Ngân sách Nghệ An 00 tỉ đồng, 100 tỉ giành cho nông nghiệp, 30 tỉ cho khuyến nông ,5 cho mô hình và tập huấn 1.7 tỉđồng là chi phí biên cho việc tiếp tục.

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 52 - 55)

52 8. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

8.1 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ BỐ TRÍ

Hiệu quảđào tạo nông dân của chương trình ASPS như là một quá trình học tập có sự tham gia là bài học quan trọng nhất. Đào tạo phải nhấn mạnh đến các quyết định và hành động dựa vào sự trao đổi cởi mở các ý tưởng. Người hướng dẫn phải đảm bảo rằng quy trình không bị chi phối bởi bất kỳ cá nhân nào. Mỗi quyết định được đưa ra trong lớp tập huấn nông dân sẽđược kiểm chứng bằng thực hành. Cũng nhận thấy rằng, phương pháp tiếp cận đào tạo này cung cấp cho học viên cơ hội kiểm tra tính năng động xã hội của con người. Kết quả là, học viên không chỉ học các mối quan hệ nhân quả tồn tại trong sản xuất, mà còn có được hiểu biết nhiều hơn về các mối quan hệ giữa con người. Bản than cách tập huấn này không phải là sự kết thúc mà là sự bắt đầu của một quá trình đào tạo lâu dài hơn. Nông dân vui vẻđón nhận quá trình này trong đó họđược yêu cầu phải suy nghĩ.

Chương trình ASPS đã chứng minh rằng tập huấn có sự tham gia trên diện rộng là có thể thực hiện được bằng cách sử dụng đội ngũ tập huấn viên nông dân. Một trong những nhận xét thông thường đối với phương pháp tiếp cận lớp tập huấn nông dân nguyên bản là không hiệu quả vì chỉ có 30 nông dân được tập huấn trong 16 tuần. Song, chương trình ASPS đã chứng minh rằng một chương trình tập huấn nông dân trên diện rộng không chỉ có thể triển khai được mà còn cho những kết quả tuyệt vời. Điều cho thấy rằng, một tập huấn viên giỏi của chương trình ASPS có thể trở thành một nông dân được đào tạo phi chính qui chừng nào người đó không trả lời các câu hỏi của nông dân mà đưa hỏi lại họđể buộc họ suy ngẫm sâu vềđịa điểm, triệu chứng, sự xuất hiện v.v của các vấn đề họ gặp phải. Cần chú trọng đến chức năng hơn là tên gọi của một vấn đề cụ thể nào đó.

Một trong những bài học quan trọng nhất đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa tập huấn có sự tham gia và học tập chủđộng, ởđó nông dân bắt đầu đánh giá cao cách làm việc theo nhóm, học cách thảo luận, nêu ý kiến và thách thức ý kiến của người khác. Việc các cuộc thảo luận và tranh luận dẫn tới sản xuất tăng lên sẽ chứng minh cho nông dân thấy sự phối hợp giữa các học viên trong lớp với nhau là có lợi. Nông dân nhận thấy họ có thể thu được những kết quả tốt hơn nhiều so với khi họ làm một mình. Đây là cơ sở tốt cho việc hình thành nhóm. Một kinh nghiệm quý báu là quá trình này không nên bắt buộc vì nhóm cần có thời gian phát triển đủ mạnh như là một nhóm. Nhóm đánh giá cho rằng, nhóm sẽ cần sự hỗ trợ từ 2-3 năm trước khi nó đủ mạnh để trở thành một đơn vị tự trang trải được về tài chính với việc ký được các hợp đồng hoặc kinh doanh dịch vụ. Bảng dưới đây đưa ra một cấu trúc có thể áp dụng cho sự phát triển của các tổ chức nông dân, mặc dù không phải tất cả nông dân đều tuân theo tất cả các bước này.

Bảng 8.1: sự phát triển có thể có từ tập huấn đến hình thành nhóm

Lớptập huấn nông dân (IPM/Giống/Chăn nuôi gia súc nhỏ)

Nghiên cứu cộng đồng Câu lạc bộ /nhóm nông Nhóm tổng hợp Hợp tác xã Doanh nghiệp Khuyến nông / câu lạc bộ Nghiên cứu của nông dân

53

Mặc dù các nghiên cứu đồng ruộng là những yếu tố quan trọng của nguyên tắc học dựa trên sự khám phá, nhưng chúng dường như không quan trọng cho việc hình thành các nhóm sau này, mà bản thân nó tự kết thúc. Các nghiên cứu cộng đồng có thể rất hữu ích nhưng việc này có thểđược các nhóm/câu lạc bộ tiến hành nhưđã được làm ở nhiều nơi. Các nghiên cứu đồng ruộng có thể là một nội dung trong các lớp tập huấn nông dân về IPM.

Phương pháp tiếp cận hình thành nhóm của chương trình ASPS được cho là bền vững vì phần lớn các nhóm nông dân của chương trình ASPS có khả năng tiếp tục hoạt động sau khi giai đoạn I của chương trình ASPS kết thúc, đặc biệt là các nhóm nông dân tổng hợp của Ban Quản lý quốc gia, các câu lạc bộ IPM, IPM cộng đồng, câu lạc bộ giống và câu lạc bộ nông dân chăn nuôi gia súc nhỏ hy vọng sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, cũng thấy rằng, nếu các nhóm không xác định mục đích thương mại trong nội dung hoạt động của mình thì cuối cùng sẽ tan rã. Các nhóm đã cùng nhau trưởng thành, cùng nhau trải qua một thời gian dài hoạt động hiểu được những ích lợi của sự phối hợp được trang bị tốt hơn để nắm lấy những thách thức, ví dụ tìm kiếm các cơ hội kinh doanh và liên kết với các lực lượng thị trường. Dường như các nhóm có sự liên kết rõ ràng để tạo ra các hoạt động có thu nhập, như sử dụng máy sấy lúa và các loại máy khác hoặc có hợp đồng với người mua sẽ tiếp tục hoạt động sau khi Chương trình ASPS/cơ quan địa phương dừng hỗ trợ. Một bài học khá rõ là sự lựa chọn địa bàn triển khai cũng là sự lựa chọn nhóm đối tượng đích với các tiêu chí về giới và dân tộc, trừ khi các biện pháp cụ thểđược sử dụng để tránh bức tranh kinh điển. Ví dụ, tỷ lệ dân tộc thiểu sốở Hợp phần xử lý sau thu hoạch ở Sơn La rất cao (90-100%), vì thực tế Sơn La là khu vực miền núi dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, ở các tỉnh khác ở vùng đồng bằng như Thái Bình hoặc Hậu Giang, có rất ít dân tộc thiểu số nên không có nhiều nông dân là người dân tộc thiểu số tham gia vào các lớp tập huấn nông dân/nhóm nông dân.

Tính toán chi phí lợi ích dựa trên các khảo sát tác động và những khoản chi thực tế cho thấy một thực tế là phương pháp tiếp cận này rất hiệu quả về mặt chi phí vì những đầu tư ban đầu đã cho chỉ số lợi ích-chí phí rất tốt. Phương pháp làm việc và những thông điệp thực hiện hiệu quảđã đem lại lợi ích tài chính rất lớn cho nông dân đồng thời gián tiếp đem lại nhiều lợi ích xã hội và môi trường.

Tuy nhiên, “giai đoạn thai nghén” liên quan đến hệ thống của chính phủ có thể khá mở rộng và vượt qua giai đoạn đầu tư ban đầu và thí điểm như trường hợp Hợp phần giống. Các chương trình đủ mạnh như IPM đã được thể chế hoá tương đối tốt. Vì vậy, nếu mục đích là hòa nhập chương trình này vào khuyến nông thì sự kiên trì và kế hoạch dài hạn là cần thiết.

8.2 ĐÓNG GÓP CỦA CHÍNH PHỦ

Phần dưới đây đã được kết luận liên quan đến các bài học kinh nghiệm

o Phương pháp tiếp cận IPM đã được rất nhiều tỉnh lựa chọn thực hiện và cấp kinh phí đặc biệt là các tỉnh miền Nam. Ở miền Bắc sựủng hộ ít hơn. Sự thoả thuận về tài chính và giám sát tài chính nên được ưu tiên.

o Có sự chấp nhận và có một số hỗ trợ cho các lớp tập huấn nông dân sản xuất giống và chăn nuôi gia súc nhỏ nhưng việc cấp kinh phí, mức độ và chất lượng của các hoạt động trong tương lai khó có thể đạt mức của Danida. Mức độ phát triển bền vững về chi phí phải được nghiên cứu và thực hiện.

o Các tỉnh không sáng tạo trong việc tìm kiếm nguồn tài chính – thay đổi các ưu tiên của tỉnh, xin các công ty tài trợ, đóng góp của nông dân. Việc đưa vào thực hiện qui trình lập kế hoạch có sự tham gia đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.

54

o Một số câu lạc bộ (đặc biệt là câu lạc bộ giống) – hiện nay đang phát triển và hoạt động như các cơ sở thương mại – và được cho là bền vững hoặc có khả năng phát triển bền vững. Tập trung vào tính phù hợp về kinh tế và khả năng tồn tại của công nghệđang được xúc tiến, vì vậy, là cần thiết cho những nỗ lực phát triển bền vững.

o Một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển bền vững là đảm bảo về tài chính sau giai đoạn thí điểm và khi nhà tài trợ rút hết sự hỗ trợ trực tiếp. Cần có sự thống nhất về kế hoạch tài chính (ai cấp kinh phí, cấp cho hoạt động gì, khi nào và như thế nào) ngay từđầu và xuyên suốt cho đến khi dự án và giai đoạn thí điểm kết thúc với một số điểm chuẩn để xem đến giai đoạn nào thì tiến độ cần được xem xét lại. Các giai đoạn này bao gồm38:

Giai đoạn thí điểm: nhà tài trợ cấp kinh phí chủ yếu, cơ quan đối tác đóng góp nhiều về nhân sự

Giai đoạn mở rộng: bắt đầu chia sẻ chi phí và bắt đầu tiến hành xây dựng các mô hình tài chính (có thể bao gồm cả khu vực tư nhân hoặc các quỹ tài trợ)

Củng cố, rút tài trợ, đưa vào chính sách và ngân sách

o Tìm các phương pháp chí phí thấp hơn và có thể làm được cho việc thực hiện các lớp tập huấn nông dân/nhóm nông dân có thể giúp mởđường và được lồng ghép trong các hoạt động của giai đoạn thí điểm.

8.3 ĐÁP ỨNG CỦA CHÍNH PHỦĐỐI VỚI NHU CẦU CỦA NÔNG DÂN

Chính phủđược trang bịđể tiếp tục đáp ứng nhu cầu của nhóm nông dân thông qua dịch vụ chi phí thấp theo nhu cầu. Tuy nhiên, không dễ dàng thấy sự chấp nhận hoàn toàn về mặt thể chếđối với phương pháp tiếp cận của chương trình ASPS. Phương pháp tiếp cận này đang dần dần ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan chức năng của chính phủ và quá trình hoạch định chính sách và thực hiện chính sách.

Có sự khác biệt lớn giữa sựủng hộ của cấp trung ương và cấp địa phương đối với chương trình. Cấp trung ương ủng hộ rất ít, nhưng sựủng hộ này tăng lên ở cấp địa phương. Ở cấp tổ chức thấp nhất, cấp cộng đồng, có sự ủng hộ khá rõ đối với chương trình ASPS, gồm cả việc tiếp tục chương trình.

Phương pháp tiếp cận có sự tham gia cần được áp dụng rộng rãi không chỉ trong các lớp tập huấn nông dân/nhóm nông dân, mà cả trong việc phát triển thể chế của cơ quan thực hiện để những người có thẩm quyền hiểu và hưởng ứng phương pháp này.

Lãnh đạo địa phương và cán bộ khuyến nông có thể chú ý hơn đến các nhóm đã được thành lập, hiểu hơn về những nhu cầu và khó khăn của họ, đặc biệt là những nhóm có những người yếu thế như phụ nữ, người nghèo và dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 52 - 55)