Quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị rủi ro (Trang 25 - 27)

Chương II Quản trị rủi ro

2.2. Quản trị rủi ro

Trong những năm 90, các hoạt động quản trị rủi ro tiếp tục phát triển. Quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vự hoàn thiện như kế toán và tài chính. Nhiệm vụ và chức năng cụ thể thay đổi nhiều đối với các nhà quản trị rủi ro, do ý nghĩa của các rủi ro cụ thể khác nhau về bản chất trong những tổ chức khác nhau. Ví dụ, những vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý có thể quan trọng nhất đối với nhà quản trị rủi ro của một bệnh viện lớn nhưng nó lại ít quan trọng hơn đối với một tổ chức dịch vụ tài chính, chẳng hạn như một tổ chức tín dụng cho vay tiền. Bỏ qua sự khác nhau giữa các tổ chức, quản trị rủi ro đã vượt xa nguồn gốc ban đầu của nó. Bởi vì

việc mua bảo hiểm tiếp tục đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết những trách nhiệm của nhà quản trị, nhưng tầm quan trọng trong hầu hết những trách nhiệm của nhà quản trị, nhưng tầm quan trọng của nó đang bị giảm đi. Hơn nữa, nguyên tác bảo hiểm đang bắt đầu hòa hợp với những họat động quản trị rủi ro khác của tổ chức, chẳng hạn như thiết kế an toàn, quản trị rủi ro hợp pháp, sự an toàn những hệ thống thông tin…

Bằng chứng về những thực hành quản trị rủi ro

Bằng chứng về những hoạt động quản trị rủi ro không rõ ràng. Trong khu vực tư nhân, những cuộc nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng một nhà quản trị rủi ro cả thời gian có liên quan đến qui mô của tổ chức. Các doanh nghiệp nhỏ ít sử dụng một nhà quản trị rủi ro cả thời gian hơn là các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, nghiên cứu này còn cho thấy nhiệm vụ của nhà quản trị rủi ro có khuynh hướng mở rộng hơn theo quy mô của tổ chức. So với nhà quản trị rủi ro của một doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà quản trị rủi ro, và đảm bảo lợi ích của người lao động. Những phát hiện này có thể được giải thích một cách dễ dàng. những nhà doanh nghiệp nhỏ không có khả năng cho thuê một nhà quản trị rủi ro làm việc toàn thời gian, trong khi đó những tổ chức lớn có thể đủ điều kiện để thực hiện điều này. Đây cũng là kết luận chung cho các lĩnh vực khác của chuyên môn hóa quản trị. Hơn nữa, các tổ chức lớn có khuynh hướng đảm nhận những hoạt động phức tạp hơn và có những nguồn lực để xem xét sự khác nhau trong sự lựa chọn quản trị rủi ro.

Bản chất của những hoạt động quản trị rủi ro

Nhiệm vụ của nhà quản trị rủi ro gồm: 1 Giúp tổ chức của họ nhận dạng rủi ro.

2. Thực hiện những chương trình ngăn chặn và kiểm soát tổn thất.

3. Xem lại các hợp đồng và những tài liên quan nhằm mục đích quản trị rủi ro

4. cung cấp việc huấn luyện và giáo dục những vấn đề liên quan đến an toàn lao động.

5. Đảm bảo tuân theo những yêu cầu của chính phủ, chẳng hạn như OHSA và bộ luật công dân Mỹ với những người tàn tật.

6. Sắp xếp những kế hoạch tài trợ phi bảo hiểm ( chẳng hạn: những chi nhánh tự bảo hiểm hay buộc bảo hiểm)

7. Quản trị các khiếu nại và làm việc với đại diện pháp lý khi có kiện tụng. 8. Thiết kế và phối hợp hình thành những chương trình phúc lợi công nhân

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị rủi ro (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w