Gia đình thứ ha

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 53 - 57)

I. NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC

Gia đình thứ ha

Hôm qua khi kết thúc cuộc họp với phụ huynh học sinh, tôi ngồi nán lại để cùng với các em cán bộ lớp thu dọn phòng họp và kiểm tra số giấy mời mà cha mẹ các em gửi lại. Cả thảy được 40 tờ, như thế, lớp chỉ vắng có một gia đình. Đối chiếu với danh sách, chúng tôi tìm ra vắng phu huynh của em Ngọc.

Tôi băn khoăn - sao bố mẹ em Ngọc lại vắng mặt? - Ngọc vốn là học sinh chăm chỉ và học khá, tính tình thì hiền lành, ít nói, chứđâu phải là học sinh yếu kém hay ngổ

ngáo mà sợ báo cho gia đình đi họp.

Tôi nhớ lại, trước đó mấy hôm, khi tổ chức cho các em viết giấy mời họp, tôi đã căn dặn kỹ càng: Đây là cuộc họp phụ huynh học sinh cuối học kỳ I nhà trường yêu cầu toàn bộ phụ huynh học sinh phải có mặt để nhận kết quả học tập của con em mình và bàn biện pháp phối hợp giáo dục trong học kỳ II.

Để đảm bảo cho lớp đạt được yêu cầu trên của nhà trường, tôi tuyên bố dứt khoát với các em là: Nếu bố mẹ em nào không đến họp thì tôi buộc phải đình chỉ học tập của em đó cho tới khi phụ huynh của em đó đến lớp.

Mới nói đến đó, một số học sinh đã nhao nhao lên:

Em thưa thầy, thế bố mẹ em ốm không đi được thì sao ạ? Có em lại nói nửa đùa nửa thật:

- Thưa thầy, anh chị em đến họp được chứạ? Tôi nghĩ ngay đến tình trạng có một số học sinh học kém, hoặc nghịch ngợm thường rất ngại mời bố mẹđi họp và tìm cách bịa ra lý do gì đó để báo cáo nhà trường, nên tôi đã chặn ngang:

Các em chú ý này, nếu bố mẹ em nào bận hoặc ốm thì thầy yêu cầu ký vào giấy mời và ghi hẹn sẽ tới gặp thầy vào ngày giờ nào trong tuần. Trường hợp nếu có bố mẹ

thì bố hoặc mẹđi họp chứ không thể là anh hay chị. Các em nhớ chưa?

Việc dặn dò hay quy định đã dứt khoát như vậy mà vẫn còn gia đình vắng mặt. Chắc có lý do, uẩn khúc gì đây? Tôi phân vân và trao đổi với mấy em cán bộ lớp:

- Nga này, em ở gần nhà Ngọc, em có biết lý do gì mà bố mẹ em Ngọc lại vắng mặt?

Thưa thầy em không thấy Ngọc nhắn gì cả.

Thế em có thấy Ngọc tâm sự gì về hoàn cảnh gia đình? - Tôi đắn đo, dò hỏi.

"Thưa thầy... hôm phát giấy mời, em thấy Ngọc có vẻ buồn và nói với em: "Mình không có bố mẹđểđi họp như các cậu đâu”.

- Bố mẹ cậu bận lắm à:

- Bố mẹ mình khác rồi...

Nghe Nga kể, tôi đoán chắc là Ngọc đang gặp cảnh ngộ éo le thế nào đây và tự nhủ

phải thận trọng chưa thể áp dụng biện pháp "kỷ luật ngừng học" đối với Ngọc được. Sáng hôm sau tôi định đến lớp sẽ công bố việc gia hạn đến họp đối với gia đình em Ngọc nhưng khi vào lớp thì trường lớp đã đứng lên báo cáo.

- Em thưa thầy, sĩ số 41, vắng bạn Ngọc, có mặt 40 ạ.

Tôi có cảm giác như bị hụt hẫng trước sự việc lại diễn ra không như dự định, nên vội hỏi:

- Ngọc có gửi giấy phép qua em nào trong lớp không?

Không có một tiếng trả lời, tôi càng trở nên bối rối. Quay về phía Nga tôi liền hỏi: Em Nga có biết lý do vì sao hôm nay Ngọc lại không đi học?

Nga đứng lên một lát rồi mới rụt rè nói: Thưa thầy, em không thấy bạn ấy nhờ xin phép nghỉ học. Hay là... bạn ấy sợ thầy mình chỉ học tập" vì bố mẹ không đi họp, nên không dám đến lớp, ... Câu nói của Nga cũng trùng với suy đoán của tôi. Tim tôi nhói

đau. Có phải mình quá nghiêm ngặt đến nỗi đưa Ngọc đến tình cảnh phải bỏ học? Vừa lúng túng, vừa ân hận tôi nhắc luôn Nga.

- Em Nga, hôm nay thầy nhờ em nhắn ngay cho Ngọc là: Thầy cho gia hạn một tuần, lúc nào bố mẹ Ngọc rảnh việc thì đến họp với thầy cũng được. Còn Ngọc thầy cho phép đi học bình thường.

Để cả lớp hiểu được cách giải quyết “nhân nhượng" này, tôi giải thích thêm với các em: - Với trường hợp em Ngọc, thầy cho rằng không phải là em không gửi giấy báo mời họp mà chắc là gia đình có chuyện gì đó thôi. Mong các em thông cảm.

Giải thích xong, tôi chuyển sang giảng bài mới.

Giờ học tuy diễn ra bình thường nhưng quả thật tôi thấy nó rời rạc hẳn đi. Trong

đầu tôi cứ gợn lên ý nghĩ về Ngọc, băn khoăn về điều mình chưa rõ và những diễn biến có thể xảy ra...

Trời đã tối. Đợt gió mùa Đông Bắc được dựđoán đã kẻo đến xô ngả nghiêng, xáo xác cây lá ngoài vườn. Gió lạnh dần, đánh phần phật như muốn hất tung tấm phên nứa che đầu hồi và mưa ào đến lộp bộp rơi trên mái lá ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi lưỡng lự, ngồi uống thêm chén nước rồi bật dậy khoác tấm ngông dắt xe đi.

Được em Nga cho biết địa chỉ, tôi liền đạp xe tìm đến nhà bố Ngọc, ông mới mở

quán bán thịt chó ở ngã tư khu vườn hoa. Vừa dừng xe trước quán tôi đã thấy một người đàn ông to béo đang từ trong quán bước ra. ông ta đi xiêu xiêu, tay lần vịn theo cánh cửa, đầu như cố về phía trước một cách nặng nhọc.

- ỜỜ - ông ta ú ớ.

Tôi lại cất tiếng hỏi to hơn: - Bác có phải là bác Ngọc.

- Phải... nhưng hết rồi, hết tất cả rồi chú ạ.

Tôi lưỡng lự chưa hiểu ý bác, liền nói tiếp: Tôi đến nói chuyện với bác về...

- Chuyện trò lai rai gì được? Rượu còn nhưng thịt hết cả rồi, chả là hôm nay mát trời mà chú...

Thì ra, ông nghĩ tôi là khách hàng! Tôi đành bình tĩnh chờ ông ta đi ra hiên hạ tấm phên che cửa hàng xuống. Sau đó, tôi mạnh dạn theo chân ông vào trong quán.

Tôi lại gần ông và ghé tai nói rõ từng tiếng một: - Tôi là giáo viên, thầy dạy của em Ngọc. Tôi đến gặp bác hỏi về tình hình Ngọc.

Nghe tôi tự giới thiệu, ông nhìn tôi, đôi mắt mở to đục ngầu vằn lên những tia máu

đỏ. Ông nói luôn nhưđể trút những giận dữ còn đang chứa chất trong lòng: Tôi đã bảo nó, lớn rồi, theo ai thì theo, dứt khoát, có vậy thôi.

Thực tình tôi chưa rõ ông định nói điều gì nên cứ đứng ngây ra nhìn ông. Ngừng một lát, ông nói tiếp luôn một mạch:

- Tôi, tôi đã bảo rồi, theo mẹ mày thì bảo, theo tao thì bảo. Mẹ nó... con mẹấy với tôi... còn gì nữa đâu? Ra tòa rồi? Chấm hết! ... Tôi đã bảo cái thằng Ngọc rằng: Mày theo tao cứ ra quán này... học hành mà làm cái... cái gì? ngày ngày cứ kiếm cho tao... một con chó. Một con chó cho tao thôi là đủ rồi... Nhưng nó không nghe ... nó theo mẹ

nó ... nó tiết cho chết. Mẹ nó, công nhân nghỉ hết việc, có khối đấy mà đòi ăn học... Hết tất cả rồi chú... thầy giáo ạ. Nói đến đây, đầu ông ngoặt xuống. Nhưng ông lại ngẩng lên được và như "bốc" theo hơi men ngấm trong cơ thể, ông lại vui vẻ ngay:

À mà quên, thầy uống với tôi một chén cho vui vẻ …

Ông đưa tay với luôn cổ chai rượu trắng để trên bàn. Tôi vội nắm lấy tay ông ngăn lại.

- ấy xin phép bác, bác để cho khi khác. Lúc này tôi đã hiểu ra rằng là "hết tất cả rồi".

Ông chẳng quan tâm gì đến học hành của Ngọc nữa. Tôi ngao ngán và chào ông, ra về.

Tôi gò người, nặng nề đạp xe. Gió Đông Bắc thổi ngược lại làm lạnh rát cả mặt. Mưa lất phất làm nhòe nhoẹt những ngọn đèn đường. Trước mắt tôi, vẫn thấy như có bóng người cha ấy loạng choạng trong cơn say... Cảnh ngộ của gia đình Ngọc làm tôi băn khoăn. Tôi chợt nghĩđến một phương án: Có lẽ từ nay cả lớp tôi sẽ phải là một gia

quyết định tìm ngay đến nhà Nga để hỏi đường tiếp tục đi tới nhà mẹ của Ngọc. Tôi gò người đạp xe đi trong gió ngược và mưa rơi...

TRÚC LÂM

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 53 - 57)