Làm thế nào để phân biệt đợc từ ghép và từ láy?

Một phần của tài liệu Hoi dap ve phuong phap day tieng Viet (Trang 31 - 32)

Đáp:

Vốn từ tiếng Việt rất phong phú và phức tạp, trong đó hiện tợng nhập nhằng giữa từ ghép và từ láy cũng khá phổ biến về cả số lợng lẫn tính chất phức tạp của nó. Các nhà ngôn ngữ học đang tiếp tục công việc tìm kiếm những bằng chứng để góp phần phân định ranh giới giữa hai loại từ này. Tuy nhiên, ngay trong hiện tại, mỗi loại từ cũng đã có những đại diện điển hình cho nó.

Nó chắc chắn là từ ghép hoặc từ láy chứ không thể có chuyện nhập nhằng cả gói đợc! Đây chính

là điều mà chúng ta cần phải lu ý khi sử dụng chúng.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một trong nhiều cách có thể dùng để phân biệt từ ghép và từ láy; cách này cũng chỉ có giá trị tơng đối bởi những chân lí khoa học nói chung, ngôn ngữ học nói riêng dờng nh đều đang ở... phía trớc!

Cách phân biệt này gồm một tập hợp 6 tiêu chí nh sau: 1. Đảo các yếu tố trong từ:

Trong từ láy thờng có một yếu tố gốc. Yếu tố ấy có thể còn rõ nghĩa hoặc đã mờ nghĩa, nhng nó thờng đứng ở một vị trí nhất định (trớc hoặc sau yếu tố láy), nghĩa là không thể đảo đợc trật tự của các yếu tố trong từ láy. Vì thế, nếu một từ phức (gồm 2 yếu tố = 2 tiếng) có thể đảo đợc thì đó là từ ghép.

Ví dụ: Các từ sau sẽ là từ ghép:

Lả lơi, thì thầm, ngẩn ngơ, thẫn thờ, mù mịt, đau đớn, đảo điên, hắt hiu, hờ hững, khát khao, khắt khe, lãi lờ, manh mối, ngại ngần, ngào ngạt, ngây ngất, ngấu nghiến, tha thiết...

2. Xem xét ý nghĩa của các yếu tố:

Nếu không đảo đợc, nhng cả hai yếu tố của từ phức đều có nghĩa thì từ phức ấy là từ ghép bởi vì từ láy chỉ có một yếu tố có nghĩa.

Ví dụ: Các từ sau đây sẽ là từ ghép:

đền đài, đất đai, ruộng rẫy, chùa chiền (chiền nghĩa là chùa), bợm bãi (bãi: kẻ lừa dối), tơ tởng (tơ: yêu), đồn đại (đại: biến âm từ đãi, cũng có nghĩa là đồn), thành thực, đu đa, đình đốn, duyên dáng, hài hòa, lê la, hão huyền, vá víu, vân vê...

3. Xem xét khả năng kết hợp của một yếu tố cha rõ nghĩa:

Nếu trong từ phức có một yếu tố cha rõ nghĩa (qui ớc là Y) có khả năng kết hợp với nhiều yếu tố gốc (qui ớc là X) khác nhau thì từ phức đó thờng là từ ghép.

Ví dụ: Các từ sau đợc coi là từ ghép:

X: rạng, rực; Y: rỡ; Từ ghép: rạng rỡ, rực rỡ

X: trọc, khóc, lăn, cóc; Y: lóc; Từ ghép: trọc lóc, khóc lóc, lăn lóc, lóc cóc

X: lê, liếm, lâu, lân, đà...; Y: la; Từ ghép: lê la, la liếm, lâu la, lân la, la đà, la hét, rầy la, kêu la, la lối, la liệt...

4. Xem xét qui luật hài thanh:

Nếu các yếu tố trong một từ phức có thanh điệu không cùng âm vực thì từ phức ấy là từ ghép. - âm vực cao: ngang (không), hỏi, sắc

- âm vực thấp: huyền, ngã, nặng Ví dụ: Các từ sau đây sẽ là từ ghép:

khít khịt (cao - thấp, không cùng âm vực), phứa phựa, tí tị, tú ụ, chói lọi, cuống cuồng, sóng soài, dúi dụi, thớ lợ, ân cần, nháo nhào...

hộc tốc (thấp - cao), cộc lốc, trọc lóc, trật lất, lạng lách, đìu hiu, tạp nham, gọn lỏn...

5. Xem xét qui luật hòa phối nguyên âm:

Nếu các yếu tố trong một từ phức có phụ âm đầu giống nhau, nhng nguyên âm làm âm chính (cả đơn và đôi) không có cùng độ mở thì từ phức ấy là từ ghép.

- Hàng (dòng) trớc, không tròn môi: i, iê (độ mở hẹp), ê (hơi hẹp), e (hơi rộng) - Hàng sau, không tròn môi: , ơ (hẹp), ơ và â (hơi hẹp), a và ă (rộng)

- Hàng sau, tròn môi: u, uô (hẹp), ô (hơi hẹp), o (hơi rộng) Ví dụ: Các từ sau đây đợc coi là từ ghép:

hể hả, nhuế nhóa, xuề xòa, lúc lắc, tung tăng, vùng vằng, rỉ rả, xí xóa, chỉ trỏ, nguôi ngoai, dối dá, cứng cỏi, phì phạch, chen chúc...

6. Dựa vào nguồn gốc của từ:

Các từ láy là sản phẩm của phơng thức láy, một phơng thức cấu tạo từ của tiếng Việt; do đó chúng là những từ thuần Việt. Các từ Hán Việt không phải là từ láy, cho dù chúng có sự trùng lặp nào đó về ngữ âm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Các từ sau sẽ là từ ghép:

linh tinh, lục tục, mĩ mãn, nhũng nhiễu, nhã nhặn, vĩnh viễn, lẫm liệt, ngôn ngữ, nhục nhã, tâm tính, tinh tú, tham lam, náo nức, khát khao, hội họa, thi th, lí lịch, báo cáo, phu phụ, hải hà, biên niên, bức bách, lí luận, lao lung, lao lí, biến thiên, thất thố, ban bố...

Căn cứ vào 6 tiêu chí nhận biết từ ghép trên thì các từ láy đích thực phải đồng thời thỏa mãn những điều kiện sau:

(1) Không đảo đợc các yếu tố. (2) Chỉ có một yếu tố có nghĩa.

(3) Không có một yếu tố chung cho nhiều từ phức. (4) Các thanh điệu phải cùng âm vực.

(5) Phụ âm đầu giống nhau, âm chính là nguyên âm phải có cùng độ

mở.

(6) Phải là từ thuần Việt.

(Sáu tiêu chí trên do PGS.TS Nguyễn Đức Tồn đề xuất)

Một phần của tài liệu Hoi dap ve phuong phap day tieng Viet (Trang 31 - 32)