Bài học xin phép

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 94 - 98)

II. NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ:

Bài học xin phép

Giờ học đã tiến hành được 5 phút thì học sinh Nguyễn Văn A (một học sinh cá biệt bị lưu ban) xin vào lớp.

- Thầy, em vào lớp.

Nhìn A, quần còn ống cao ống thấp, tay còn cầm giấu điếu thuốc lá đang cháy dở, tôi nhắc nhở em rồi cho vào lớp.

Kết hợp với nội dung bài học Nga văn hôm đó, học về hành động và lời nói "xin phép" và "cho phép", tôi lấy ngay sự việc trên để cho học sinh đặt câu. Tôi nói:

- Đầu giờ học, do vào muộn, bạn A muốn vào, phải nói câu "xin phép" như thế

nào? Em nào hãy đặt hộ bạn A câu nói đó.

Tôi chỉđịnh một em (cũng là một học sinh cá biệt).

Thưa thầy (Em nói bằng tiếng Nga), em xin lỗi và xin phép thầy được vào lớp ạ. - Cảm ơn em, câu đặt rất đúng.

Tôi lại đặt tiếp câu hỏi và nhìn vào học sinh A.

- Khi học sinh A xin phép được vào lớp thì thầy giáo trả lời "cho phép" như thế

nào? Em nào hãy thay thầy nói câu tiếng Nga đó?

Tôi chỉ định chính em A. Cả lớp nhìn A cười và khích lệ, A đứng lên (và nói bằng tiếng Nga): Thầy "cho phép" em vào lớp.

A nói xong, tôi gật đầu tỏ vẻ hài lòng ghi điểm khá cho hai em, A ngồi xuống hơi cúi đầu, vẻ nghĩ ngợi.

TRÚC LÂM

“Cùn”

Sau khi tiến hành "bước tổ chức" lớp, tôi gọi học sinh lên bảng để kiểm tra bài cũ. - Mời em Nam lên bảng.

Nam là một học sinh vào loại lớn nhất nhì lớp, lười học nhưng lại hay "sĩ" và thường hay "sáng ý" làm ra các trò cười cho cả lớp.

Tôi vừa mới hỏi dứt lời, Nam đã đáp gọn lỏn với thái độ tỏ vẻ "tỉnh bơ": - Em không thuộc ạ!

- Vì sao em không thuộc bài? - Tôi hỏi gắt. - Thưa... dốt.

Cả lớp cười ồ lên. Tôi ngạc nhiên và thấy Nam đang nhìn lại các bạn tỏ vẻ thỏa mãn với câu trả lời của mình...

Sau khi yêu cầu lớp trở lại trật tự, tôi quay sang nhìn thẳng vào Nam, nói:

- Sao? Em vừa nói rằng em dốt phải không? Vâng - Nam vẫn đáp lại với giọng đắc thắng còn mắt thì "đấm" thẳng vào mắt tôi.

- Vậy thì... em hãy chứng minh cho tôi và cả lớp biết rằng em dốt đi... - Tôi thách thức.

Nam lúng túng, cúi mặt. Cả lớp đổ dồn nhìn Nam. Lúc này tôi mới đổi giọng: - Một người biết nói rằng: "em dốt" thì người đó không đến nỗi "dốt" đâu… Thôi em về chỗ. Tôi cho em "chịu". Giờ sau tôi sẽ kiểm tra.

Mấy hôm sau, Nam đến gặp tôi "gãi tai" nhận lỗi. Từ đó tôi không còn thấy em "diễn" lại cái kiểu "cùn" như thế nữa.

TRÚC LÂM

Quán Tính

Tiết thao giảng có đủ các thầy cô trong ban giám hiệu và tổ bộ môn đến dự. Tôi dạy bài: "Quán tính".

Tôi đã cố gắng truyền đạt khá lưu loát nội dung kiến thức, tổ chức cho học sinh tham gia xây dựng bài. Giờ giảng diễn ra khá trôi chảy.

Sau khi dạy hết bài, tôi liền thực hiện bước "củng cố kiến thức" và "liên hệ thực tế”. Tâm đắc với ý đồđã chuẩn bị trong giáo án, tôi đặt câu hỏi trước lớp:

- Trường Phú Bình ta nằm cạnh con sông Cầu, nhiều em phải qua đò ngang để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sang trường học. Em nào cho biết, ta đứng ở mũi thuyền, khi con đò cập bến thì ta bị

chúi ngã như thế nào?

- Thưa thầy ngã sấp về phía trước theo quán tính ạ - Có nhiều em nhao nhao đáp lại.

Tôi phấn khởi thấy các em trả lời đúng "ý đồ" mong muốn của mình, liền nói: Các em nêu hiện tượng rất đúng, nhưng sao lại thế nhỉ?

Vừa nói đến đó, thì ở cuối lớp một học sinh đã đứng lên, chẳng cần giơ tay và chờ

tôi cho phép, nói: - Thưa thầy riêng em lại ngã ngửa chổng chân lên trời ạ. Cả lớp cười

ầm lên. Ngoái nhìn lại người nói, các thầy cô ngồi dự giờ cũng cười theo. Tôi nhìn vội học sinh vừa nói, đó là em Tiến học sinh nổi tiếng trong lớp về đùa nghịch, hay phá quấy gây cười. Vừa cho em ngồi xuống, tôi vừa nghĩ ngay (Tiến pha trò cười hay nêu hiện tượng mà em gặp phải? Thôi đúng rồi vấn đề là hướng...) Tôi lấy lại được bình tĩnh, tiếp tục vui vẻ nói:

Hay lắm, Tiến ngã ngửa chổng chân lên trời cũng đúng đấy các em ạ.

Tôi đưa ngang mắt thăm dò "phản ứng" thấy nhiều thẩy cô cười, gật gừ vẻ tán thưởng nhưng nhiều em học sinh thì đang ngơ ngác.

Thế này nhé, Tiến đi đò, đứng ở mũi đò, nhưng lại đứng quay mặt về phía nhà, phía lái thuyền (tôi cười vui), do đó khi thuyền dừng lại và chạm bến, Tiến ta mới ngã ngửa là phải, quán tính mà ... Lúc này cả lớp mới vỡ lẽ, vui vẻ nhìn Tiến. Còn tôi thì càng thấy "hưng phấn" hơn vì đã làm chủ được một tình huống bất ngờ. Tôi vừa nhìn Tiến mỉm cười thì trống cũng vừa điểm hết giờ.

TRÚC LÂM

Dẫn chứng

Tiết dạy tiếng Nga của tôi hôm ấy ở lớp 10K là bài dạy về nghĩa của các động từ

tiếng Nga: "Yêu", "Thích", "Thích làm gì"...

Tôi đang giảng về nghĩa của động từ "Yêu" thì thấy một số học sinh ở dưới lớp đã dùng từ "Yêu" đểđặt câu gán ghép nhau và rúc rích cười.

Tôi nghĩ: Các em mới chỉ chú ý đến nghĩa tình yêu nam nữ. Thấy cần phải uốn nắn sự lệch lạc này nên sau khi làm xong phần định nghĩa tôi chuyển sang cho học sinh tập

đặt câu có từ "Yêu".

Tôi liền gọi một số em phát biểu bằng tiếng Nga theo câu tôi đã đặt: Tôi yêu mẹ.

Tôi yêu bố. Em yêu ông bà.

Với dụng ý "giáo dục" số học sinh vừa cười trêu chọc nhau, tôi chỉđịnh luôn: Cô mời em Khôi (học sinh vừa cười to nhất) đặt một câu tiếng Nga có động từ

"Yêu".

Khôi đứng lên nhanh chóng nói luôn: Thưa ... , em yêu ... cụ em .

Thế là cả tôi và các em trong lớp phá lên cười. Tôi gật đầu cho em ngồi xuống và nói rõ.

- Cô cho Khôi 7 điểm.

Tôi lấy bút ghi điểm trong khi dưới lớp tiếng cười vẫn chưa dứt...

TRÚC LÂM

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 94 - 98)