TÍNH BỀN VỮNG VÀ SỞ HỮU

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 43 - 46)

Đểđảm bảo sự tiếp tục của chương trình ASPS, các hợp phần khác nhau đã chuẩn bị kế hoạch phát triển bền vững (2005 – sau hỗ trợ của ASPS tháng 6/2007), nêu ra hành động và những ưu tiên cho từng mục đích và kết quả mong đợi của các hợp phần. Tuy nhiên, kế hoạch này về bản chất bị hạn chế vì nó nằm ngoài sự kiểm soát của các hợp phần, ví dụ như không có sự cam kết tài chính của cơ quan đối tác.

Theo nhóm đánh giá tính bền vững của lớp tập huấn nông dân/nhóm nông dân của chương trình ASPS nên được đánh giá ở 5 mức khác nhau để việc đánh giá sẽ cân đối hơn:

o Tính bền vững của các phương pháp tiếp cận khác nhau

o Tính bền vững trên đồng ruộng – liệu nông dân có tiếp tục áp dụng những điều họđã học

o Nâng cao năng lực đối tác - đối tác có khả năng tiếp tục chương trình hay không

o Tiếp tục những sáng kiến của ASPS – liệu họ có đủ kinh phí theo yêu cầu và có ưu tiên cho hoạt động này không

o Thay đổi chính sách và chiến lược – chương trình có bất kỳ ảnh hưởng nào đến chính sách và chiến lược về việc tiếp nhận triển khai các phương pháp tiếp cận này trên cả nước hay không.

6.1.1 Tính bền vững của phương pháp tiếp cận IPM, Giống và Chăn nuôi gia súc nhỏ súc nhỏ

Đối với hợp phần IPM, Giống và Chăn nuôi gia súc nhỏ, phương pháp tiếp cận được bắt đầu bằng khoá tập huấn cho nông dân. Thông qua tập huấn có sự tham gia, học viên làm quen với nhau và hiểu được ý nghĩa của việc cộng tác với nhau. Bước tiếp theo là các câu lạc bộ khuyến nông hoặc là các câu lạc bộ IPM, câu lạc bộ giống, nhóm chăn nuôi gia súc nhỏ hoặc là “các nghiên cứu đồng ruộng” do chương trình IPM cộng đồng tổ chức. Các nghiên cứu đồng ruộng này hoạt động như là một loại nhóm chuyên môn dành cho những học viên đã học qua lớp tập huấn nông dân tiếp tục cùng nhau nghiên cứu trên đồng ruộng. Các nghiên cứu đồng ruộng này cuối cùng có thể dẫn đến các thí nghiệm cộng đồng, hoặc câu lạc bộ nông dân, cũng giống như các câu lạc bộ khuyến nông khác phát triển thành câu lạc bộ nông dân như vậy.

Về sau, khi đã phát triển đủ mạnh một số nhóm sẽđưa vào nhiều chủđề khác nhau và tham gia chia xẻ kinh nghiệm với các nhóm khác v.v. Họ có thể hợp nhất các nhóm khác nhau và tập trung vào các chủđề phù hợp với công việc sản xuất của họ, ví dụ có một số chủđề về sản xuất hoặc đầu tư cho các loại hình sản xuất khác nhau. Cuối cùng, một vài nhóm trong sốđó, tuỳ thuộc vào tình trạng pháp lý và độ lớn mạnh mà họ sẽ phát triển thành hợp tác xã hoặc doanh nghiệp và họ sẽ tự quản lý. Các nhóm khác sẽ duy trì như cũ ví dụ, những người sản xuất giống hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ hàng xóm hoặc trở thành những người sản xuất giống theo hợp đồng với các trung tâm giống. Các hợp tác xã này đôi khi có “con dấu đỏ”, nghĩa là họđược công nhận hoàn toàn là hợp tác xã như một số câu lạc bộ giống ở phía nam. Tất cả các nhóm mà đoàn đến thăm đều được chính quyền địa phương hỗ trợ.

Cả về khía cạnh cá nhân những người nông dân đã thu được những kiến thức bổ ích và áp dụng trong sản xuất, và về khía cạnh tác động lâu dài của nhóm, thì phương pháp tiếp cận này có lẽ là bền vững.

43

Những nông dân tham gia lớp tập huấn nông dân, Sản xuất giống nông hộ hoặc Chăn nuôi gia súc nhỏ đã học được những kỹ thuật sản xuất quan trọng và những ai muốn tiếp tục phát triển thành nhóm thì đã được trang bị kỹ để nhóm hoạt động trên cơ sở lâu dài.

6.1.2 Tính bền vững của phương pháp cận xử lý sau thu hoạch

Lớp tập huấn nông dân xử lý sau thu hoạch, khởi đầu bằng các mô hình trình diễn và sau đó là hỗ trợ nông dân tập hợp nhau lại thành nhóm một cách không chính thức (vì họ không có các nội quy, quy chế của nhóm nên không là các nhóm thực sự) tập trung vào yếu tố thương mại để phát triển bền vững. Vì với tư cách là nhóm, các nhóm nông dân này không thể có được sự hỗ trợ trực tiếp từ chính quyền địa phương nên lợi ích thương mại cần phải được thấy rõ ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, dường nhưđây là tình trạng chung. Tác động lâu dài của phương pháp tiếp cận này được đảm bảo do bản chất của chương trình xử lý sau thu hoạch. Nhóm đánh giá không tin chắc rằng phương pháp tiếp cận có thể áp dụng được cho chương trình IPM vì nó không có giải pháp “kỹ thuật” trực tiếp để giải quyết những khó khăn gặp phải trên đồng ruộng.

Những người cung cấp dịch vụ đã qua đào tạo có sự hiểu biết hơn về công nghệ và tiếp thị sau khi tham gia khoá tập huấn. Họ đã trình bày rất rõ ràng cho nhóm đánh giá là họ biết cách lựa chọn những thiết bị có hiệu quả, sự cần thiết của việc tăng vốn đầu tư và việc phải tạo ra nhiều cơ hội thị trường hơn nữa cho sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Hợp phần sau thu hoạch có thể sẽđược tiếp tục triển khai bởi chính các nhà cung cấp dịch vụ này bởi vì khu vực tư nhân đã nhìn thấy các cơ hội kinh doanh từ các công nghệđã được giới thiệu.

6.1.3 Tính bền vững của phương pháp tiếp cận của Hội nông dân Việt Nam và Ban Quản lý quốc gia Quản lý quốc gia

Tính bền vững của phương pháp tiếp cận cuối cùng trong đó Hội nông dân Việt Nam và Ban Quản lý quốc gia bắt đầu với các nhóm và sau đó các nhóm này tự xác định những yêu cầu vềđào tạo cần phải được đánh giá một cách riêng biệt. Các nhóm tổng hợp của Ban Quản lý quốc gia mà nhóm đánh giá đến thăm rất có ấn tượng, được thành lập có bài bản và hoàn toàn có khả năng bền vững. Các thành viên trong nhóm đã đóng góp một khoản kinh phí lớn vào quỹ chung của nhóm (ở Hậu Giang mỗi thành viên đóng 50.000đồng/tháng). Quỹ này được sử dụng để đầu tư vào trang thiết bị sản xuất và các cơ hội kinh doanh. Các nhóm này gần như đã trở thành các doanh nghiệp nhỏ, tập trung vào các cơ hội kinh doanh khác nhau, ví dụ sản xuất giống, cho thuê hoặc vận hành các loại máy móc làm dịch vụ, chế biến v.v. Tuy nhiên, cần nhớ rằng những nhóm mà nhóm đánh giá thực tếđã đến thăm là những nhóm đã trưởng thành qua thời gian dài và các thành viên trong nhóm đã được hỗ trợ rất nhiều trong những năm qua. Nhóm đánh giá đã không đến thăm các nhóm được thành lập theo ý đồ của chưong trình này đó là các nhóm có chi phí thấp, chỉ dựa trên sở thích của nông dân – không có chi phí thành lập ban đầu. Vì vậy, không thể đánh giá liệu phương pháp tiếp cận này có bền vững hay không.

Các nhóm của Hội nông dân Việt Nam cũng được thành lập theo cách thức tương tự. Các nhóm này chỉ mới được thành lập từ tháng 9 năm 2006, vì vậy còn quá sớm đểđánh giá tính bền vững

Ngoài kiến thức kỹ thuật, tính bền vững của xử lý sau thu hoạch là ở chỗ nó không chỉ là những “thông điệp” mà là sản phẩm vật chất – vì vậy nó có tiềm năng thương mại.

44

của chúng. Nếu không có sự hỗ trợ thêm thì các nhóm mới thành lập này không thể tiếp tục đươck. Tuy nhiên, Hội nông dân cấp xã có thể sử dụng các nhóm này trong công việc bình thường của tổ chức mình.

6.2 TÍNH BỀN VỮNG TRÊN ĐỒNG RUỘNG

Nông dân được đào tạo qua các lớp tập huấn nông dân IPM, sản xuất giống nông hộ, chăn nuôi gia súc nhỏ và sau thu hoạch đã tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng mới và đã áp dụng những kiến thức và kỹ năng này vào sản xuất thâm canh, nâng cao năng suất và cất trữ sản phẩm sau thu hoạch.

Nông dân đã qua đào tạo sẽ là những người làm chủ chương trình này bởi vì chương trình đã có những tác động tích cực trực tiếp trên đồng ruộng làm tăng năng suất và/hoặc đem lại phúc lợi xã hội. Nông dân tham gia chương trình ASPS sẽ tiếp tục vận dụng những kiến thức thu được chừng nào những kiến thức này còn đem lại lợi ích cho họ và cho xã hội. Ngoài năng suất cao hơn và thu nhập tăng lên, các nhóm và hợp tác xã này sẽ tiếp tục đem lại lợi ích cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là các nhóm và hợp tác xã đã lớn mạnh. Cuối cùng, mạng lưới nông dân trong xã sẽ hỗ trợ những nông dân này trong tương lai.

Nhóm đánh giá nhận thấy rất rõ có sự thay đổi lớn trong xã hội nông thôn ở những nơi triển khai chương trình ASPS. Người dân ở những nơi này mong muốn thành lập các nhóm và các câu lạc bộ của riêng họđể có thể tích cực tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp, văn hoá và thể thao. Hơn nữa, sự hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng ở những nơi này đã tăng lên đáng kể.

6.3 TIẾP TỤC NHỮNG SÁNG KIẾN CỦA ASPS

Các phương pháp đã giới thiệu như IPM, Giống và Xử lý sau thu hoạch đã được kiểm chứng giá trị của chúng. Hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ còn đang trong giai đoạn thí điểm và các phương pháp chăn nuôi gia súc nhỏđã giới thiệu có thể cần thêm sự hỗ trợ bên ngoài để chúng thực sự được củng cố trong Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Phương pháp thành lập nhóm của Ban quản lý quốc gia và Hội nông dân Việt Nam chưa đạt đến giai đoạn bộc lộ rõ cho các cơ quan đối tác thấy đây là phương pháp tiếp cận hiệu quả. Nhóm đánh giá nhận định là các cơ quan đối tác thực sự có khả năng tiếp tục các hoạt động này, nhưng còn nhiều hoài nghi về việc họ có thực sự tiếp tục làm hay không. Năng lực là có sẵn để tiếp tục nhưng việc ưu tiên cho nó còn chưa rõ ràng.

Lớp học nông dân của chương trình ASPS đã có những tác động tích cực đến các nhà lãnh đạo địa phương và quá trình ra quyết định của họ. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia này được xem như là một phương pháp hữu ích đối với các nhà hoạch địch chính sách địa phương trong việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ. Vấn đềđặt ra là các cơ quan thực hiện sẵn sàng đến mức độ nào để phân bổ ngân sách địa phương cho việc tiếp tục các hoạt động này.

Nông dân sẽ làm chủ và đảm bảo tính bền vững đồng ruộng vì đã có bằng chứng rõ ràng rằng họ sẽ có lợi ích từ việc áp dụng phương pháp tiếp cận này. Lợi ích này có thể là tăng năng suất hoặc là lợi ích xã hội rõ ràng.

Để các nhóm của Hội nông dân Việt Nam và Ban Quản lý quốc gia tiếp tục hoạt động thì sự hỗ trợ của chính quyền địa phương là rất cần thiết. Ít nhất một vài nhóm của Ban Quản lý quốc giađã có “con dấu đỏ” nghĩa là họ đã được công nhận là hợp tác xã. Các nhóm của Hội nông dân Việt Nam về bản chất nhận được sự hỗ trợ của Hội nông dân và bằng cách này cũng có sự công nhận cần thiết hoạtđộng nhưlà một nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45

Về mặt tài chính, ngân sách nhà nước chưa cấp một khoản kinh phí cốđịnh cho các hoạt động thành công của chương trình ASPS. Phương pháp khuyến nông có sự tham gia cũng chưa có bất kỳ dòng ngân sách cụ thể nào. Tuy nhiên, ở cấp cơ sở (đặc biệt là cấp xã và cấp thôn), chính quyền có thái độ tích cực đối với phương pháp tiếp cận của chương trình ASPS bằng chứng là việc sử dụng các nguồn kinh phí địa phương và sựđóng góp của nông dân vào các hoạt động này. Ví dụ, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã tiến hành các nghiên cứu đồng ruộng, tổ chức các hội nghịứng dụng và chuyển giao IPM bằng nguồn kinh phí của mình. Câu lạc bộ xã Sap Vat, Sơn La đã sử dụng nguồn kinh phí kết hợp để tổ chức lớp tập huấn nông dân tự nguyện về xử lý sau thu hoạch trong năm 2006. Ở miền Nam, chính quyền địa phương đã đóng góp nhiều hơn Danida để tổ chức các nhóm nông dân/lớp tập huấn nông dân trong năm 2006. Tập huấn viên nông dân sẽ không chỉ tham gia trực tiếp vào các chương trình trong tương lai mà rất nhiều người trong số họ còn có những vị trí trong cơ cấu địa phương, ví dụ trưởng thôn/ấp/bản, cộng tác viên khuyến nông, uỷ ban nhân dân v.v. và sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển.

6.4 NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA ĐỐI TÁC

Lớp học nông dân của chương trình ASPS rõ ràng đã góp phần tăng cường năng lực, lãnh đạo, hoạch định chính sách, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát của các cơ quan đối tác Việt Nam. Trong việc tăng cường năng lực gián tiếp cho các cơ quan đối tác, khoảng 10,700 cán bộ của các khu vực công, 17,600 nhân viên cung cấp dịch vụ của khu vực tư nhân27 và 50728,000 nông dân đã được tập huấn về kỹ thuật và các phương pháp tiếp cận của chương trình ASPS. Những cán bộ đã qua đào tạo này phân bố chủ yếu ở 3 khu vực thí điểm của Việt Nam, đểđảm bảo có những tác động trên diện rộng trong cả nước. Đặc biệt ởđịa bàn vùng sâu và vùng dân tộc thiểu số, những cán bộđã được đào tạo này đóng vai trò chủ chốt trong mạng lưới các cơ quan tổ chức nhà nước ở khu vực này. Ví dụ, ở tỉnh Sơn La, những cán bộ này là những người thiết lập dịch vụ khuyến nông của tỉnh (Anh Xuân-Giám đốc Sở NN&PTNT Sơn La). Một số cán bộ khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc chỉđạo chiến dịch phát triển nông nghiệp và sau này đã trở thành những cán bộ lãnh đạo chủ chốt ởđịa phương (Anh Vinh, Sơn La).

Bảng 6.1; Đào tạo phát triển năng lực, tính đến cuối tháng 9/2006 Tổng cộng Nữ Người dân tộc Các hoạt động Khoá học Người tham dự Số lượng % Số lượng % Đào tạo cán bộ nhà nước 347 10,727 3,668 34% 279 3%

Đào tạo cho khu vực tư nhân 682 17,614 2,583 15% 713 5% Bậc đại học 24 24 7 29% 0 0%

Đào tạo ở nước ngoài/học bổng 19 77 24 31% 0 0% Thăm quan nghiên cứu ở trong nước 578 27,708 1,530 7% 2,178 11% Thăm quan nghiên cứu ở nước ngoài 36 243 52 21% 0 0%

Tổng cộng 56,393 7,864 14% 3,170 6%

Ghi chú: Khu vực tư nhân bao gồm cả chủ máy sát lúa, máy sấy lúa, Ngân hàng NN&PTNT, các đơn vị sản xuất giống, v.v.

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 43 - 46)