SỰ PHÙ HỢP VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CỦA NGÀNH

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 49)

GIA CA NGÀNH

Tài liệu chính về chính sách phát triển nông nghiệp là Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001- 2005 (Chiến lược) và kế hoạch 5 năm phát triển nông nghiệp và nông thôn 2006-2010 (Kế hoạch).

Phương pháp tiếp cận phát triển cơ bản của Chiến lược này là: đảm bảo phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội, và bảo vệ môi trường. Chiến lược nêu lên một loạt các lĩnh vực chính của phát triển nông nghiệp29 bao gồm:

o Đẩy nhanh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng

o Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh qui hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng

o Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, trong đó có ứng dụng công nghệ sạch trong trồng trọt, hạn chế sử dụng hoá chất độc hại và tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông.

Các hoạt động của chương trình ASPS, đặc biệt là nhóm nông dân và phương pháp khuyến nông có sự tham gia có thể nói là phù hợp với các mục tiêu này. Phương thức sản xuất tốt hơn và sạch hơn được phát huy, đồng thời tăng năng suất và trao quyền cho nông dân tham gia nhiều hơn vào sản xuất hàng hóa thương mại.

Chương trình ASPS nhấn mạnh đến đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông và sự tham gia của các quan chức từ trung ương đến cơ sởđã tăng cường năng lực cho cả hệ thống và tìm cách đảm bảo tính bền vững.

Chú trọng chính của chương trình ASPS là các tiểu chủ, những người nông dân nghèo và các giải pháp công nghệ/chi phí thấp. Điều này có thểđược nhìn nhận là đi ngược lại với một số mục tiêu tập trung công nghệ cao cho sản xuất, nhưng mặt khác nó vẫn giữ đúng phương pháp tiếp cận phát triển cơ bản đã được đề cập ở trên và nó đưa ra một hướng phát triển hiện thực cho nhóm đối tượng đích.

Các hoạt động của chương trình ASPS không phản ánh tất cả các mục tiêu của Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn30 nhưng định hướng của các nhóm nông dân hướng tới các hoạt động thương mại nhiều hơn, tăng giá trị sản phẩm đầu ra, xúc tiến thương mại và chế biến sản phẩm cũng như các dịch vụ khuyến nông có thể nói cũng góp phần vào các mục tiêu này.

Kế hoạch, trong phân tích việc tăng sản xuất lúa từ năm 2001-2005 không nhắc đến chương trình IPM hoặc khuyến nông31 mà cho rằng tăng sản lượng lúa là do sử dụng các giống kháng sâu

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)