Uy tín và chân lý

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 90 - 92)

II. NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ:

Uy tín và chân lý

Trong giờ toán, sau khi gọi một học sinh lên bảng chữa hai bài tập dễ, còn một bài khó, cả lớp chưa thấy có em nào làm được, tôi đành phải giải trên bảng.

Sau khi ghi được kết quả bài toán bằng chữ và thay số vào thì dưới lớp nổi lên nhiều tiếng xì xào, tôi ngừng viết, quay lại:

- Các em có ý kiến gì?

Không có em nào nói gì nhưng xem ra không khí lớp có điều không bình thường. Tôi chợt giật mình. Hay mình giải sai? Soát lại phần giải thấy đúng là có một chỗ giải sai. Nhưng chính lúc đó tôi cảm thấy mình phải bình tĩnh. Tôi chân thành nói:

- Các em có ý kiến, cứ mạnh dạn phát biểu. Lớp vẫn im lặng, nhưng rồi từ cuối lớp, Phượng mạnh dạn đứng lên:

- Thưa thầy, trên bảng em thấy có một chỗ... chưa đúng ạ.

Không khí lớp có vẻ sống động lên. Em nhìn lên bảng, em nhìn thầy, một số em ngoái cổ nhìn Phượng. Ở bàn đầu có mấy em chỉ tay lên bảng, tranh cãi nhau. Tôi lên tiếng:

Em Phượng, em cứ mạnh dạn chỉ rõ chỗ sai của thầy cho các bạn biết đi.

Được lời động viên, Phượng đã chỉ ra điểm nhầm lẫn của tôi. Hài lòng quá, tôi cười và công nhận: Bạn ấy đúng đấy các em ạ. Phượng đã phát hiện ra chỗ thầy nhầm lẫn, đồng thời lại mạnh dạn, tự tin đứng lên có ý kiến như thế là rất tốt.

Học sinh cười, lớp vui vẻ hẳn. Không một học sinh nào chê trách chỗ giải sai của tôi lúc này. Tôi chợt rút ra một bài học cho mình:

Bất kể trong trường hợp nào người thầy cũng cần thành thật với học sinh. Việc xảy ra rồi nếu tôi quanh co che đậy, thì không những tôi càng mất uy tín thêm trước các em mà vô tình để các em nhiễm một tính xấu về nhân cách.

TRÚC LÂM (Theo LÊ ĐÌNH YÊN) (Theo LÊ ĐÌNH YÊN)

Phạt

Học Sinh lớp tôi làm chủ nhiệm có nhiều em hay hút thuốc lá. Nhà trường cũng đã nhiều lần nhắc nhở và phê bình một số học sinh lớp tôi. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi vừa ngượng lại vừa bực. Vì thế, trong buổi sinh hoạt lớp, tôi bèn nêu ra một "lệ lớp" để

phạt (nhằm răn đe) là:

- Từ nay, nếu có học sinh nào vi phạm "tội" hút thuốc lá thì phải phạt 2.000 đồng. Tôi đắc chí trước biện pháp "đánh vào kinh tế" ấy và cử một nhóm cán bộ theo dõi. Kết quả là tuần đó số học sinh hút thuốc lá tại lớp đã giảm hẳn nhưng vẫn còn hai em vi phạm.

Vào giờ sinh hoạt, tôi nghiêm khắc "tỏ thái độ":

- Tuần qua, hai em Huy và Dũng vẫn còn hút thuốc. Tôi yêu cầu hai em nhắc lại nội quy và biện pháp "phạt" mà lớp đã đề ra.

Dũng và Huy đứng lên không nói gì cả. Tôi dằn giọng:

- “Sao lại đứng im thế" Huy lúng túng thưa:

Thưa, không được hút thuốc ạ! Phải phạt hai nghìn ạ!

Nói xong Huy và Dũng lặng lẽ lách qua hai bạn ngồi đầu bàn, đi lên bảng. Mỗi em

đều rút túi ra một tờ giấy bạc hai nghìn đặt lên bàn.

Thế là tôi bị rơi vào tình trạng khó xử. Tưởng nêu hình phạt để răn đe (nội quy trường không nêu biện pháp phạt như thế này...) "Cái khó nó bó cái khôn" tự nhiên trong óc tôi nảy ra cách giải quyết "tình huống" khó xử này. Nhìn xuống lớp tôi nói: Các em ạ, các chính là các em phải thấy nội quy đề ra là có ích cho các em, ngăn được nhiều tác hại do việc nghiện thuốc lá gây nên.

Ngừng một giây, tôi cầm hai tờ giấy bạc rồi giơ lên và nói tiếp:

- Các em đã nghiêm chỉnh nộp phạt. Còn số tiền phạt này, cô sẽ cho vào phong bì và.... gửi về gia đình từng em, để tiền của bố mẹ các em không còn được dùng vào việc mua thuốc nữa...

Thế là cả lớp hiểu ra vấn đề cùng cười lên vui vẻ: Dũng và Huy cũng không còn lầm lì nữa và tủm tỉm cười theo.

TRÚC LÂM

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)