NA không có số liệu

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 27 - 28)

27

Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về địa lý trong việc tiếp cận với nhóm đích. Rõ ràng là ở miền Nam chủ yếu nam giới tham gia vào các lớp tập huấn nông dân /nhóm nông dân, trong khi đó ở miền Bắc chủ yếu phụ nữ tham gia (ví dụ lớp tập huấn nông dân của hợp phần IPM, lớp tập huấn nông dân sản xuất giống của hợp phần giống). Điều này chủ yếu là do sự phân công lao động truyền thống trong các hộ gia đình, rất khác nhau miền Nam và miền Bắc. Ở miền Nam, chủ yếu nam giới làm công việc đồng áng, trong khi đó thì ở miền Bắc chủ yếu là phụ nữ.

Các hợp phần khác nhau hướng vào các loại nông dân khác nhau, ví dụ 77% nông dân tham gia vào lớp tập huấn chăn nuôi nhỏ của hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ là phụ nữ, trong khi đó tỷ lệ này là 40% trong lớp tập huấn nông dân của hợp phần IPM, 56% trong lớp tập huấn nông dân sản xuất giống của hợp phần giống và 15% trong lớp tập huấn nông dân của hợp phần xử lý sau thu hoạch. Hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ có số lượng nữ nông dân nghèo cao bởi vì chăn nuôi chủ yếu là trách nhiệm của phụ nữở những nơi thực hiện hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ.

3.1 GIẢM NGHÈO

Các lớp tập huấn nông dân /nhóm nông dân đã cung cấp cho nông dân những công nghệ mới quan trọng trong sản xuất lúa và đặc biệt là trong việc bảo vệ thực vật (Lớp tập huấn nông dân – IPM), chăn nuôi gia súc (lớp tập huấn nông dân chăn nuôi nhỏ), sản xuất giống (lớp tập huấn nông dân sản xuất giống), xử lý sau thu hoạch (lớp tập huấn nông dân xử lý sau thu hoạch), và Nhóm đánh giá đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy rằng thu nhập của nông dân được cải thiện đáng kể, kể cả thu nhập của 22% những người hưởng lợi nghèo. Phân tích kinh tế cho thấy thu nhập của nông dân, những người đã tham gia các lớp tập huấn nông dân -IPM tăng lên do giảm chi phí đầu vào (ví dụ thuốc trừ sâu, phân đạm và giống) và năng xuất tăng lên. Bức tranh tương tự cũng thấy ở các hợp phần khác, nơi nông dân đã thu được nhiều lợi ích trong việc tham gia vào các lớp tập huấn nông dân, lớp tập huấn chăn nuôi nhỏ, lớp tập huấn xử lý sau thu hoạch và lớp tập huấn sản xuất giống. Thu nhập của họ tăng lên đáng kể và nhiều người trong số họđã khá giả và thoát nghèo.

Bảng 3.2; Nông dân nghèo được tập huấn trong Chương trình ASPS từ 2000-2006

Hợp phần 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng cộng % 1. IPM (tổng cộng ) 1.810 21.315 70.168 83.995 89.725 78.351 44.437 389.801

Nông dân nghèo 462 4.461 10.783 19.302 18.189 17.173 8.470 78.840 20%

2. Giống (tổng cộng ) 0 0 0 2.353 9.629 18.648 11.752 42.382

Nông dân nghèo 0 0 0 733 2.422 4.253 3.401 10.809 26%

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)