ỨNG XỬ SƯ PHẠM VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 33)

Ứng xử là một hiện tượng xã hội được nảy sinh trong các mối quan hệ giữa con người với con người, còn ứng xử sư phạm được giới hạn trong phạm vi giao tiếp giữa một số nhóm xã hội mà chủ yếu là những người làm công tác giáo dục với thế hệ trẻ. Mối quan hệ giao tiếp trong ứng xử giữa thầy và trò phản ánh một quá trình hoạt động tâm lý phức tạp và mang những đặc điểm sau đây: Trong ứng xử tồn tại hai chủ thể: Người giáo viên là chủ thể xử lý thông tin và học sinh là nguồn phát thông tin, tiếp nhận hệ thống kỹ thuật xử lý. Cả hai chủ thể này song song tồn tại trong suất hoạt

động ứng xử, trong môi trường giáo dục.

Đối tượng của hoạt động ứng xử trong trường hợp này không đơn thuần là tình huống sư phạm cần giải quyết mà còn bao gồm cả một nhân cách - chủ thể học sinh. Ta coi đây là một đối tượng kép bao gồm hệ thống các thông tin cần xử lý (phi vật chất) và con người với tất cả những gì phức tạp của hoạt động tâm lý. Khi giáo viên tác động tới đối tượng thì cũng là lúc họ thực hiện cách thức, biện pháp, thủ thuật tác

động tới tình huống sư phạm - sản phẩm từ nhân cách của học sinh. Mục đích chiếm lĩnh đối tượng của chủ thể xử lý chính là uốn nắn, điều chỉnh những biểu hiện nhân cách của học sinh, giúp các em có nhận thức đúng đắn hơn về mình và về các mối quan hệ xã hội. Động cơ thúc đẩy hoạt động ứng xử của người giáo viên chính là sự

tin tưởng vào khả năng tựđiều chỉnh của mỗi nhân cách học sinh, là lòng yêu thương

đối với thế hệ trẻ.

Trong mỗi tình huống ứng xử sư phạm, kết quả thu được của chủ thể xử lý là kinh nghiệm và nghệ thuật giáo dục, còn về phía đối tượng xử lý chính là mức độđạt được về nhận thức và hành vi trong sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)