mạnh của lòng căm thù”, “sức mạnh của tình yêu”…; trờng hợp này không thể dùng nặngkhoẻ)

- Thuốc lá Đà Lạt nặng quá! (nặng là kết quả của ẩn dụ cảm giác từ “hòn đá nặng” thành “thuốc lá nặng”, nó có nét nghĩa là “trên mức bình thờng”; do đó có thể dùng theo nghĩa chuyển “sao anh

nặng lời thế?”, “ai làm gì mà mặt nặng nh chì thế?”…; trờng hợp này không thể dùng mạnh

khoẻ)

- Dạo này anh có đợc khoẻ không? (khoẻ có nét nghĩa là “tình trạng của cơ thể, xét về mặt cơ chế sinh lí”, do đó không dùng nặng và ít khi dùng mạnh; còn khi nói “anh có đợc mạnh khoẻ

không?” thì nghĩa của từ ghép mạnhkhoẻ vẫn nghiêng về khoẻ) 5. Mồm, miệng, mép

+ Có thể thay thế cho nhau:

- Mồm (miệng) ăn mồm nói mồm cời/Mồm duyên câu chuyện cho ngời ta yêu; lau mồm cho sạch/lau miệng cho sạch

+ Không thể thay thế:

- Ăn vụng phải biết chùi mép

- Miệng bát, miệng súng, miệng vết thơng…

* Lu ý các trờng hợp quen dùng (quán ngữ) theo kiểu đi cặp đôi:

- Mồm năm miệng mời/Mồm loa mép giải/Mau mồm mau miệng/Mồm miệng đỡ chân tay/Vạ mồm vạ miệng…

Tham khảo

Xa nay hai tiếng “mồm, miệng” vẫn dùng lẫn lộn. Trong “Việt Nam tự điển” của Hội Khai trí Tiến đức soạn, cắt nghĩa “mồm” là “miệng của các loài động vật”. Xét kĩ không đúng. Các loài thú đã có tiếng “mõm”, các loài chim đã có tiếng “mỏ”, và tiếng “mồm” thờng nói về ng- ời, chứ không nói về vật; vậy nay phải suy cứu tìm cho mỗi tiếng một nghĩa.

Mồm:

Phần ngoài miệng. Ta thờng nói “súc miệng”, không ai nói “súc mồm”. Lại trong sự cấu tạo tiếng ta có luật cải âm và chuyển âm. Tiếng “mồm” cải ra tiếng “môi”, là hai cái môi ở ngoài miệng, lại tiếng “môi” chuyển ra tiếng “mồi” là thức có thể ăn đợc nhng còn xa, ngoài miệng. Xét vậy, thì biết rõ xa ta đã phân biệt thế nào là “mồm”, thế nào là “miệng”. Ví dụ: Mồm loa mép giải/Lắm mồm nhiều nhời

Miệng:

Phần trong mồm. Ta thờng nói “miệng lỡi” mà không bao giờ nói “mồm lỡi”. Tiếng “miệng” chuyển âm ra tiếng “miếng”, là đồ ăn sắp ăn hay gần ăn. Xét thế thì rõ “miệng” là phần trong “mồm” dùng để ăn nói.

Ví dụ: Ăn ngon miệng/Đồ ăn tráng miệng/Há miệng mắc quai/Há miệng chờ sung/Miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm/Cha vào đến môi đã trôi đến miệng

- Miệng kẻ sang có gang có thép Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm - Đàn ông rộng miệng thì sang

Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà - Đàn ông rộng miệng thì tài

Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng (Ca dao)

Lại có nghĩa rộng là chỗ mở của một vật gì nh: miệng lọ, miệng chén, miệng bình, miệng hang, miệng hố, miệng bát…

Lại có nghĩa bóng là ngời: miệng ăn, nhà có năm miệng ăn

Tiếng “miệng” thờng lại đi với một tiếng khác và có nghĩa mới. Ví dụ:

- Miệng lỡi của hắn cứ dẻo quẹo. (nói năng trơn tru, nhng có vẻ không đợc chân thật lắm) - Miệng tiếng thế gian cũng đáng sợ thật. (d luận)

- Miệng hùm nọc rắn. (nguy hiểm)

Nói về tính hai mặt của “d luận”, ca dao còn có câu: - Sáng ma tra nắng chiều nồm

Trời còn thay đổi huống mồm thế gian

(Lợc dẫn theo Long Điền Nguyễn văn Minh:

“Việt ngữ tinh hoa từ điển”. NXB Hội Nhà văn. Hà Nội, 1998) 6. Cho, tặng, biếu

+ Có thể thay thế:

- Tặng (cho) bạn một quyển sách + Không thể thay thế:

- Biếu bà nội một tấm áo lụa. - Cho em trai một chiếc cặp sách. 7. Ăn, xơi, hốc

Nói chung là không thể thay thế, ví dụ: - Mời bố mẹ xơi cơm ạ!

- Các bạn ơi, ăn cơm thôi!

- Mày hốc đi cho xong bữa! (thờng là bố mẹ dùng khi chì chiết con cái) 8. Phu nhân, vợ, bà xã

Nói chung là không thể thay thế: - Tổng thống và phu nhân X đã tới Hà Nội. - Hễ say rợu là hắn lại về nhà gây sự với vợ.

- Các bạn bảo bà xã nhà tôi hiền cũng đúng, nhng đó là cái sự hiền của “rắn giả lơn” đấy! 9. Nam nhi, đàn ông, mày râu

Nói chung là ít thay thế, ví dụ:

- Đấng nam nhi sống ở trong trời đất là phải có hoài bão kinh bang tế thế! - Chúng ta hãy nói chuyện với t cách là hai ngời đàn ông với nhau, đợc không? - Phái mày râu mà thua phái đẹp thì kể cũng hơi ngợng nhỉ?!

10. Nhi đồng, trẻ em, trẻ con

Nói chung là không thể thay thế, ví dụ: - Báo Nhi đồng.

- Trẻ em nh búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan - Tính anh ấy còn trẻ con lắm!

11. Bụng, dạ, lòng

Nói chung ít thay thế, ví dụ:

- Đau bụng thì uống nớc sông/Đau mắt lấy nhựa xơng rồng mà tra; chửa bụng vợt mặt; bụng ỏng đít vòn, bụng đói cật rét…

- Yên dạ; lành dạ (hả dạ đợc dùng với nghĩa chuyển)

- Lòng vả cũng nh lòng sung/Một trăm lòng vả lòng sung một lòng; phải lòng nhau (đau lòng đợc dùng với nghĩa chuyển, không nằm cùng bình diện nghĩa “bệnh lí của cơ thể ngời” nh đau bụng) * Lu ý các trờng hợp dùng theo cặp:

- Dạo này bụng dạ có vấn đề!

- Không hiểu sao lòng dạ tôi cứ nh có lửa đốt? (lòng dạ đợc dùng với nghĩa chuyển) 12. Hai, đôi, cặp

+ Có thể thay thế:

- Hai vợ chồng = Đôi vợ chồng = Cặp vợ chồng; Đôi mắt = Hai mắt = Cặp mắt… + Không thể thay thế:

- Hai ngời lính, hai miền Nam Bắc, hai họ nội ngoại… - Đôi đũa, đôi nạng, đôi giày…

13. Cắn, ngoạm, đớp

Nói chung không thể thay thế, ví dụ: - Chị cắn chặt môi đến rớm máu để cố nín nhịn.

- Con chó ngoạm một khúc xơng to và cong đuôi chạy. - Con cóc há miệng đớp gọn một chú ruồi.

14. Chắt, gạn, lọc

Nói chung ít thay thế, ví dụ:

- Chắt nớc cơm đặc rồi pha ít đờng cho trẻ uống bổ chẳng kém gì sữa ngoại. - Gạn mãi mới đợc một bát nớc trong ở đáy thùng.

- Nớc giếng khoan phải lọc vài ba lần mới dùng đợc. 15. Chết, hi sinh, bỏ mạng

Nói chung không thể thay thế, ví dụ:

- Thất tình mà chết thì đó là một cái chết đáng trách.

- Anh ấy đã hi sinh ở ngay cửa ngõ Sài Gòn vào lúc bình minh của ngày 30.4.1975. - Những tên lính đánh thuê đã bỏ mạng trong một xó rừng nhiệt đới.

16. Cặp đây/đấy

- Dù chăng xét tấm tình si

Thiệt đây mà cũng ích gì đến ai? (Kiều) - Đấy mấy đây cũng song già

Đấy quan Tổng đốc, đây bà Quận công (Ca dao) - Muốn cho có đấy có đây

Sơn lâm cha dễ một cây nên rừng (Ca dao) - Đấy vàng đây cũng đồng đen

Đấy hoa thiên lí đây sen nhị hồ Đấy mà nh tợng mới tô

Thì đây nh ngọc hoạ đồ trong tranh (Ca dao) - Rằng tôi chút phận đàn bà

Nớc non lìa cửa lìa nhà đến đây (Kiều) - Đi cho biết đó biết đây

ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn?

- Đấy đông thì đây bên tây

Đấy cha có vợ, đây cha có chồng (Ca dao) - Đấy quan đây cũng chín tiền

Đấy khoa văn giáp, đây điền có chuôi (Ca dao) 17. Cặp khi/lúc

- Khi vui thì vỗ tay vào

Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai (Ca dao) - Khi nên thì phá cũng nên

- Anh hùng gặp phải khúc lơn

Khi cuộc thì ngắn, khi vơn thì dài (Ca dao) - Khi khoé hạnh, khi nét ngài

Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cời cợt hoa (Kiều) - Khi tỉnh rợu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thơng mình xót xa (Kiều) - Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác nh hoa giữa đờng (Kiều) - Đi đâu chẳng biết lo xa

Lúc trẻ đã vậy, lúc già làm sao? (Ca dao)

30. Những từ đồng nghĩa hoàn toàn có phải là những từ đồng nghĩa tuyệt đối không? Tại

sao?

Đáp:

Không nên hiểu cách nói của SGK Ngữ văn 7, tập 1, trang 114: “… những từ đồng nghĩa hoàn toàn” (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa)…” một cách máy móc, cứng nhắc; bởi nếu có hai từ nào đó “đồng nghĩa tuyệt đối” (đồng nhất cả 3 nghĩa: biểu vật,biểu niệm, biểu thái), tức là có thể thay thế cho nhau trong mọi ngữ cảnh thì theo qui luật đào thải tự nhiên của ngôn ngữ, sẽ có một từ bị h hoá ý nghĩa để tạo thành dạng từ ghép kiểu nh “tre pheo, chó má, bếp núc, chùa chiền…”. Nói cách khác, những từ ngữ đồng nghĩa hoàn toàn vẫn có những sắc thái ý nghĩa khác nhau khá tinh tế. Ví dụ:

1. Sinh - Đẻ

+ Có thể thay thế cho nhau:

- Một cái mũ len xanh nếu chị sinhcon gái. Chiếc mũ sẽ đỏ tơi nếu chị đẻ con trai. (Anh Đức)

+ Không thể thay thế cho nhau:

- Tổ quốc đã sinh ra những ngời con anh hùng (không dùng “đẻ” trong trờng hợp này)

- Có những trờng hợp phải dùng “sinh”: sinh nhật, (ngày tháng năm) sinh, hổ phụ sinh hổ tử, hậu sinh khả uý, giấy khai sinh, giấy chứng sinh, nhà hộ sinh…

- Có những trờng hợp phải dùng “đẻ”: mang nặng đẻ đau, gà đẻ gà cục tác, cây không trồng không xót/con chẳng đẻ chẳng thơng, đẻ con so lo bằng ba con dạ, có chửa có đẻ, đẻ con khôn mát … rời rợi/đẻ con dại mặt khó đăm đăm…

- Có trờng hợp (rất hiếm) dùng song song cả “sinh” và “đẻ”: sinh sau đẻ muộn, sinh đẻ có thì 2. Cha – Bố

a. Cha: có ý nghĩa khái quát hơn, rộng hơn, bao hàm cả nghĩa “sinh thành” và nghĩa “đỡ đầu, chỗ dựa về tinh thần”. Ví dụ:

- Con không cha nh nhà không nóc

- Còn cha gót đỏ nh son/Chẳng may cha chết gót con đen sì - Còn cha lắm kẻ yêu vì/Một mai cha thác ai thì yêu con

b. Bố: có phạm vi nghĩa hẹp hơn, thờng chỉ có ý “sinh thành” và không thể thay thế trong những ngữ cảnh đã dẫn.

3. Bệnh viện – Nhà thơng

a. Bệnh viện: chủ yếu mang ý nghĩa là một loại “công sở khám, chữa bệnh”. Ví dụ: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện tỉnh Hà Tây, Bệnh viện quận Đống Đa, Bệnh viện huyện Thờng Tín… Nói chung, hiện nay chúng ta có rất nhiều bệnh viện trung ơng và các bệnh viện địa phơng cấp tỉnh, thành, thị xã, quận, huyện...

b. Nhà thơng: có hàm ý “nơi khám, chữa bệnh nhân đạo cho những kẻ khó”. Ví dụ: trớc đây có nhà thơng Vân Đình, nhà thơng Đồn Thuỷ.

4. Hổ – Cọp - Hùm

a. Hổ: ngoài chức năng định danh còn có hàm ý “thuộc một đẳng cấp cao hoặc một tiêu chí về phẩm chất”. Ví dụ: Hổ phụ sinh hổ tử, Hổ dữ không ăn thịt con, Mãnh hổ, Cao hổ cốt…

b. Cọp: ngoài chức năng định danh cũng còn hàm ý “thử thách hoặc đe doạ, răn dạy, nhắc nhở”. Ví dụ: Vào hang bắt cọp, Cọp chết để da ngời ta chết để tiếng, Dữ nh cọp…

c. Hùm: ngoài chức năng định danh cũng hàm ý “mạo hiểm hoặc chỉ tớng mạo oai phong”. Ví dụ: Chớ có vuốt râu hùm, Đừng thấy hùm ngủ mà nhờn, râu hùm hàm én mày ngài…

5. Các cặp từ đồng nghĩa thuần Việt – Hán Việt cũng không thể thay thế tuỳ tiện. Ví dụ: phụ mẫu – cha mẹ, phu nhân – vợ, phụ nữ - đàn bà, thiếu niên – trẻ con… trong các ngữ cảnh nh: Quan phụ mẫu, Tổng thống và phu nhân, Báo Phụ nữ, Đội Thiếu niên tiền phong…

31. SGK Ngữ văn 7, tập 1 không có mục “Phân loại từ trái nghĩa”; đề nghị cho biết nếu

phân loại thì từ trái nghĩa gồm những loại nào?

Đáp:

Có thể phân loại từ trái nghĩa nh sau: 1.Trái nghĩa từng cặp:

Là hiện tợng trái nghĩa của từng cặp từ đợc dựa trên một cơ sở chung nào đó. Ví dụ:

+ Cơ sở là chiều, hớng:

- Đối với hoạt động nói chung: lên – xuống

- Đối với hoạn lộ của con ngời: thăng (lên chức) – giáng (xuống chức) - Đối với hoạt động của máy bay: cất cánh (lên) – hạ cánh (xuống) - Đối với sự biến động của thị trờng: tăng (lên giá) – hạ (xuống giá) ...

+ Cơ sở là tình trạng của sự vật: - Mực nớc sông: đầy – cạn - Tình trạng của bờ sông: lở – bồi - Tình trạng của cái áo: lành – rách ... + Cơ sở là tính chất của sự vật: - Nớc sông: trong - đục - Nhiệt độ: nóng – lạnh - Màu sắc: đen – trắng ...

Có thể nói, số lợng của các cặp từ trái nghĩa theo kiểu này là vô hạn, bởi cứ mỗi một cơ sở sẽ có ít nhất một cặp từ trái nghĩa tơng ứng; vì vậy có ý kiến cho rằng đây chỉ là những cặp từ trái nghĩa mang tính ngẫu nhiên!

2.Trái nghĩa giữa một tập hợp từ A với một tập hợp từ B:

Là hiện tợng trái nghĩa mang tính hệ thống giữa các tập hợp từ đồng nghĩa A với các tập hợp từ đồng nghĩa B.

Ví dụ:

(1) A = thật, thật thà, trung thực, ngay thẳng... B = giả, giả dối, dối trá, lơn lẹo...

(2) A: vui, vui vẻ, phấn khởi, hoan hỉ... B: buồn, buồn bã, buồn rầu, buồn tủi...

(3) A = thẳng thắn, cơng trực, đàng hoàng... B = bợ đỡ, xun xoe, luồn cúi...

(4) A = lành, hiền, hiền lành, điềm đạm, ôn hòa... B = ác, dữ, độc ác, nóng nảy, hiếu thắng... 3.Trái nghĩa ngữ dụng:

Đây không phải là hiện tợng trái nghĩa chân thực (trái nghĩa ngôn ngữ) giống nh các hiện tợng trái nghĩa ở hai mục (1) và(2); mà là hiện tợng trái nghĩa mang đậm dấu ấn của truyền thống văn hóa phơng Đông nói chung, văn hóa của dân tộc Việt Nam nói riêng.

+ Theo quan niệm của triết lí phơng Đông: thiên - địa, âm – dơng, thủy – hỏa, tài – mệnh, thịnh – suy...

+ Theo quan niệm của tín ngỡng truyền thống Việt Nam: ngời – ma (quỉ), ngời – thần linh (Trời, Phật, Bụt), trần gian - âm phủ, thể xác – linh hồn, bụt – ma, tiên - quỉ...

- Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy - Bệnh quỉ đã có thuốc tiên

- Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết - Châu chấu đá voi

Một phần của tài liệu Hoi dap ve phuong phap day tieng Viet (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w