Một bài làm "xuất sắc "

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 104 - 107)

II. NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ:

Một bài làm "xuất sắc "

Tối hôm đó tôi ngồi chấm tập bài kiểm tra của lớp 12A, khi đến bài làm của N.V.Hùng, tôi hơi ngạc nhiên và quá thực cũng có phần nghi hoặc: Hùng vốn chỉ là một học sinh trung bình nhưng sao bài kiểm tra lần này lại "đột xuất" làm giỏi đến như

vậy? Bài làm của Hùng không những đề cập đầy đủ, chi tiết những nội dung mà tôi đã giảng, thêm vào đó còn đưa ra nhiều số liệu tỉ mỉ mà ngay ở sách giáo khoa cũng không có.

Tôi nhớ lại giờ làm bài tập tại lớp hôm đó, với chủ tâm yêu cầu học sinh làm bài nghiêm túc, tôi đã buộc tất cả các em để toàn bộ vở ghi và sách giáo khoa ra đầu bàn, các em cũng đã nghiêm chỉnh thực hiện. Tôi đinh ninh rằng kết quả bài kiểm tra sẽ

phản ánh được đúng thực chất trình độ từng em. Giờ kiểm tra hôm đó "thật lý tưởng", không em nào bị bắt vì quay cóp, thế mà... tại sao lại có hiện tượng không bình thường này? Nhìn tờ giấy làm bài trước mặt, tôi đâm ra băn khoăn, nếu kết luận là bài quay cóp thì chẳng có chứng cứ gì mà cũng biết đâu đấy lần này Hùng đã cố gắng học tập

để quyết vươn lên... nhưng nếu cho điểm tối đa (theo kết quả bài làm) thì quả thật tôi cũng ngần ngại cứ cấn cá, phân vân như vậy nên tôi đành để lại bài đó chưa cho điểm và chuyển sang chấm các bài khác.

Đến giờ học tuần sau, tôi tiến hành trả bài kiểm tra cho học sinh. Đầu tiên tôi tiến hành tổng hợp ưu điểm và nhược điểm trong bài làm, căn dặn lại những lỗi mà nhiều em lầm lẫn, sau đó tôi vui vẻ nói:

- Thầy rất mừng vì thấy trong lớp ta có một bài làm rất xuất sắc, bài không chỉ đầy

đủ ý mà còn đưa ra nhiều dẫn chứng với nhiều số liệu chi tiết tỉ mỉ, đó là bài của em N.V.Hùng. Hôm nay thầy giành thời gian trả bài để em Hùng lên bảng phát biểu đáp án của mình để các em nghe.

Cả lớp xôn xao, nhiều ánh mắt nụ cười khích lệ "một nhân vật mới" xuất hiện trong lớp.

- Nào thầy mời Hùng!

Hùng đứng lên và từ từ bước lên bảng, dáng vẻ lúng túng và thiếu tự nhiên. Em cứ bình tĩnh trình bày như em đã viết.

Hùng vẫn lúng túng, ngắc ngứ một lúc rồi nhìn tôi nói lúng túng:

- Thưa thầy em không nói được, bài làm và con số, em chép ở sách luyện thi đại học !

Thế là cả lớp ồ lên, nhiều em cười hồn nhiên và nhìn tôi (như thể nói rằng thầy bị

một "quả lừa"). Thêm mọi việc đã rõ, tôi điềm đạm nói: - Thầy vẫn nghĩ rằng Hùng là một học sinh tương đối khá, chắc em muốn có điểm cao hơn nên khi làm bài mới chép từ tài liệu ôn thi đại hoc như thế là không nên. Tuy vậy Hùng đã tự giác nhận lỗi, do

vậy bài này thầy đã không cho điểm và cho Hùng nợ, thầy sẽ tiếp tục kiểm tra bổ sung, Hùng lưu ý học nhé.

Vâng ạ.

Cả lớp có em ồ lên, có em cười, còn Hùng thì e thẹn về chỗ ngồi.

Phn IV

LỰA CHỌN CÁCH XỬ LÝ NHANH

Trong quá trình dạy học trên lớp cũng như trong công tác chủ nhiệm lớp, các thầy, cô giáo thường gặp không ít những tình huống sư phạm đòi hỏi phải xử lý một cách nhanh trí, linh hoạt, biết vận dụng kiến thức tâm lý - giáo dục và phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng hoàn cảnh cụ thểđểđạt đến hiệu quả cao nhất.

Chúng tôi xin giới thiệu trong tập sách này một số tình huống sư phạm thường hay xảy ra trong nhà trường giữa giáo viên với các em học sinh bậc phổ thông trung học, cùng với sự gợi ý về các cách xử lý các tình huống đó.

Rất mong các bạn đọc tham gia lựa chọn các cách xử lý tình huống được nêu lên hoặc đưa ra cách xử lý khác hay hơn.

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)