Phân tích hiểm hoạ

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị rủi ro (Trang 44 - 46)

Phân tích tổn thất giúp phát hiện các hiểm hoạ cần được nghiên cứu kĩ hơn. Tuy nhiên, phân tích hiểm hoạ không thể chỉ giới hạn ở các yếu tố đã gây ra tai nạn, mà phải xác định cả các yếu tố có thể gây ra tai nạn theo kinh nghiệm của các tổ chức khác như các công ty bảo hiểm, các đơn vị của nhà nước…Càng ngày càng có

nhiều mối hiểm hoạ mới chưa gây tổn thất cho ai, được các nhà quản trị rủi ro phát hiện thông qua các thí nghiệm dưới các điều kiện kiểm soát được. Các hiểm hoạ trong sản phẩm mới, như các dược phẩm mới, cũng được phát hiện theo hiện theo cách này.

Một kỹ thuật tỏ ra ngày càng hữu dụng trong việc phân tích các nguyên nhân tai nạn là phương pháp truy lỗi. Kỹ thuật này có thể được dùng trong phân tích tổn thất để xác định các nguyên nhân của tổn thất thực sự hay trong phân tích sự mạo hiểm để xác định nguyên nhân và hậu quả tai nạn. Nó chỉ ra nguyên nhân có nhiều tai nạn, và có phải là tất cả hay chỉ cần một nguyên nhân phải có để tạo nên tai nạn. Từ đó cung cấp cơ sở để ngăn ngừa các tai nạn này.

Phương pháp thứ hai, gọi là chuỗi rủi ro, cung cấp một cấu trúc phân tích để xem xét mối quan hệ giữa mối hiểm hoạ và tổn thất-vì vậy nó được xem như là một công cụ phân tích hiểm hoạ và tổn thất. Phương pháp này xem xét các mối hiểm hoạ và môi trường, kết quả của sự tương tác, và hậu quả lâu dài của sự tương tác. Câu hởi ôn tập:

1. Giải thích quá trình nhận dạng rủi ro?

2. Sự khác nhau giữa phân tích hiểm họa và phân tích tổn thất?

3. Giải thích tại sao nhà quản trị rủi ro lại phải đo lường các nguy cơ rủi ro, hai đại lượng nào cần được đo lường và phương pháp đo lường mỗi đại lượng đó như thế nào?

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị rủi ro (Trang 44 - 46)