Điều mừng của tô

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 66 - 68)

I. NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC

Điều mừng của tô

Nhà tôi ở Cách Chợ Chu chỉ một quãng đường. Hôm ấy, vào ngày phiên chợ, tôi

đang đứng ở cổng để đón mua gạo thì thấy em Thắng học sinh của lớp tôi chủ nhiệm

đeo một túi nải đi qua. Em chào cô ạ. Thắng đi chợđấy à?

- Vâng em mang tý gạo đi bán để lấy tiền mua chiếc áo phông trắng. Tiện thể, tôi nói luôn:

Thôi, để cô mua cho, em đỡ phải ra chợ. - Vâng ạ, cô mua giúp em ạ.

Tôi vào nhà lấy ra cái cân rồi móc vào túi nải, cân gạo.

Gạo của em được mười ký, cô trả em 25.000đ nhé (tôi đã trả theo giá cao nhất chợ).

Thắng nhìn tôi lưỡng lự như chưa muốn nhận bán cho cô giáo với giá cao ấy. Thấy vậy, tôi nói luôn với em:

Cô mua ở ngoài chợ cũng phải trả từng ấy tiền. Em cứ cầm cho cô Thắng ạ

Thắng đành bẽn lẽn đưa cả hai tay đón lấy số tiền tôi đưa cho em, mỉm cười chào tôi và rồi đi tiếp ra chợ.

Chuyện mua bán trên thật là đơn giản nếu như không có sự việc sau đây xảy ra với tôi hai tuần sau đó.

Hôm ấy, cũng vào ngày phiên chợ. Tôi đang ngồi chấm tập bài của học sinh thì có một bà bước vào chào tôi rồi nhanh nhẩu trình bày luôn:

- Cô giáo ạ tôi là mẹ cháu Thắng học lớp cô. Hôm nay tôi đi chợ phiên qua thăm cô giáo và tiện thể vào xin cô cho cháu tiền gạo bữa trước cháu để lại cho cô.

Nghe bà nói đến đây tôi giật nẩy mình, sững người. Sao lại có chuyện như thế được? Mặt tôi đỏ lên, nóng bừng bừng. Tại sao Thắng lại có thể trắng trợn đến như thế

với cô giáo của nó? Thật đáng hổ thẹn. Nhưng nói thẳng ra với mẹ Thắng lúc này cũng khó và không lợi... Bao nhiêu ý nghĩ dồn dập làm tôi rối trí chưa biết đối đáp ra sao, cuối cùng đành nói:

- Xin bác thông cảm, để tối nay, tôi tới nhà thưa chuyện với bác.

Có thể việc "khất nợ" của tôi làm bà chưa thực vui lòng, vì bà cần tiền đi chợ, nhưng chắc nể cô giáo của con nên bà đành chào tôi tất tưởi đi ra chợ. Tối hôm đó, với tâm trạng vừa bực bội vừa băn khoăn, tôi ăn qua quýt mấy bát cơm rồi thu xếp đi đến nhà Thắng,

mang sẵn trong túi 25.000 đồng. Vào nhà Thắng, bà mẹ ra đón tôi rất niềm nở…

Sau khi pha nước mời tôi bà nói chuyện về tình hình học tập và lao động của Thắng ở nhà. Tôi hơi sốt ruột nên "vào chuyện" luôn.

- Thưa bà, tối nay em Thắng đi vắng

- Không cô ạ, chắc cháu đang học ở nhà dưới, để tôi gọi cháu lên. Nói xong bà bước xuống bếp gọi to:

- Thắng ơi, cô giáo con đến thăm.

Khi thấy Thắng bước vào chào, tôi liền rút tập tiền từ trong túi ra, đặt nhẹ lên mặt bàn rồi chậm rãi nói. Mắt tôi hướng về phía Thắng:

- Tối nay tôi đến để xin thanh toán số tiền gạo hôm nọ mua của em. Vừa nói đến đây, tôi thấy Thắng giật mình hất hoảng:

- Ấy thưa cô, hôm nọ cô đã trả em đầy đủ cả rồi cơ mà.

Tôi nhìn về phía bà mẹ. Lúc này đến lượt bà lúng túng. Bà vội phân trần: Chết, khổ quá! Tôi cứ ngỡ cháu chưa nhận tiền.

Vì hôm cháu đi bán gạo về chỉ thấy khoe là bán được gạo cho cô giáo chủ nhiệm nhưng không thấy cháu mua áo mang về nên tôi cứ nghĩ là cháu chưa cầm tiền của cô giáo.

Bà cười ngượng ngập:

- Khổ thế! Tôi đoảng tính đoảng nết quá nên mới gây ra chuyện hiểu lầm. Với lại cũng tiện qua nhà nên sáng nay tôi mới hỏi cô.

Nghe mẹ nói, Thắng hiểu ra sự việc, vội đỡ lời:

- Thưa cô, đấy là lỗi tại em. Hôm bán gạo cho cô, em mang tiền ra chợ không may bị kẻ cắp lấy mất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về nhà, em ngại không dám nói thật với mẹ em.

Hôm qua, em đã tranh thủ vào rừng lấy măng bán đủ tiền mua áo rồi. Nghe Thắng trình bày, tôi thở phào nhẹ nhõm.

Thế là điều tôi lo nhất là có một học trò "lừa thầy"... Đã không xảy ra. Mẹ Thắng vui vẻ cầm tập tiền đưa cho tôi, tươi cười vẻ biết lỗi:

- Xin cô giáo thứ lỗi và cầm lại cho. Cô cư xử thế này, chúng tôi cảm phục lắm. Riêng tôi là một giáo viên, trong việc này tôi cảm thấy có thể rút ra một bài học quý giá: Bất cứ một trường hợp nào cũng phải biết bình tĩnh suy nghĩ và tìm-hiểu cặn kẽđể tránh những sai lầm đáng tiếc.

TRÚC LÂM

Một phần của tài liệu ỨNG xử sư PHẠM (Trang 66 - 68)