Gia đình tôi có lỗi với thầy

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 63 - 66)

I. NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC

Gia đình tôi có lỗi với thầy

Gia đình tôi vỡ hoang, trồng được một đồi sắn. Do đất tốt nên thu hoạch hàng năm cũng khá. Đến vụ thu hoạch, mấy gia đình ở gần đó có nhắn tôi, cần sớm vào dỡ, để

khỏi bịđào trộm.

Thế là chủ nhật hôm ấy, cả nhà tôi vui vẻ kẻo nhau đi đào sắn. Mới đến chân đồi, nhìn lên tôi bỗng bắt gặp một bóng người đang lúi hiu đào bới. Tôi vội vàng chạy lên. Tôi tiến sát tận nơi, tên trộm giật mình nhìn lên. Tôi sững người, hóa ra không phải ai xa lạ mà chính là Hà, học sinh lớp tôi chủ nhiệm.

Hà tái nét mặt, môi run lập cập. Tôi nhìn Hà mà không dám nghĩ đó lại chính là học trò của mình... Sự thật thế nào? Tôi vừa tức lại vừa thương.

- Hà! Sao em lại phải đi đào trộm sắn?

Hà cúi đầu, tay cứ vuốt cái cán cuốc, không nói được một lời. Dưới chân Hà, chiếc bao tải còn lăn lóc đó mấy gốc sắn mới nhổ lên ngả rạp xuống. Lá vẫn còn tươi và

đống sắn lấm đất vẫn còn vắt ngổn ngang... Hà sao thế, cần tiền hả?

Hà vẫn cúi đầu, không nói. Thôi em vềđi.

Hà lầm lội xuống đồi, chẳng dám ngước mắt chào thầy?

Hôm sau, đợi hết tiết học, tôi bảo Hà ở lại lớp để phân tích cho em thấy rõ việc sai trái hôm qua. Tôi nghiêm giọng nói:

- Hà? Tôi yêu cầu em phải viết bản kiểm điểm rồi đưa qua bố em đọc (tôi biết bố

em là một người rất nóng tính, thường hay xô xát với hàng xóm và cũng hay đánh chửi vợ con). Ngày mai em đến nộp lại tôi bản kiểm điểm đó.

- Thưa thầy kiểm điểm gì ạ? - Giọng em ráo hoảnh? Tôi ngạc nhiên hết sức:

- Em quên việc đào sắn hôm qua? Em biết gì đâu?

Thật là trơ tráo hết chỗ nói. Hà đã chối phắt việc sai trái hai năm rõ mười. Hà dám phản lại cả tôi sao? Tôi giận và tức điên người. Không kìm được tôi quát to:

- Cút cho khuất mắt.

Hà lững thững bước ra khỏi lớp.

Chiều hôm đó, bố Hà đến nhà tôi, ông ta xồng xộc vào thẳng nhà gặp tôi và sồn sồn nói lớn:

Thầy giáo! Tôi nghe thằng Hà con tôi nó mách, thầy bị mất sắn lại vu cho nó đào bới. Thầy là người lớn, dạy nó, sao lại ăn nói quàng xiên như vậy được. Tuy bị xúc phạm nhưng tôi phải cố nén giận. Đôi co với ông lúc này không nên. Ông đòi tôi phải có chứng cứ, biên bản. Điều này tôi có làm đâu.

Tôi dịu giọng:

Xin ông cứ lại nhà. Việc em Hà tôi xin đến nhà ông để làm cho rõ. Ông ta không còn điều gì nói nữa nên bỏ ra cửa, vừa đi vừa nói lại: Học thì học, chẳng học thì thôi?

Ai ngờ câu chuyện lại diễn biến phức tạp như vậy. Tôi thấy lúng túng nên vội đi

đến trường tìm gặp thầy hiệu trưởng để báo cáo và xin ý kiến về cách giải quyết. Chúng tôi phân tích với nhau nhiều tình tiết, khía cạnh và biện pháp giải quyết. Tiễn tôi ra về, thầy còn tươi cười nhìn tôi động viên: Cứ thế nhé, ta lấy "đức trị người mà". Buổi học hôm sau, rồi tiếp theo ba buổi nữa Hà không đến lớp học. Không gửi giấy xin phép? Thế là tôi quyết định phải tìm đến nhà Hà để tìm hiểu tình hình và giải quyết chuyện cũ.

Vẫn ông bố Hà tiếp tôi. Ông không có vẻ nóng nảy như hôm nọ. Nhưng qua nét mặt tôi thấy ông không hề tỏ ra có thiện cảm gì với tôi. Chỉ có bà mẹ, bà chạy từ bếp lên chào và mời tôi uống nước. Hôm nay, tôi đến để thăm hỏi xem em Hà ốm yếu thế

nào mà ba hôm nay không đến trường đi học. Ông bố giẫy nẩy lên:

Chết, hôm nào nó chẳng đi, sao thầy lại bảo.. Bà mẹ vội cướp lời chồng:

Thừa thầy, cháu nó không ốm đau gì. Còn cháu không đến trường thì để tôi hỏi lại cháu. Thầy giáo tận tình đến tận nhà thế này thật quý hóa quá.

- ông bà hiểu cho, tôi đến nhà chỉ để động viên cho em đi học mà thôi. Còn việc hôm nọ, nếu tôi có lỗi tôi sẽ chịu trách nhiệm với gia đình.

Thấy tôi chuyển câu chuyện như vậy, bà mẹ nói vội nhưđể tôi đừng giận:

Thầy ạ, tôi sẽ hỏi lại cháu. Khổ quá, ông ấy nhà tôi cứ như "Trương Phi", nó sợ

ông ấy đánh, có dám nói gì đâu... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trước hết là gia đình cứđộng viên cho cháu đi học. Còn việc kia cứđể cháu suy nghĩ kỹ với lại tôi không mong gì việc kỷ luật hay đuổi học mà chỉ muốn các cháu biết nghĩđiều hay lẽ phải.

Ông bố không nói gì. Bà mẹ Hà lúc đó tỏ ra ân hận. Tôi vui vẻ chào ông bà ra về. Mới tờ mờ sáng hôm sau. Bà mẹ Hà dẫn Hà đến tận nhà tôi. Em chào tôi, và khép nép. Mẹ Hà tươi cười:

- Thưa thầy, theo lời thầy, tôi dẫn cháu để xin thầy cho cháu vào học. Tốt lắm, em phải đi học đi, bài nào thiếu thầy sẽ giảng lại cho.

Hà nhìn tôi, mắt tròn xoe, nước mắt bắt đầu rơm rớm. Rồi em bật lên tiếng: Thưa thầy, em có lỗi đã lấy trộm sắn của thầy.

Em sợ bố em đánh nên không dám nói thật. Em sợ thầy nên không dám vào lớp. Hà, sao con tệ thế!

Mẹ Hà vừa mắng con vừa nhìn tôi vẻ mặt như muốn cầu xin.

Khổ quá bây giờ tôi mới biết sự thể thế này. Gia đình tôi thật có lỗi với thầy quá ...

TRÚC LÂM (Theo BÙI VĂN SƠN) (Theo BÙI VĂN SƠN)

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 63 - 66)