Ban Quản lý Quốc gia (tổngcộng) 00 00 00 696

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 28 - 33)

Nông dân nghèo 0 0 0 0 0 0 101 101 15%

8. Tổng cộng 1.810 21.315 70.168 86.458 104.660 135.057 88.338 507.776

Nông dân nghèo 462 4.461 10.783 20.035 25.491 31.797 19.889 112.918 22%

Kết quả cho thấy rằng các hợp phần của Chương trình ASPS đã đạt được mục tiêu của dự án trong việc tiếp cận với các nhóm đích, đó là phụ nữ, dân tộc thiểu số và người nghèo.

28

Các hoạt động tập huấn của các hợp phần của Chương trình ASPS cũng có những tác động tích cực đến sự phát triển sinh kế nói chung và góp phần quan trọng vào thay đổi tình trạng của nông dân nghèo. Ví dụ, thu nhập bằng tiền mặt từ bán gà và gia cầm của những người nông dân đã tham gia vào lớp tập huấn chăn nuôi gia súc nhỏ cao hơn của nông dân không được tập huấn 75%. Thu nhập từ bán sản phẩm chăn nuôi nói chung chiếm phần lớn tổng thu nhập của người nghèo. Một ví dự nữa là lớp tập huấn nông dân quản lý dịch hại tổng hợp, nông dân ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình đã bắt đầu trồng ớt vụđông trên những thửa ruộng trước đây trồng lúa. Những người nông dân này cho thấy kết quả tuyệt vời với doanh thu bằng tiền mặt tới 50.000.000 VND/ ha.

Một đặc điểm quan trọng của Chương trình ASPS là nông dân nghèo tham gia câu lạc bộ /nhóm nông dân, ví dụ IPM hay Giống, có thể vay vốn từ quỹ quay vòng vốn do các thành viên trong nhóm đóng góp. Hơn nữa, các nhóm viên cũng có những việc làm mới thông qua các hoạt động của nhóm nhưđập lúa, xay xát, xây dựng, góp phần quan trọng vào thu nhập của nông dân nghèo. Ví dụ trong câu lạc bộ khuyến nông của thôn Long Bình, huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, 5 trong 10 hộ nghèo ở trong nhóm đã thay nhà tranh tre bằng nhà bê tông kiên cố hơn sau khi nhận được vốn vay từ quỹ quay vòng vốn của nhóm hay từ công việc mà nhóm tạo ra cho họ. Đây là một chỉ số quan trọng cho việc giảm nghèo.

Việc đưa vào những công nghệ có đầu vào thấp (ví dụ IPM, chăn nuôi lợn và gia cầm, sử dụng máy sấy nhỏ trong xử lý sau thu hoạch) có vẻ rất phù hợp với người nghèo. Nông dân nghèo thường thiếu vốn vì vậy họ không thểđầu tư vào những công nghệ với “đầu vào cao”. Với việc giới thiệu những công nghệ có đầu vào thấp, nhiều nông dân nghèo có thể học và áp dụng những công nghệ này. Điều này đóng góp vào tác động lâu dài của Chương trình ASPS và tính bền vững liên quan đến giảm nghèo.

Có những thành tích khác nhau trong việc giảm nghèo giữa các hợp phần. Rõ ràng là có các hoạt động tạo thu nhập rất thành công của các câu lạc bộ giống, nhưng hầu hết các câu lạc bộ giống không có hoặc có rất ít nông dân nghèo tham gia, mặc dù có rất nhiều nông dân nghèo đã được tập huấn trong các lớp tập huấn nông dân sản xuất giống trước khi các câu lạc bộ giống được thành lập. Điều này một phần là do thực tế là nông dân nghèo có sốđất hạn chế hoặc những thửa ruộng của họ nằm ở bên ngoài khu vực sản xuất giống mà các công ty giống cây trồng lựa chọn. Về mặt chương trình tập huấn, Hợp phần xử lý sau thu hoạch đã thiết kế chương trình tập huấn riêng cho nông dân khá giả (tiên tiến) và nông dân sản xuất trung bình và nhỏ. Ý tưởng này hình như là phù hợp với đích tập huấn sau thu hoạch cho nông dân nghèo và nông dân khá giả vì yêu cầu của họ là khác nhau (ví dụ nông dân tiên tiến có thể học những máy móc thiết bị hiện đại hơn và có đầu vào cao vì họ có vốn nhiều hơn và có nhiều nông sản hơn là những người nghèo). Tuy nhiên, có thể thấy rằng cùng môn học (ví dụ sử dụng máy nhỏ SH1-200 để sấy nông sản), cho nông dân tiên tiến là cả một ngày trong khi đó cho nông dân nhỏ chỉ có nửa ngày. Điều này hình như là ít phù hợp với người nghèo, vì nông dân nghèo thường có trình độ học vấn thấp nên họ cần thời gian dài hơn và thực hành nhiều hơn so với những người nông dân tiên tiến.

3.2 GIỚI

Phụ nữ thường có gánh nặng công việc gấp đôi vì ngoài việc đồng áng họ phải chăm sóc gia đình. Có nguy cơ có thể thấy rõ là gánh nặng công việc của phụ nữ sẽ tăng lên khi họ tham gia vào lớp tập huấn nông dân /nhóm nông dân. Tuy nhiên, thực tế không phải là như vậy. Với việc tham gia vào các lớp tập huấn nông dân /nhóm nông dân, phụ nữ cũng được nâng cao nhận thức chung của mình và họđược tiếp cận với những cơ hội mới. Họ có thểđưa ra quyết định tốt hơn về công việc

29

của mình, cả công việc đồng áng và việc nhà. Ví dụ họ có thể tìm được nhiều hoạt động tạo thu nhập hơn, vì vậy không phải dành nhiều tiếng đồng hồ sản xuất một loại cây trồng hay vật nuôi không hiệu quả và đòi hỏi nhiều thời gian.

Nhóm đánh giá thấy rằng các hợp phần của Chương trình ASPS đã đạt được mục đích với việc nhằm vào phụ nữ trong chương trình tập huấn và phụ nữ tham gia vào các nhóm. Tuy nhiên, vấn đề giới liên quan đến lớp tập huấn nông dân /nhóm nông dân phức tạp hơn vì nó liên quan đến sinh kếở nông thôn, tạo thu nhập và trao quyền ở những hoạt động khác nhau mà chúng ta có thể thấy trong phân tích ở bảng dưới đây.

Bảng 3.3; Nữ nông dân được tập huấn trong Chương trình ASPS từ 2000-2006

Hợp phần 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tcộổng ng % 1. IPM (tổng cộng ) 1.810 21.315 70.168 83.995 89.725 78.351 44.437 389.801 Phụ nữ (%) 824 5.804 31.995 33.714 36.585 30.179 17.072 156.173 40% 2. Giống (tổng cộng ) 0 0 0 2.353 9.629 18.648 11.596 42.226 Phụ nữ 0 0 0 1.354 5.157 10.019 7.288 23.818 56% 3. Chăn nuôi gia súc nhỏ (tổng cộng ) 0 0 0 110 1.116 2.111 2.693 6.030 Phụ nữ 0 0 0 56 892 1.397 2.293 4.638 77% 4. Xử lý sau thu hoạch ) (tổng cộng) 0 0 0 0 4.160 33.780 24.968 62.908 Phụ nữ 0 0 0 0 1.090 5.752 2.463 9.305 15% 5. Hội nông dân (tổng cộng) 0 0 0 0 0 59 3.380 3.439 Phụ nữ 0 0 0 0 0 12 1.026 1.038 30% 6. Tín dụng 0 0 0 0 0 2.108 412 2.520 Phụ nữ 0 0 0 0 0 1,674 200 1,874 74% 7. Ban Quản lý Quốc gia (tổng cộng ) 0 0 0 0 0 0 696 696 Phụ nữ 0 0 0 0 0 0 83 83 12% 8. Tổng cộng 1.810 21.315 70.168 86.458 104.660 135.057 88.338 507.776 Phụ nữ 824 5.804 31.995 35.124 43.724 49.033 30.342 196.846 39%

Có thể thấy rằng với việc tham gia vào lớp tập huấn nông dân chăn nuôi nhỏ/nhóm nông dân, phụ nữđã ngày càng được công nhận là những người chăn nuôi thành công và có kiến thức. Họđã nâng cao kiến thức của mình thông qua lớp tập huấn chăn nuôi nhỏ và rất nhiều trong số họđã tăng số lượng vật nuôi tại trang trại của mình.

Những phụ nữ tham gia vào các nhóm (nghĩa là câu lạc bộ IPM, câu lạc bộ chăn nuôi nhỏ, câu lạc bộ giống) nay đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những quyết định sản xuất nông nghiệp hơn trước đây. Ở miền Bắc, nữ nông dân là lực lượng lao động chính làm việc trên đồng ruộng và khi tham gia vào các nhóm họ có trách nhiệm nhiều hơn trong quyết định sản xuất.

Vai trò của phụ nữ trong việc lãnh đạo nhóm là quan trọng trong việc gây ảnh hưởng đối với các thành viên khác trong nhóm. Ví dụ câu lạc bộ giống ở xã Tân Mỹ, huyện Lập Võ, tỉnh Đồng Tháp là do một chị phụ nữ lãnh đạo. Điều này được coi là quan trọng để thu hút nhiều phụ nữ hơn tham gia vào câu lạc bộ. Có 8 chị trong tổng số 19 thành viên trong câu lạc bộ giống này, trong khi đó các câu lạc bộ khác trong cùng khu vực này có ít thành viên là nữ hơn nhiều.

Tại các tỉnh miền Nam nhiều công việc đồng áng được nam giới làm hơn, có nghĩa là có rất ít phụ nữ tham gia vào các lớp tập huấn nông dân /nhóm nông dân. Có thể thấy nhiều ví dụở những nơi

30

mà chương trình cố gắng lôi cuốn phụ nữ tham gia vào tập huấn nhiều hơn, nhưng nhiều phụ nữ đã bỏ lớp tập huấn sau một thời gian vì gánh nặng công việc gia đình. Chúng ta có thể chấp nhận tình hình này do sự khác biệt về văn hóa ở mỗi vùng.

Trong lớp tập huấn nông dân xử lý sau thu hoạch, đa số nam giới tham gia. Rõ ràng những công nghệ được giới thiệu tại các lớp tập huấn nông dân xử lý sau thu hoạch thu hút nhiều nam giới hơn là phụ nữ. Điều này có thể là do các công nghệ này liên quan đến máy móc, động cơ v.v mà theo truyền thống là lĩnh vực của nam giới.

3.3 DÂN TỘC THIỂU SỐ

Người dân tộc thiểu số chiếm 10% tổng số nông dân được tập huấn trong tất cả các hợp phần của Chương trình ASPS. Đặc biệt, ở một số nơi số lượng người dân tộc thiểu số tham gia vào các lớp tập huấn nông dân /nhóm nông dân rất cao. Ví dụ, số đông người thiểu số Khơme ở tỉnh Sóc Trang (32% tổng số người tham gia) được đào tạo tại các lớp tập huấn nông dân IPM. Trong nhiều lớp tập huấn xử lý sau thu hoạch của hợp phần Xử lý sau thu hoạch ở tỉnh Sơn La, đa số học viên là người Thái (90-100% tổng số học viên). Một số lớp tập huấn nông dân IPM ở tỉnh Sóc Trang được tổ chức tại các chùa Khơme cho đồng bào Khơme. Điều này đã lôi cuốn đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các lớp tập huấn nông dân.

Bảng 3.4; Nông dân dân tộc thiểu sốđược tập huấn trong Chương trình ASPS từ 2000-2006

Hợp phần 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số % 1. IPM (tổng cộng ) 1.810 21.315 70.168 83.995 89.725 78.351 44.437 389.801 Dân tộc thiểu số 9 1.243 2.947 6.075 7.733 8.733 4.992 31.732 8% 2. Giống (tổng cộng ) 0 0 0 2.353 9.629 18.648 11.596 42.226 Dân tộc thiểu số 0 0 0 145 582 1.811 1.080 3.618 9% 3. Hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ (tổng cộng ) 0 0 0 110 1.116 2.111 2.693 6.030 Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 322 417 736 1.475 24% 4. Xử lý sau TH (tổng cộng ) 0 0 0 0 4.160 33.780 24.968 62.908 Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 3.693 9.662 3.148 16.503 26% 5. Hội nông dân (tổng cộng) 0 0 0 0 0 59 3.380 3.439 Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0 0 45 45 1% 6. Ban Quản lý Quốc gia (tổng cộng ) 0 0 0 0 0 0 696 696 Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0 0 52 52 7% 7. Tổng cộng 1.810 21.315 70.168 86.458 104.660 135.057 88.338 507.776 Dân tộc thiểu số 9 1.243 2.947 6.220 12.330 20.623 10.001 53.373 11%

Phương pháp tập huấn có sự tham gia áp dụng cho các lớp tập huấn nông dân /nhóm nông dân là phương pháp tiếp cận trong đó nông dân có ảnh hưởng nhiều hơn trong việc lựa chọn các kỹ thuật và quy trình tập huấn. Những người dân tộc thiểu số thường có trình độ văn hóa thấp có thể học được những kỹ thuật này một cách dễ dàng qua thực hành và sử dụng chúng. Trong khi tập huấn, kiến thức của họđược nâng lên dần dần theo thời gian trong khi tham gia vào quá trình tập huấn với những chủđề phù hợp cho phát triển sản xuất.

Trong hợp phần xử lý sau thu hoạch, một số tài liệu tập huấn đặc biệt đã được xây dựng cho đồng bào dân tộc thiểu sốđể giúp nhóm đối tượng đích này dễ hiểu hơn với những công nghệđược giới thiệu. Trong các hợp phần khác, cũng có chương trình tập huấn đặc biệt cho đồng bào dân

31

tộc thiểu số vì đa số họ có trình độ văn hóa thấp và nhiều người còn bị mù chữ. Như nêu trong báo cáo đánh giá tác động của hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ, có 6% nông dân tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi nhỏ nghĩ rằng những kỹ thuật chăn nuôi gia súc nhỏ của lớp tập huấn là quá lý thuyết và ít ứng dụng và 6% số người này chủ yếu là dân tộc thiểu số.

Với việc lựa chọn chủ đề kỹ thuật và khu vực địa lý cho chương trình, đối tượng đích cũng phần nào đó được lựa chọn với bản chất của thành phần dân cư và truyền thống địa phương trong việc phân công lao động.

32

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)