Một học sinh cá biệt

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 57 - 59)

I. NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC

Một học sinh cá biệt

Dư luận nói nhiều về Ái. Đây là đứa trẻ bỏ học, chỉ chơi bời lêu lổng ăn cắp gà vịt và hoa quả của dân làng. Thậm chí ái còn chửi mẹ, đánh bà, định đốt nhà rồi bỏđi. Tệ

hơn nữa, vừa qua ái còn lấy phân trâu vẽ bậy lên các bản tin... Nghe nói xã định đưa ái vào một trại cải tạo nào đó... Từ ngày vềđây tôi hiểu sơ sơ về ái như thế. Nếu quả thật như vậy thì ái là đứa trẻ khó có thể giáo dục được.

Sau khi gặp đồng chí bí thư chi bộ xã, tôi biết những "tội" của ái vừa nêu ở trên là

đều có cả. Đồng chí bí thư cho biết thêm, đã một lần ái cầm dao đuổi con gái đi

đường... ? Sau một thời gian tìm hiểu, tôi biết ái sống trong một gia đình hoàn cảnh rất éo le. Bố mất từ khi em 4 tuổi, mẹ đi lấy chồng khác. Nhưng rồi chỉ được mấy năm, gia đình khó khăn không nuôi nổi. Ái lại về ở với bố dượng để bế em cho mẹ. Mẹ

thương ái nhưng chẳng dạy được con. Bố dượng thì coi ái còn tệ hơn người ở. Ngoài những lúc đi học, ái phải làm việc suất ngày: Bế em, nấu cơm, chăn trâu, lấy củi,... không kém gì người lớn. Mới 12 tuổi mà trông ái như một thanh niên hom hem gầy còm. Hoàn cảnh ấy khiến ái sinh ra cáu kỉnh, hư hỗn. Còn việc bỏ học là do năm đó, ái

đang học lớp 4, cả làng bị thiếu đói, gia đình không cho Ái đi học nữa , ...

Biết vậy, tôi rất thương Ái. Là con em ở vùng dân tộc ít người, nếu không tìm cách giáo dục, đưa Ái về với cuộc sống, thì bọn người xấu có thể tìm đến dụ dỗ, lôi kéo Ái

đi theo chúng. Nghĩ vậy, tôi đến trình bày với chi uỷ và chính quyền địa phương, đề

nghị cho tôi kết nghĩa đỡ đầu Ái, để giáo dục em. Được lãnh đạo địa phương đồng ý, tôi nhờ mấy em học sinh trước kia cùng học với Ái, rủ em đến trường chơi. Hôm ấy tôi nói chuyện với ái rất khuya. Em tỏ ra hối hận và hứa sẽ sửa chữa. Mấy ngày sau đó,

được gia đình nhất trí hoan nghênh, tôi nhận Ái vào học lớp tôi phụ trách. Tôi giúp em một số giấy bút, sách vở và cho em một chiếc chăn chiến tôi vẫn dùng để em đắp. Tôi

đưa Ái đến gặp cô Hiền, giáo viên chủ nhiệm lớp và nhờ cô giúp đỡ em học tập, rèn luyện. Hiền cũng là cô giáo mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên cô rất thông cảm và thương em. Cô giúp đỡ em chẳng khác gì như chị em trong nhà Thế rồi ái cố gắng dần dần, theo kịp các bạn bè trong lớp. Cuối năm học, em đã có một số môn đạt điểm khá và trở

thành một học sinh ngoan.

Một lần, xem vở Ái, tôi ngạc nhiên thấy tất cả nhãn vở, em đều chữa họ tên thành "Phan Đình Ái " chứ không phải là "Hoàng Đình Ái ". Ái lúng túng, vẻ sợ sệt. Tôi

động viên và nhẹ nhàng khêu gợi sau đó em bình tĩnh lại, trả lời:

- Thưa thầy, em muốn lấy theo họ khác ạ! Tôi nói: "Họ của em trong giấy khai sinh, học bạ cũđều như thế. Em lấy họ khác làm gì? Việc thay đổi họ, tên không thể tự

ý tùy tiện được đâu, em ạ?" Ái thành thật, khẩn khoản:

- Thưa thầy, khi học, em thấy anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai... lớn lên em cũng đi bộđội...

- Tôi lại nói một câu lơ lửng:

- Thôi được, chuyển đổi họ, tên sau này lớn hãy hay. Bây giờ em cứ cố gắng học tập thật tốt, thật ngoan đi đã!

Sau khi học hết cấp 2 , Ái ở nhà tham gia sản xuất trong hợp tác xã. Lúc này tôi cũng đã chuyển đi nơi khác, nhưng thỉnh thoảng vẫn gửi thư về cho trường, cho Ái. Năm 1966, Ái xung phong đi bộđội được vào Nam chiến đấu. Đầu năm 1973, tôi nhận

được tin của Phát, người cùng học và cùng chiến đấu với Ái ở chiến trường, hiện nay Phát đã trở về công tác ởđịa phương. Phát viết:

"…Thầy ạ, thầy còn nhớ ái không? "Phan Đình Ái , ấy ? Cách đây hơn một tháng, xã đã nhận được tin về Ái, Ái đạt danh hiệu "dũng sĩ" cấp ưu tú. Nhưng thầy ạ, khi chiến dịch sắp kết thúc, trong một trận chiến đấu ác liệt chống trả xe tăng địch Ái đã cùng đồng đội bắn cháy 3 chiếc, bắn bị thương 2 chiếc khác, chẳng may một quả pháo

địch đã rơi trúng hầm của ái... Xã đã tổ chức lễ truy điệu rất trọng thể cho Ái rồi, thầy

ạ ... !"

Đọc đến đây, tôi bất giác thất lên: "à ra thế Phan Đình Giót, Phan Đình Ái... cùng một dòng máu anh hùng của một dân tộc anh hùng? Hoàng Văn Ái, em đã thật sự

thành người có ích cho Tổ quốc. Em không phải là "của bỏ đi" và không bao giờ hổ

thẹn với quê hương và đồng bào dân tộc của em.

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 57 - 59)