CÁC VẤN ĐỀ XUYÊN SUỐT

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 33 - 35)

4.1 LỢI ÍCH XÃ HỘI

Về mặt phát triển cộng đồng, những người nông dân tham gia các lớp tập huấn, câu lạc bộ và nhóm nông dân có lợi ích xã hội nhiều hơn so với những nông dân không được tham gia tập huấn. Với việc tham gia vào các lớp tập huấn, nông dân không những nâng cao được kỹ năng sản xuất mà còn tạo thu nhập. Các nhóm cũng tăng cường đoàn kết giữa các thành viên và nông dân rất phấn khởi đã có cơ hội tham gia vào các nhóm này. Họ có nhiều trò vui trong nhóm và hầu hết các thành viên rất sôi nổi và thích thú với sự năng động của nhóm.

Đa số các lớp tập huấn nông dân /nhóm nông dân đã thành lập và tổ chức quỹ của nhóm như là quỹ quay vòng vốn để hỗ trợ thành viên trong nhóm, đặc biệt là trong trường hợp bịốm đau hay cấp cứu. Thành viên gặp khó khăn có thể nhận được sự hỗ trợ hoặc là trực tiếp hoặc là vay một khoản tiền trong quỹ của nhóm với lãi xuất thấp.

Tăng thu nhập khá từ các hoạt động trên đồng ruộng như chăn nuôi hay sản xuất giống (cây con) v.v. cũng có nghĩa là giảm sự phụ thuộc vào những công việc phi nông nghiệp như bán sức lao động. Sựđoàn kết trong gia đình cũng được tăng cường và một số phụ nữ cho rằng chồng họ có thể ở nhà nhiều thời gian hơn và làm việc trên những thửa ruộng của họ thay vì đi làm ở bên ngoài như trước đây.

4.2 MÔI TRƯỜNG

Nông dân tham gia các lớp tập huấn, đặc biệt là nông dân IPM đã nâng cao hiểu biết của mình về tác hại của thuốc trừ sâu đối với sức khỏe con người và môi trường. Nông dân đã phun ít thuốc trừ sâu hơn và sử dụng phân bón cân đối (giảm phân đạm và tăng phân lân và kali). Kết quả là, những người tham gia các lớp tập huấn nông dân sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn những người không được tập huấn. Ví dụ, nông dân tham gia lớp tập huấn IPM ở tỉnh Thái Bình giảm số lượng lần phun thuốc trừ sâu tới 51% và 35-68 % lượng thuốc trừ sâu so với những người không tham gia lớp tập huấn IPM. Tương tự như vậy, nông dân IPM ở tỉnh Đồng Tháp đã thay đổi thời gian xạ lúa để tránh bệnh rầy nâu trong giai đoạn phát triển đầu của cây lúa. Kết quả là, nông dân không cần phải phun thuốc trừ sâu như người ta vẫn làm trước đây. Nông dân IPM thường cẩn thận hơn với việc tuân theo hướng dẫn sử dụng đúng liều lượng và chỉ phun thuốc khi thật cần thiết. Với việc sử dụng những giống được cải tạo và công nghệ phù hợp, nông dân tham gia các lớp tập huấn sản xuất giống trong hợp phần Giống đã giảm sử dụng thuốc trừ sâu một cách đáng kể. Nông dân được tập huấn trong Hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ – đặc biệt là người dân tộc thiểu số - nay đã biết được lợi thế của nuôi nhốt chuồng thay vì thả rông như trước đây. Sự thay đổi hành vi này trong chăn nuôi là rất quan trọng trong việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho nhà cửa và cải thiện vệ sinh công cộng. Điều này đặc biệt quan trọng khi chăn nuôi ở gần nguồn nước uống. Thái độ chung của nông dân đối với bảo vệ môi trường cao hơn. Nông dân IPM không những thận trọng hơn trong việc sử dụng thuốc trừ sâu mà còn cẩn thận hơn trong việc cất giữ an toàn và xử lý bình đựng thuốc. Nông dân IPM hiểu biết hơn về những loại thuốc trừ sâu bị cấm và có độc tố cao. Ví dụ các câu lạc bộ IPM có quy chế về bình đựng thuốc trừ sâu. Sau khi sử dụng thuốc trừ sâu, nông dân phải thu gom tất cả các bình đựng và vứt chúng vào những khu vực an toàn. Điều quan trọng là thái độ của nông dân đối với thuốc trừ sâu đã thay đổi tích cực.

33

Nhóm đánh giá thấy rằng một số nông dân đã tranh thủ các nhóm của mình trong các vấn đề bảo vệ môi trường. Ví dụ, nông dân IPM ở xã Vĩnh Thuận Đông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã nhất trí không sử dụng chất “thiodan”, một loại thuốc trừ sâu có độc tố cao. Làm như vậy, nông dân có thể nuôi cá da trơn trên sông gần làng nơi nuôi cá da trơn gặp khó khăn vì nguồn nước bị ô nhiễm.

4.3 HIV/AIDS

Tập huấn về HIV/AIDS xuất phát từ sáng kiến của Bộ Y tế. Từ năm 2004, việc đưa HIV/AIDs vào các lớp tập huấn nông dân đã được thí điểm ở tỉnh Thái Bình. Từ năm 2006, với sáng kiến và ngân sách của mình, tập huấn HIV/AIDs đã được lồng ghép vào tất cả các lớp tập huấn IPM ở tỉnh Thái Bình. Giảng viên IPM (cả giảng viên chính và tập huấn viên nông dân) thực hiện lớp tập huấn nông dân về HIV.

Việc đưa tập huấn HIV/AIDS vào IPM được nông dân và chính quyền địa phương đánh giá cao vì nó đã thành công tại hầu hết các câu lạc bộ IPM. Những người tham gia lớp tập huấn nông dân thể hiện kiến thức tốt liên quan đến HIV/AIDS và họ biết làm thế nào để phòng tránh cho mình. Điều quan trọng là nông dân rất phấn khởi với chương trình có hai mục đích này kết hợp giữa tập huấn HIV/AIDS và IPM. Người ta cũng thấy rằng lợi ích xã hội từ hoạt động này tăng lên vì không có trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS mới nào được ở các câu lạc bộ IPM phát hiện.

Do thành công trong việc đưa tập huấn HIV/AIDS vào IPM nên hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ cũng đã có chiến lược lồng ghép HIV/AIDS vào hợp phần với việc chú trọng đến hoạt động tập huấn. Hợp phần giống cũng lồng ghép tập huấn HIV/AIDS tại 5 tỉnh. Như nêu trong báo cáo tiến độ của Chương trình ASPS năm 2006, một cuộc khảo sát cơ bản cho toàn bộ Chương trình ASPS đã được tiến hành tại các tỉnh thí điểm của hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ tập trung vào phân tích KAP (kiến thức, thái độ, hành vi) liên quan đến HIV/AIDS của nông dân. Mục đích là nhằm xây dựng bản thảo kế hoạch hành động phòng chống HIV/AIDS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở các tỉnh thực hiện Chương trình ASPS.

Mặc dù không phải tất cả các hợp phần của Chương trình ASPS đều lồng ghép tập huấn HIV/AIDS vào chương trình tập huấn chính của mình, việc đưa tập huấn HIV/AIDS vào chương trình tập huấn cần được khuyến khích đối với tất cả các hợp phần của Chương trình ASPS. Điều này đòi hỏi có sự cộng tác suôn sẻ của các ngành các cấp khác nhau như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân và các cơ quan dịch vụ y tế.

4.4 DÂN CHỦ HÓA

Rõ ràng là phương pháp tiếp cận có sự tham gia được áp dụng đã thay đổi thái độ của học viên và giảng viên và thậm chí cả những cán bộ của cơ quan nhà nước. Với việc áp dụng phương pháp tiếp cận này, nông dân có thể tăng tiếng nói của mình và mạnh dạn phát biểu ở những nơi công cộng và trình bày ý kiến của mình cho cả nhóm. Sự tham gia tích cực của các đối tượng đích của các hợp phần của Chương trình ASPS như phụ nữ, dân tộc thiểu số và người nghèo bản thân nó là một chỉ số của việc dân chủ hóa được tăng cường trong cộng đồng. Những đối tượng đích này không bị phân biệt đối xử trong quá trình tập huấn. Cán bộ khuyến nông tự tin hơn và được nông dân và cấp trên của mình coi trọng hơn. Các vị lãnh đạo cũng “lắng nghe” nhiều hơn trước. Các quá trình lập kế hoạch/thực hiện cũng làm từ dưới lên nhiều hơn là từ trên xuống như vẫn làm trước đây.

34

Cũng thấy rằng nông dân đã tham gia vào lớp tập huấn nông dân /nhóm nông dân trên cơ sở tự nguyện. Các nhóm mở cửa đối với tất cả mọi người và có cả phụ nữ, nam giới, thanh niên, người có tuổi, người nghèo và những người theo các đạo khác nhau. Các thành viên trong nhóm đều bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm trong các hoạt động của nhóm.

Tiếp theo các hoạt động của các lớp tập huấn nông dân (Lớp tập huấn của hợp phần IPM, lớp tập huấn chăn nuôi của hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ, lớp tập huấn sản xuất giống của hợp phần Sản xuất giống), một số câu lạc bộ và nhóm nông dân đã được thành lập bởi những nông dân có mối quan tâm. Ban chủ nhiệm của những câu lạc bộ /nhóm này được thành viên trong nhóm lựa chọn một cách dân chủ. Tiêu chí lựa chọn lãnh đạo nhóm chủ yếu dựa vào năng lực, kinh nghiệm và cách cư xử của người đó chứ không dựa vào vị trí trong chính quyền, tuổi tác hay giới tính. Ở một số nhóm/câu lạc bộ (ví dụ câu lạc bộ chăn nuôi gia súc nhỏở Thái Bình, câu lạc bộ giống ở Đồng Tháp, câu lạc bộ giống ở Châu Thắng, Qùy Châu, Nghệ An), một nữ thanh niên được chọn làm trưởng nhóm. Chịđã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và vì vậy đã được các thành viên trong nhóm tôn trọng.

Xu hướng phát triển bình trường của các lớp tập huấn nông dân được tổ chức tốt là tiếp tục phát triển thành các câu lạc bộ và sau đó hình thành nhóm tổng hợp. Giai đoạn cuối cùng của việc phát triển về mặt tổ chức của nông dân là hình thành các hợp tác xã/doanh nghiệp. Về mặt phát triển và dân chủ hóa, hình như chiến lược là hợp lý vì nhờđó nông dân tham gia vào nhóm trên cơ sở sở thích của cá nhân chứ không phải trên cơ sởđiều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu LỚP tập HUẤN NÔNG dân và NHÓM NÔNG dân TRONG CHƯƠNG TRÌNH hỗ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)